Trầm cảm, rối loạn lo âu ở người già: Cẩn trọng những hệ lụy nguy hiểm

Mục lục [Ẩn]

 

   Trầm cảm, rối loạn lo âu là những vấn đề tâm lý phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng trầm cảm, rối loạn lo âu là chuyện bình thường, giống như cảm xúc buồn vui hàng ngày. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu để các vấn đề tâm lý kéo dài, không được điều trị phù hợp sẽ để lại nhiều hệ lụy, đặc biệt là ở người cao tuổi.

 

Trầm cảm, rối loạn lo âu ở người già để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Trầm cảm, rối loạn lo âu ở người già để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

 

Hệ lụy trầm cảm ở người cao tuổi

Ảnh hưởng với cuộc sống của người cao tuổi

Ảnh hưởng đến các mối quan hệ của người bệnh

   Trầm cảm khiến người bệnh có xu hướng tự thu mình lại, tự cô lập bản thân. Rất nhiều bệnh nhân trầm cảm lớn tuổi đã chia sẻ với chúng tôi rằng họ không muốn nói chuyện với ai, chỉ muốn ngồi một chỗ, người khác hỏi cũng không muốn nói chuyện. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ của bệnh nhân với gia đình và xã hội. Xu hướng tự cô lập bản thân này cũng khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn, bởi việc điều trị các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu rất cần sự đồng hành của những người xung quanh.

   Ở bệnh nhân rối loạn lo âu, các mối quan hệ cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự lo lắng, căng thẳng quá mức của bệnh nhân. Điều này khiến những người xung quanh cho rằng đây là sự “trái tính trái nết” ở người già, không muốn tâm sự và chia sẻ cùng họ, khiến họ trở nên cô đơn, lạc lõng.

Lạm dụng chất gây nghiện

    Người bị trầm cảm, rối loạn lo âu rất dễ bị lạm dụng các chất gây nghiện nhằm xoa dịu các cảm xúc tiêu cực, cải thiện tâm trạng hay đơn giản chỉ là để ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, các chất gây nghiện chỉ có tác dụng tạm thời, khi dừng sử dụng, các triệu chứng sẽ quay lại, thậm chí mạnh mẽ hơn. Việc lạm dụng chất gây nghiện cũng ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội của bệnh nhân, khiến họ dễ bị cô lập với những người xung quanh.

   Lạm dụng chất gây nghiện sẽ làm tăng nguy cơ tự tử ở những bệnh nhân trầm cảm. Theo một nghiên cứu dài hạn năm 2013, tỷ lệ cố gắng tự tử ở những người lạm dụng chất gây nghiện do trầm cảm cao  gấp 3 lần so với những người chỉ bị trầm cảm.

Trầm cảm ở người cao tuổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

   Ngoài những tác động tinh thần, trầm cảm nếu không được khám chữa cẩn thận có thể dần gây những hệ quả tiêu cực đến sức khỏe cơ thể. Cụ thể như sau:

Các cơn đau

   Người già bị trầm cảm thường bị đau nhức khắp cơ thể như đau đầu, đau tay chân hoặc đau lưng. Ví dụ: Một nghiên cứu cho thấy những người bị trầm cảm có nguy cơ bị đau lưng cao hơn 60% so với những người không bị trầm cảm.

   Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó  một nghiên cứu năm 2015 cho thấy những người bị trầm cảm có ngưỡng chịu đau thấp hơn so với những người không bị trầm cảm.

Bệnh lý tim mạch

   Người già bị trầm cảm và rối loạn lo âu có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao. Cụ thể, trầm cảm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch lên tới 64%, theo Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ. Một nghiên cứu lớn trên Tạp chí Y khoa Anh Quốc (BMJ Open) cho thấy người lớn từ 40 đến 80 tuổi bị trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch liên quan đến xơ vữa động mạch cao hơn.

   Các rối loạn tâm thần không chỉ là yếu tố góp phần dẫn đến các bệnh lý tim mạch mà còn khiến tình trạng bệnh của bệnh nhân trở nên nghiêm trọng hơn. Theo nghiên cứu trên Tạp chí BMC Psychiatry, trầm cảm đặc biệt nguy hiểm với người lớn tuổi bị động mạch vành, khiến tiên lượng bệnh của những bệnh nhân này xấu đi đáng kể.

   Ngược lại, theo báo cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khoảng 20% bệnh nhân tim mạch bị trầm cảm nặng.

 

 Các vấn đề tâm lý làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi.

Các vấn đề tâm lý làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi.

 

Bệnh tiểu đường

   Hiện nay, ở cả Việt Nam và toàn thế giới, tỉ lệ người dân mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng mạnh. Trong đó, trầm cảm cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh tiểu đường. Cụ thể, theo một nghiên cứu trên Tạp chí Diabetes Care, trầm cảm làm tăng 60% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. 

   Ngược lại, người bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 2 - 3 lần so với những người không mắc bệnh tiểu đường, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Nguy cơ này sẽ càng tăng lên nếu người bệnh có biến chứng tiểu đường,

Bệnh lý hô hấp

   Trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi có thể khiến các bệnh lý đường hô hấp trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Cụ thể, sự căng thẳng (thường gặp ở các đối tượng bệnh nhân trầm cảm và rối loạn lo âu) là một tác nhân kích hoạt COPD. Khi cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, bệnh nhân thường có xu hướng thở nhanh và dồn dập hơn, điều này làm tăng triệu chứng khó thở. Khi cảm thấy khó thở hơn, bệnh nhân lại càng cảm thấy lo lắng, chu kỳ này cứ tiếp diễn và trở thành vòng xoắn bệnh lý.

   Theo nghiên cứu, trầm cảm khiến tiên lượng bệnh của bệnh nhân COPD xấu hơn, làm trầm trọng thêm các triệu chứng, thậm chí là có thể gây tử vong.

Ảnh hưởng đến trí nhớ

   Nghiên cứu cho thấy, các bệnh nhân trầm cảm thường phàn nàn rằng trí nhớ của họ bị giảm sút. Cụ thể, bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến các loại trí nhớ sau:

  • Trí nhớ làm việc: Trong một nghiên cứu trên Tạp chí Tâm thần kinh nhận thức năm 2005, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các bệnh nhân trầm cảm có biểu hiện suy giảm trí nhớ làm việc, như khả năng ghi nhớ các hình ảnh và không gian trong trong thời gian ngắn.
  • Trí nhớ dài hạn: Một đánh giá nghiên cứu năm 2019 đã cho thấy trầm cảm có khả năng ảnh hưởng đến trí nhớ dài hạn của một người, kể cả khi các triệu chứng trầm cảm khác đã thuyên giảm.
  • Trí nhớ tự thuật (Là trí nhớ về những trải nghiệm cuộc sống của chính bạn): Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân trầm cảm nặng hoặc mắc các rối loạn tâm thần khác thường bị suy giảm trí nhớ về quá khứ. Họ chỉ tập trung vào những ký ức tiêu cực hoặc xem những ký ức trong quá khứ với một cái nhìn tiêu cực.

   Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, so với những người trẻ tuổi bị trầm cảm thì những người lớn tuổi gặp các triệu chứng suy giảm trí nhớ nghiêm trọng hơn.

Rối loạn thần kinh thực vật

   Một nghiên cứu năm 2015 trên Tạp chí của Hiệp hội Sinh lý học Bangladesh đã chỉ ra rằng, bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm nặng (kể cả đã dùng thuốc hoặc chưa dùng thuốc chống trầm cảm) đều có nguy cơ bị rối loạn thần kinh thực vật do làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm. Việc điều trị bằng thuốc chống trầm cảm không có tác dụng với rối loạn thần kinh thực vật.

   Một nghiên cứu khác năm 2020 của Tạp chí Giáo dục và nâng cao sức khỏe cũng có kết luận tương tự. Theo đó, trầm cảm dẫn gây mất cân bằng hệ thần kinh thực vật theo hướng làm tăng trương lực giao cảm.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

   Một nghiên cứu so sánh năm 2002 đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các rối loạn tiêu hóa (như  buồn nôn, ợ chua, tiêu chảy và táo bón) với rối loạn lo âu và trầm cảm. Một nghiên cứu khác năm 2012 cũng đã chỉ ra mối tương quan giữa rối loạn lo âu, trầm cảm và các rối loạn tiêu hóa. Trầm cảm và rối loạn lo âu cũng có thể làm trầm trọng hơn các bệnh lý tiêu hóa, như:

Tăng nguy cơ tự tử ở người cao tuổi

   Người lớn tuổi bị trầm cảm thường gặp các bất ổn về tinh thần và thể chất như trên. Điều này khiến những người bệnh cho rằng mình là kẻ vô dụng, không làm nên trò trống gì. Họ luôn nghĩ mình đã làm hỏng mọi việc, trở thành gánh nặng cho gia đình xã hội. Điều này có thể thôi thúc họ có ý định hoặc hành vi tự tử. Tỷ lệ tự tử ở những người từ 80 - 84 tuổi cao gấp đôi so với dân số chung.

 

Người lớn tuổi bị trầm cảm phải làm thế nào?

   Trầm cảm ở người lớn tuổi để lại rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Do đó, người thân xung quanh cần quan tâm, chú ý đến các dấu hiệu bất thường của bệnh như chán nản, ăn uống thất thường, không muốn giao tiếp, hay than đau chỗ này, nhức chỗ kia,... Nếu thấy các dấu hiệu trên, người thân và gia đình nên đưa bệnh nhân đi khám để được chẩn đoán và điều trị.

 

Người thân trong gia đình nên quan tâm, chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Người thân trong gia đình nên quan tâm, chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo bệnh.

 

Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị trầm cảm như:

  • Trị liệu tâm lý.
  • Điều trị bằng thuốc.
  • Liệu pháp sốc điện.
  • ….

   Bên cạnh các biện pháp điều trị, bệnh nhân cũng cần phải thay đổi một lối sống lành mạnh như ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thao thường xuyên,.... Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên áp dụng các biện pháp làm giảm căng thẳng như tập thiền, yoga, chánh niệm,... và sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ. Với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên như thảo dược, acid amin, vitamin và dưỡng chất, BoniBrain giúp tăng cường hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, cải thiện các triệu chứng trầm cảm và rối loạn lo âu như căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, buồn bã, chán nản.... BoniBrain hoàn toàn an toàn và không gây tác dụng phụ nhờ các thành phần từ tự nhiên.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Trầm cảm và rối loạn lo âu ở người già để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Do đó, người thân và gia đình cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo các rối loạn tâm thần này, từ đó có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho bệnh nhân. Nếu còn bất kỳ điều gì cần được tư vấn, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi