Người trầm cảm có tự kh-ỏi được không?

Mục lục [Ẩn]

 

“Người bị trầm cảm có tự khỏi được không?” - Đây là câu hỏi được nhiều bệnh nhân trầm cảm và người nhà họ thắc mắc. Nhiều người thường lầm tưởng rằng những người bị trầm cảm chỉ đơn thuần là thấy “buồn”, do đó họ cho rằng bệnh trầm cảm sẽ tự khỏi, người bệnh có thể vượt qua được. Vậy sự thật thì như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau để tìm hiểu nhé!

 

 Người trầm cảm có tự khỏi được không?

Người trầm cảm có tự khỏi được không?

 

Tìm hiểu chung về bệnh trầm cảm

   Trầm cảm (Depression) là một loại rối loạn tâm thần thường gặp, đặc trưng bởi cảm giác trống rỗng, buồn bã và mất hứng thú dai dẳng. Từ đó, người bệnh sẽ có những suy nghĩ và hành vi vô cùng tiêu cực.

Trầm cảm không chỉ đơn thuần là nỗi buồn hay chán nản. Điều khác biệt giữa trầm cảm với buồn bã đó là nỗi buồn chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn rồi sau đó kết thúc trong khi trầm cảm thì vẫn tiếp diễn trong thời gian dài.

Trong các loại trầm cảm, rối loạn trầm cảm nặng là loại trầm cảm phổ biến nhất. Các triệu chứng của rối loạn trầm cảm nặng là:

  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Cảm giác tuyệt vọng hoặc bi quan
  • Cảm giác tội lỗi, xấu hổ, vô dụng hoặc lòng tự trọng thấp
  • Cảm giác cáu kỉnh hoặc bồn chồn
  • Ăn quá nhiều hoặc chán ăn
  • Mất hứng thú với những hoạt động từng yêu thích
  • Cảm giác trống rỗng và buồn bã dai dẳng
  • Xu hướng tự làm hại bản thân hoặc có ý định tự sát

   Nếu bạn cảm thấy có ít nhất năm triệu chứng trên đây trong một khoảng thời gian kéo dài ít nhất hai tuần thì có khả năng bạn đang mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng.

 

Người trầm cảm có tự khỏi được không?

   Người trầm cảm có tự khỏi được không? Trên thực tế, có rất ít người bệnh trầm cảm có thể tự khỏi được. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bệnh nhân trầm cảm có sự suy giảm rõ rệt của nồng độ 2 hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin. Bệnh nhân không thể vui lên bằng những cách đơn giản như đọc sách, đi du lịch, nghe nhạc,... Tất cả các trường hợp trầm cảm đều cần được điều trị tích cực, kết hợp nhiều biện pháp.  Bệnh chỉ có khả năng tự khỏi khi mới bắt đầu ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng bệnh chưa quá phức tạp và người bệnh cần có tâm lý thật vững vàng để vượt qua. Lúc này, người bệnh cần áp dụng các phương pháp hỗ trợ tại nhà như:

  • Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Chủ động giao tiếp.
  • Thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực

   Ngược lại, trong trường hợp bệnh nhân không sử dụng bất kỳ phương pháp nào hoặc không có ý muốn điều trị bệnh trầm cảm sẽ khiến bệnh ngày càng nặng, thời gian điều trị sẽ bị kéo dài, ảnh hưởng đến một số bệnh khác trên cơ thể.

 

Điều gì xảy ra nếu bệnh trầm cảm không được điều trị?

   Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như sau:

Rối loạn giấc ngủ

   Người bệnh trầm cảm thường bị rối loạn giấc ngủ, như:

  • Mệt mỏi vào ban ngày.
  • Khó chịu và khó tập trung.
  • Khó ngủ, mất ngủ.
  • Khó ngủ lại sau khi tỉnh dậy vào ban đêm.
  • Thức dậy nhiều lần trong đêm.
  • 1 số người lại ngủ quá nhiều, ngủ mà không bao giờ cảm thấy là "đủ".

Suy giảm trí nhớ

   Người bị bệnh trầm cảm thường bị suy giảm trí nhớ, dễ quên, khó tập trung gây khó khăn trong sinh hoạt, học tập, hoặc có khả năng tăng nguy cơ mắc Alzheimer từ giai đoạn sớm.

Lạm dụng chất gây nghiện

   Đây là tình trạng thường gặp ở những người bị trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên và trung niên. Do mệt mỏi, căng thẳng kéo dài nên người bệnh trầm cảm thường có xu hướng sử dụng chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá,... vì các loại hợp chất này khiến họ thoải mái, hưng phấn tạm thời.

   Tuy nhiên, việc lạm dụng chất gây nghiện sẽ khiến cho quá trình điều trị trầm cảm trở nên khó khăn, tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Thu hẹp các mối quan hệ xã hội

   Những người bị trầm cảm có xu hướng tự cô lập, tự thu mình lại, ngại giao tiếp với người khác. Ngoài ra, cảm xúc của người bệnh trầm cảm dễ thay đổi thất thường, khó kiểm soát cảm xúc, dễ bị cáu gắt,... Điều này là nguyên nhân khiến họ tự làm đổ vỡ những mối quan hệ tốt đẹp xung quanh. 

Tự làm hại bản thân

   Ở mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bị trầm cảm có xu hướng muốn tự làm hại mình và người khác vì những suy nghĩ tiêu cực. Chính cảm xúc tiêu cực ấy thôi thúc họ tự gây thương tích, làm đau mình hoặc thậm chí còn muốn tự sát để kết thúc tất cả và giải thoát cho mình.

 

Một số bệnh nhân trầm cảm có xu hướng tự làm hại bản thân.

Một số bệnh nhân trầm cảm có xu hướng tự làm hại bản thân.

 

Làm thế nào để điều trị bệnh trầm cảm hiệu quả?

   Trầm cảm có thể chữa khỏi, tuy nhiên để quá trình điều trị mang lại kết quả tốt nhất, người bệnh cũng cần phải lưu ý một số điều sau đây:

Phát hiện bệnh và thăm khám càng sớm càng tốt

   Nếu thấy mình có dấu hiệu của bệnh trầm cảm, người bệnh nên tiến hành thăm khám càng sớm càng tốt. Việc phát hiện bệnh sớm sẽ góp phần quan trọng đối với quá trình cải thiện sức khỏe của người bệnh.

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

   Người bệnh cần phải kiên trì điều trị trong thời gian dài và kết hợp nhiều biện pháp khác nhau mới có thể cải thiện bệnh, thậm chí một số trường hợp cần thiết phải tiến hành nhập viện để theo dõi.

Các biện pháp cải thiện tại nhà

   Người bệnh nên thực hiện một số biện pháp sau để nhanh chóng đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh trầm cảm:

  • Học cách đối phó với căng thẳng: Người bệnh nên học cách đối diện với những khó khăn, nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực hơn và không nên phán xét vội vàng về một sự việc nào đó. Họ nên tìm tới sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý, thiền sư hoặc cha sứ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh: Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ giúp bệnh nhân có sức đề kháng tốt, đồng thời bổ sung các chất cần thiết cho não bộ, giảm nguy cơ trầm cảm. Theo các chuyên gia, bạn nên ăn đủ tất cả các nhóm chất, đặc biệt bổ sung nhiều rau xanh. Đồng thời, bạn nên hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp và chế biến sẵn.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao kết hợp tắm nắng: Người bệnh thường có xu hướng không muốn làm gì, không muốn tham gia bất kỳ hoạt động nào. Điều này khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Tốt nhất bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện các môn thể thao vừa sức.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Bệnh nhân nên cân bằng giữa công việc, học tập và thời gian nghỉ ngơi. Sau những giờ làm việc mệt mỏi, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, làm những hoạt động mà mình yêu thích như hội họa, ca hát, nhảy múa, đọc sách,....
  • Chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng:  Các hoạt động cộng đồng sẽ giúp bệnh nhân trầm cảm có cái nhìn mới về thế giới xung quanh, giảm thiểu sự cô lập và giúp xây dựng các mối quan hệ xã hội. 
  • Sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ. Với các thành phần tự nhiên như thảo dược, các loại acid amin, vitamin và khoáng chất, BoniBrain giúp làm tăng cường các hormone hạnh phúc như serotonindopamin, từ đó cải thiện tâm trạng, giảm các triệu chứng stress, căng thẳng, lo âu, buồn rầu, chán nản, giảm hứng thú, mất năng lượng, mệt mỏi, mất ngủ của bệnh nhân trầm cảm.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi “Người trầm cảm có tự khỏi được không?”. Để khắc phục hiệu quả căn bệnh này, bệnh nhân nên áp dụng các biện pháp trong nội dung bài viết trên nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi