Điều trị rối loạn lo âu như thế nào? Đâu là phương pháp tối ưu?

Mục lục [Ẩn]

 

     Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về các phương pháp điều trị rối loạn lo âu. Không chỉ là các cách đó được thực hiện như thế nào mà chúng tôi còn chỉ ra ưu, nhược điểm và những lưu ý khi áp dụng… Cùng theo dõi ngay nhé!

 

Điều trị rối loạn lo âu như thế nào?

Điều trị rối loạn lo âu như thế nào?

 

Tổng quan về chứng rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là gì?

    Rối loạn lo âu là tình trạng sợ hãi, lo lắng quá mức không rõ nguyên nhân, không thể giải thích được, xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của người bệnh.

    Với tất cả chúng ta, đôi khi căng thẳng là một phần bình thường của cuộc sống. Nhiều người lo lắng về những vấn đề như sức khỏe, tiền bạc hoặc các mối quan hệ trong gia đình.

    Nhưng rối loạn lo âu không chỉ liên quan đến sự lo lắng hay sợ hãi tạm thời. Người bệnh thường sẽ không kiểm soát được nỗi sợ của mình. Sự lo lắng của họ kéo dài, không thể biến mất và dần trở nên tồi tệ hơn. Các triệu chứng sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm việc, học tập và việc duy trì các mối quan hệ của người bệnh.

 

Có những loại rối loạn lo âu nào?

     Có nhiều dạng rối loạn lo âu khác nhau. Theo tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn tâm thần DSM-5 thì nó được chia thành các chứng như sau:

  • Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder-GAD)
  • Rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh sợ xã hội - social anxiety disorder)
  • Rối loạn hoảng sợ (Panic Disorder)
  • Rối loạn lo âu chia tách (Separation Anxiety Disorder)
  • Chứng câm chọn lọc (Selective Mutism) (rất hiếm gặp)
  • Ám ảnh sợ chuyên biệt (Specific Phobia)
  • Ám ảnh sợ khoảng trống (Agoraphobia)

   Nhưng dựa trên triệu chứng thì rối loạn lo âu lại được chia thành:

  • Rối loạn lo âu lan tỏa
  • Rối loạn lo âu xã hội
  • Rối loạn hoảng sợ
  • Rối loạn liên quan đến ám ảnh. Loại này lại được chia thành nhiều loại ám ảnh khác nhau như: ám ảnh sợ khoảng trống, rối loạn lo âu chia ly, ám ảnh sợ cụ thể.

 

Rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu xã hội

 

Nguyên nhân rối loạn lo âu

    Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây rối loạn lo âu. Nhưng họ đã chỉ ra rằng, sự kết hợp của các yếu tố sau đây đóng vai trò lớn trong việc hình thành bệnh:

  • Căng thẳng kéo dài: Khi một người thường xuyên bị căng thẳng trong thời gian dài thì nó sẽ ảnh hưởng đến nồng độ các hormon có khả năng kiểm soát tâm trạng của họ. Dần dần nó sẽ phát triển thành rối loạn lo âu.
  • Các yếu tố môi trường. Việc trải qua một chấn thương, cú sốc hoặc ký ức tồi tệ (bị lạm dụng, bóc lột, bạo hành…) có thể phát triển chứng rối loạn lo âu trong tương lai.
  • Di truyền: Rối loạn lo âu có xu hướng di truyền trong gia đình.

   Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Những nguyên nhân nào khiến người cao tuổi bị rối loạn lo âu, trầm cảm?

 

Các phương pháp điều trị rối loạn lo âu

    Rối loạn lo âu được điều trị bằng thuốc, liệu pháp tâm lý, các phương pháp hỗ trợ khác hoặc kết hợp cả ba.

Dùng thuốc trong điều trị rối loạn lo âu

    Các thuốc thường được dùng trong điều trị rối loạn lo âu là:

  • Thuốc chống lo âu, an thần như như benzodiazepin. Các thuốc này giúp cải thiện tình trạng lo lắng, căng thẳng và trạng thái hoảng loạn. Chúng có tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng. Bởi khi dùng lâu dài, bạn sẽ gặp tình trạng nhờn (thuốc kém hiệu quả dần theo thời gian) và lệ thuộc, hay còn gọi là nghiện thuốc.
  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm cũng được dùng để cải thiện tình trạng rối loạn lo âu. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể phải mất 1 thời gian để phát huy tác dụng, từ đó giảm bớt mức độ căng thẳng và lo lắng cho bạn.
  • Thuốc chẹn beta: Thuốc này thường được sử dụng cho bệnh cao huyết áp. Nhưng chúng có thể giúp giảm một số triệu chứng thực thể của chứng rối loạn lo âu. Ví dụ như làm giảm nhịp tim nhanh, run và hồi hộp, đánh trống ngực.

    Đặc điểm chung của các thuốc trên là gây ra nhiều tác dụng phụ. Chúng đều chỉ được sử dụng khi được bác sĩ kê đơn. Ngay cả khi có ý định ngừng thuốc, bạn cũng cần xin ý kiến của bác sĩ. 

 

Cần cẩn trọng khi dùng thuốc rối loạn lo âu

Cần cẩn trọng khi dùng thuốc rối loạn lo âu

 

Tâm lý trị liệu điều trị rối loạn lo âu

    Tâm lý trị liệu sẽ giúp người bệnh đối phó với phản ứng cảm xúc, sự lo lắng, bất an, căng thẳng của họ. Các chuyên gia tâm lý sẽ áp dụng:

  • Liệu pháp hành vi nhận thức hành vi (CBT): Đây là loại trị liệu tâm lý phổ biến nhất được áp dụng đối với chứng rối loạn lo âu. Cơ sở của liệu pháp này đó là “Cảm xúc luôn song hành với tư duy – cách bạn suy nghĩ”. CBT giúp bạn nhận ra những tư duy sai lệch dẫn đến cảm giác lo âu, căng thẳng thái quá và dạy bạn cách để thay đổi chúng. Nó giúp bạn thay đổi suy nghĩ, thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực, có cái nhìn tích cực. Từ đó cảm xúc của bạn cũng sẽ trở nên vui vẻ, giảm lo lắng, căng thẳng.
  • Liệu pháp tiếp xúc: Liệu pháp này tập trung vào việc đối phó với những nỗi sợ hãi đằng sau chứng rối loạn lo âu. Nó thúc đẩy người bệnh tham gia vào các hoạt động hoặc tình huống mà họ có thể đã tránh né trước đó.

    Tâm lý trị liệu rất an toàn, mang lại hiệu quả lâu dài và không gây tác dụng phụ. Nó luôn được ưu tiên thực hiện trong điều trị rối loạn lo âu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên dùng thêm BoniBrain của Mỹ để kích thích cơ thể tăng tiết hai loại hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin. Hai hormon này sẽ giúp người dùng thư giãn, bình tĩnh hơn, cảm thấy lạc quan, giảm lo lắng, căng thẳng, từ đó bệnh được cải thiện hiệu quả.

 

Liệu pháp CBT được dùng trong điều trị rối loạn lo âu

Liệu pháp CBT được dùng trong điều trị rối loạn lo âu

   Xin mời bạn theo dõi bài viết: Có chữa dứt điểm rối loạn lo âu được không?

 

10 lời khuyên giúp cải thiện chứng rối loạn lo âu hiệu quả

Để cải thiện chứng rối loạn lo âu, bạn nên:

Tăng cường vận động

    Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe tinh thần của bạn. Nó giúp cơ thể tăng tiết hormon hạnh phúc serotonin, nồng độ chất dẫn truyền thần kinh gamma-aminobutyric acid (GABA).

    Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sự tập trung và sức mạnh ý chí, có thể giúp giảm một số triệu chứng lo âu.

 

Tránh xa rượu bia

    Người rối loạn lo âu thường tìm đến rượu vì nó có thể khiến họ tạm thời quên đi sự lo lắng. Vậy nhưng, việc uống rượu có thể cản trở sự cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh và khiến tình trạng rối loạn lo âu trở nên trầm trọng hơn.

 

Bỏ thuốc lá

    Những người nghiện thuốc lá thường sẽ hút 1 điếu thuốc mỗi khi căng thẳng. Tuy nhiên, theo thời gian, hút thuốc sẽ làm trầm trọng chứng rối loạn lo âu. Có nhiều cách khác nhau để bỏ thuốc. Nhưng để đơn giản nhất thì bạn hãy dùng nước súc miệng giúp bỏ thuốc lá Boni-Smok.

 

Người mắc rối loạn lo âu cần bỏ thuốc lá

Người mắc rối loạn lo âu cần bỏ thuốc lá

 

Hạn chế tối đa việc tiêu thụ cafein từ cà phê, chè, nước tăng lực…

    Caffeine gây căng thẳng và bồn chồn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chất này có thể làm trầm trọng thêm chứng rối loạn lo âu. Thậm chí, nó có thể gây cơn hoảng loạn ở những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ.

    Một số người mắc chứng rối loạn lo âu, khi kiêng thực phẩm chứa caffein thì họ đã cải thiện đáng kể được tình trạng lo lắng.

 

Sử dụng các biện pháp giúp ngủ ngon giấc mỗi đêm

    Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của con người. Vì vậy, với chứng rối loạn lo âu thì việc có thể ngủ ngon mỗi đêm là điều rất tuyệt vời và cần thiết. Bạn hãy thực hiện các biện pháp như:

  • Không dùng điện thoại trước khi đi ngủ.
  • Không xem tivi khi nằm trên giường.
  • Chỉ đi ngủ khi cảm thấy buồn ngủ, đừng cố ép mình vào giấc ngủ vì như thế có thể gây tác dụng ngược.
  • Không uống cà phê, ăn no hoặc hút thuốc trước khi đi ngủ.
  • Giữ cho phòng ngủ của bạn đủ tối, yên tĩnh, thoáng đãng và mát mẻ.
  • Viết ra những lo lắng của bạn vào nhật ký và quên chúng đi trước khi ngủ.

 

Tập thiền

    Tập thiền sẽ giúp bạn giảm lo lắng và trở nên bình tĩnh hơn.

 

Có chế độ ăn uống khoa học

   Hãy uống đủ nước, bổ sung đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein và lipid. Đồng thời, bạn nên tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bệnh cạnh đó, bạn cũng cần tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có gas.

   Xin mời bạn theo dõi bài viết: 10 thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress.

 

Tập thở sâu

    Thở nông và nhanh có liên quan chặt chẽ đến sự lo lắng. Lo lắng thường khiến người bệnh thở nông. Thở nông lại dẫn đến nhịp tim nhanh, chóng mặt, choáng váng, căng thẳng, thậm chí là 1 cơn hoảng loạn. Trong khi đó, quá trình tập hít thở sâu, đều và chậm sẽ giúp người bệnh khôi phục kiểu thở bình thường và giảm lo lắng.

 

Người bị rối loạn lo âu nên tập thở sâu

Người bị rối loạn lo âu nên tập thở sâu

 

Sử dụng liệu pháp hương thơm

    Mùi hương nhẹ nhàng, thơm dịu sẽ giúp thư giãn tinh thần, cải thiện tâm trạng và giấc ngủ. Điều đó sẽ hỗ trợ giảm lo lắng, căng thẳng ở người mắc chứng rối loạn lo âu hiệu quả.

   Một số gợi ý tốt cho bạn là hương hoa bưởi, hương ngọc lan tây, tinh dầu oải hương… Bạn có thể dùng đèn xông tinh dầu, cho vào bồn nước ấm, hoặc hít trực tiếp.

 

Uống trà hoa cúc

   Trà hoa cúc có thể làm dịu các dây thần kinh bị căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ.

    Một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dược được thực hiện năm 2014 cho thấy hoa cúc cũng có thể giúp cải thiện chứng rối loạn lo âu lan tỏa hiệu quả. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy chiết xuất hoa cúc giúp an thần và dễ ngủ, ngủ ngon hơn.

   Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Điều trị rối loạn lo âu trong bao lâu?

   Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn biết đến các phương pháp điều trị rối loạn lo âu và đưa ra 10 lời khuyên hữu ích giúp bệnh cải thiện tốt hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi