Những thay đổi cảm xúc thường gặp ở bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

Mục lục [Ẩn]

 

    Tai biến mạch máu não (đột quỵ) xảy ra đột ngột, gây sốc và ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống của người bệnh. Hầu hết những người sau đột quỵ sẽ trải qua một số thay đổi cảm xúc và đa số là tiêu cực. Nếu không có phương pháp khắc phục, họ sẽ sớm phải đối mặt với rối loạn tâm thần mang tên trầm cảm sau tai biến mạch máu não

 

Người sau tai biến mạch máu não thường có những thay đổi gì trong cảm xúc?

Người sau tai biến mạch máu não thường có những thay đổi gì trong cảm xúc?

 

Tại sao bệnh nhân dễ thay đổi cảm xúc sau tai biến mạch máu não?

   Cơn tai biến mạch máu não (đột quỵ) xuất hiện đột ngột, dù bệnh nhân may mắn qua khỏi nhưng họ phải đối mặt với những thay đổi rất lớn trong cuộc đời mình.

   Tuy rằng, tình trạng của mỗi một bệnh nhân đột quỵ là không hoàn toàn giống nhau, nhưng nhìn chung, họ đều cảm thấy mình đã đánh mất cuộc sống bình thường trước đây. Lúc này, họ sẽ trải qua rất nhiều những kiểu cảm xúc như sốc, phủ nhận, tức giận, đau buồn, tội lỗi, tự ti, …

   Điều đáng nói là khi có những cảm xúc tiêu cực đó, đa số bệnh nhân đều không muốn thừa nhận nó, cố tỏ ra mình dũng cảm và vẫn ổn. Hoặc do đột quỵ mà người bệnh mất đi khả năng giao tiếp, gặp khó khăn trong việc nói cho người khác về những gì mình đang cảm nhận. Vì vậy, những người thân, người chăm sóc bệnh nhân có thể sẽ không dễ dàng nhận ra những thay đổi cảm xúc ở người bệnh.  

    Khi những cảm xúc đó không được giải quyết, nó sẽ dần dần tiến triển theo chiều hướng ngày càng xấu đi. Nghiên cứu chỉ ra rằng, có đến 30% bệnh nhân sau tai biến mạch máu não có dấu hiệu của trầm cảm. Điều này có nghĩa là, nếu một người thân của bạn vừa vượt qua cửa tử do tai biến mạch máu não và đang trong quá trình điều trị phục hồi, bạn cần quan tâm đến những thay đổi cảm xúc của họ, từ đó kịp thời giúp họ có phương pháp đối phó hiệu quả, tránh để chúng tiến triển thành trầm cảm, rối loạn lo âu... Và sau đây là những thay đổi thường gặp nhất.

 

Đau buồn và cảm thấy mất mát

   Người bệnh sau đột quỵ sẽ mất hoặc giảm khả năng vận động, tư duy, nói chuyện… Điều đó tạo ra sự thay đổi đột ngột rất lớn trong quá trình sinh hoạt, công việc, ở nhà, ở nơi làm việc, các mối quan hệ so với trước cơn tai biến. Lúc này, người bệnh dễ cảm thấy mất mát, đau buồn trước những sự thay đổi tiêu cực đó. 

 

Bệnh nhân sau tai biến mạch máu não dễ cảm thấy đau buồn và mất mát

Bệnh nhân sau tai biến mạch máu não dễ cảm thấy đau buồn và mất mát

 

Cảm thấy lo lắng nhiều hơn

Cảm giác lo lắng sau đột quỵ là điều rất bình thường. Khoảng 25% số người bị đột quỵ sẽ cảm thấy lo lắng trong vòng 5 năm đầu tiên.

Có nhiều điều khiến người bệnh lo lắng như:

  • Lo sợ cơn đột quỵ sẽ tái phát.
  • Sợ hãi khi phải tự mình đi lại.
  • Lo lắng về kinh tế khi mất hoặc giảm khả năng lao động, trong khi chi phí điều trị bệnh lớn.
  • Lo lắng sẽ bị người thân bỏ rơi, không chăm sóc, hoặc lo lắng mình trở thành gánh nặng cho người thân

    Sự lo lắng này có thể sẽ dần được giảm bớt theo thời gian. Nhưng cũng có không ít trường hợp, bệnh nhân cảm thấy lo mà không có lý do rõ ràng, dần dần tiến triển thành rối loạn lo âu với các triệu chứng khác như: Cảm thấy bồn chồn, sợ hãi, thậm chí là có cơn hoảng sợ, giảm khả năng tập trung, tim đập nhanh, run rẩy…

    Việc lo lắng thái quá khiến bệnh nhân khó ngủ, mệt mỏi và căng cơ, dễ cáu kỉnh hơn, thu mình lại và xa lánh mọi người.

 

Thất vọng

    Một trong những cảm xúc mà gần như tất cả những người sống sót sau đột quỵ phải đối mặt là sự thất vọng. Rất nhiều thứ thay đổi sau một cơn đột quỵ, và nhanh đến mức họ khó có thể chấp nhận được.

    Bạn cảm thấy thất vọng về:

  • Bạn không còn có thể làm được những gì bạn đã từng làm.
  • Không tự chăm sóc được bản thân, phải dựa dẫm vào người khác.
  • Làm mọi việc mất nhiều thời gian và trở nên khó khăn hơn trước đây.
  • Phải nằm một chỗ, không ra ngoài được nếu không có sự giúp đỡ của người khác.
  • Không thể diễn tả những gì bạn đang cảm thấy cho người khác.
  • Thường xuyên bị quên, giảm trí nhớ.

 

Trở nên dễ tức giận

    Bệnh nhân sau tai biến mạch máu não có thể sẽ dễ tức giận hơn sau khi bị đột quỵ. Tình trạng này có liên quan đến sự thay đổi trong não khiến họ khó kiểm soát cảm xúc của mình hơn. Nó cũng liên quan đến các cảm giác đau buồn, mất mát và thất vọng về cơn đột quỵ của họ. 

    Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó kiểm soát cảm xúc, dễ tức giận vô cớ hoặc bực bội, cáu kỉnh về những điều mà trước đây họ không mấy bận tâm. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phục hồi của họ và ảnh hưởng đến những người xung quanh, đặc biệt là những ai đang trực tiếp chăm sóc họ. 

 

Bệnh nhân dễ trở nên cáu kỉnh và tức giận hơn

Bệnh nhân dễ trở nên cáu kỉnh và tức giận hơn

 

   Nếu người thân, người chăm sóc không phát hiện những trên thì những cảm xúc tiêu cực đó sẽ tích tụ, dần dần khiến bệnh nhân lâm vào u uất, thậm chí là trầm cảm. Tình trạng đó được gọi là trầm cảm sau tai biến mạch máu não.

 

Nên làm gì trước sự thay đổi cảm xúc ở người sau tai biến mạch máu não?

    Nếu bạn là bệnh nhân vừa vượt qua một cơn đột quỵ và đang gặp phải những cảm xúc tiêu cực sau tai biến mạch máu não thì sau đây là những lời khuyên hữu ích dành cho bạn:

  • Hãy bộc lộ cảm xúc của mình ra ngoài: Nếu bạn cảm thấy lo lắng, thất vọng, tức giận… hãy bộc lộ nó ra, không nên kiềm chế cảm xúc của mình. Bởi càng kìm nén, bạn sẽ càng thấy tiêu cực hơn.
  • Chia sẻ với người khác: Có thể, chia sẻ với người khác về những gì mình đang cảm nhận là một điều khó khăn với bạn. Nhưng hãy mở lòng và nói ra để nhận được sự giúp đỡ từ những người đang rất quan tâm và lo lắng cho bạn.
  • Tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp như gặp chuyên gia tâm lý cũng như bác sĩ tâm thần có phương pháp điều trị thích hợp.
  • Dùng thêm BoniBrain để cơ thể tăng tiết hai hormone hạnh phúc là serotonin và dopamin. Điều đó sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu, buồn rầu, giúp tinh thần sảng khoái, hạnh phúc, tăng năng lượng.

   Trong trường hợp bạn là người đang chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não, chúng tôi đã biên soạn một bài viết hướng dẫn những lưu ý trong quá trình chăm sóc, hỗ trợ họ, bạn có thể tham khảo tại đây. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn và gia đình sức khỏe!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi