Kiệt sức, trầm cảm vì phong trào “Flex” bủa vây

Mục lục [Ẩn]

 

    Trong khi nhiều người đang hòa mình vào phong trào “Flex” rất thịnh hành hiện nay, thậm chí là có những người “flex đến hơi thở cuối cùng” thì lại có không ít cá nhân đang bị kiệt sức, thậm chí là lâm vào trầm cảm vì bị flex bủa vây.

 

Kiệt sức, trầm cảm vì phong trào “Flex” bủa vây

Kiệt sức, trầm cảm vì phong trào “Flex” bủa vây

 

Phong trào Flex tràn lan trên không gian ảo

    Thường xuyên thấy bạn bè "flex" lương tháng nghìn USD, Trung Hiếu, 24 tuổi, phải dùng thuốc điều trị tâm lý vì áp lực đồng trang lứa và thấy bản thân kém cỏi.

    Flex xuất phát từ từ lóng của tiếng Anh, chỉ sự phô diễn cơ bắp và sức mạnh của bản thân. Sau đó, từ này được nhiều rapper sử dụng trong các sản phẩm của mình để chỉ hành động khoe khoang quá đà, gây khó chịu cho những người xung quanh. Các nội dung Flex thường được thể hiện là: Khoe xe sang, mặc quần áo hàng hiệu, check in sang chảnh, chụp ảnh cùng nhiều người nổi tiếng, có công việc đáng mơ ước với thu nhập cao, thành tích học tập tốt…

    Trung Hiếu cho biết: “Sau những giờ làm việc căng thẳng, em thường lên mạng xã hội để giải trí. Vậy nhưng, thời gian gần đây, bạn bè em thường xuyên đăng tải trên trang cá nhân khoe mua nhà Hà Nội, khoe xe mới, đi du lịch nước ngoài, mỗi ngày chỉ làm một vài tiếng mà thu nhập lên đến vài nghìn đô mỗi tháng… khiến em vô cùng áp lực”.

    Em Nguyễn Phương Anh, 18 tuổi, vừa trải qua kỳ thi THPT cho biết: “Điểm trung bình các môn của em là 8,3 điểm. Em khá hài lòng với kết quả này vì nó tương xứng với học lực của mình. Vậy nhưng, từ khi công bố điểm, em lên các hội nhóm, thấy các bạn khoe được 27-28 điểm, có chứng chỉ ielts, đạt giải cấp quốc gia, giải quốc tế… khiến em cảm thấy vô cùng áp lực. Lúc này, em tự trách bản thân đã không cố gắng hơn, điểm như vậy mà đã tự hài lòng, sau này sẽ không bằng ai, mọi người điểm đều cao thì điểm của em không đủ để vào trường đại học tốt mất”.

 

Áp lực khi phong trào flex bủa vây

Áp lực khi phong trào flex bủa vây

 

    Trung Hiếu và Phương Anh cũng như nhiều bạn trẻ khác đang chịu áp lực từ phong trào flex. Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện trào lưu Flex thu hút nhiều người quan tâm, đu trend, thậm chí là có nhóm có tên “Flex đến hơi thở cuối cùng” với hơn 1 triệu người tham gia. Mỗi bài đăng trong nhóm đạt hàng chục nghìn lượt thích và bình luận.

    Dần dần, khoe khoang thành tích của bản thân trở thành xu hướng dễ bắt gặp trên bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào, thậm chí là ngay cả ngoài đời thật. Có thể  một số người cảm thấy thú vị, có động lực để phấn đấu. Vậy nhưng, rất nhiều người khác bị áp lực, tổn thương tâm lý, thậm chí là trầm cảm.

 

“Flex” mọi nơi khiến nhiều người kiệt sức, tổn thương tâm lý

   Từ khi trend “flex” xảy ra, mọi người bắt đầu khoe nhiều hơn về công việc, cuộc sống của mình. Nó không chỉ nằm trong group “Flex đến hơi thở cuối cùng nữa” mà phong trào này đã tràn lan ra tất cả các phương tiện, thậm chí là ngoài đời thực.

    Trào lưu Flex được cho là do công nghệ thúc đẩy nhu cầu giao lưu trên không gian mạng. Trào lưu này được hưởng ứng do giới trẻ ngày càng giỏi hơn, có nhu cầu được thừa nhận và không ngại chứng tỏ bản thân. Nhiều chuyên gia cho rằng, khoe thành tích cá nhân có thể truyền cảm hứng và động lực phát triển cho người khác, song cũng đi kèm mặt trái, người dùng cần hưởng ứng đúng chừng mực, có điểm dừng.

    Nếu xu hướng này đi quá xa, người người đều có xu hướng khoe những gì tốt đẹp của mình, từ việc sở hữu bao nhiêu tiền trong thẻ ngân hàng, lên chức, có bao nhiêu nhân viên làm dưới trướng của họ, nhận những giải thưởng gì, còn những khó khăn, mệt mỏi, vất vả hay thất bại thì họ lại giấu đi. Điều đó khiến người dùng mạng xã hội hiểu sai về thế giới thực. Nghĩ rằng, ai ai cũng đều đang tốt đẹp, giỏi giang, thành đạt,  chỉ có riêng mình là kém cỏi, thất bại và vô dụng, dẫn đến tự ti, thậm chí là trầm cảm.

 

Nhiều người có nguy cơ trầm cảm trước phong trào flex

Nhiều người có nguy cơ trầm cảm trước phong trào flex

 

   Như trường hợp của bạn Trung Hiếu, em từng là học sinh giỏi liên tiếp 12 năm, thi đỗ trường đại học top đầu cả nước. Nhưng vì trước đó, em tập trung quá nhiều vào việc học, hạn chế các hoạt động thực tế nên khi ra trường, em nhảy việc đến 5 lần và đến giờ, thu nhập vẫn chỉ 9-10 triệu đồng/tháng. Hiếu chia sẻ: “Bạn bè cấp 3 và bạn đại học của em có 10 người thì đến 9 người thường xuyên flex trên trang cá nhân của mình. Trước đây, em học ở lớp chọn, các bạn đều giỏi nhưng em vấn được xếp vào top đầu của lớp. Khi học đại học, em cũng thường xuyên nhận được học bổng. Vậy nhưng, khi ra trường, các bạn nhờ sự năng động mà được nhận vào công ty nước ngoài, không thì cũng mạnh dạn khởi nghiệp và giờ đều có những thành quả nhất định. Nhìn các bạn thành công rồi nhìn lại mình, em thấy bản thân kém cỏi và vô cùng áp lực”.

    Không chỉ trên mạng xã hội, Flex dần xuất hiện trong những câu so sánh của gia đình, họ hàng, khiến nhiều người lâm vào bế tắc và mặc cảm về bản thân. Trung Hiếu chia sẻ sẻ: “Người thân, ba mẹ cũng thấy được những flex đó từ bạn bè của em, rồi nói nói với em những câu như: “Nhìn bạn bè kìa, trước học chẳng bằng mày mà giờ kiếm một tháng bao nhiêu tiền, xây nhà xây cửa cho bố mẹ, còn mày thì giờ vẫn là nhân viên bình thường, tốn tiền nuôi ăn nuôi học”. Em nghe những lời đó ngay cả trong bữa cơm, mỗi lần gặp người thân. Điều đó càng làm em thấy mình tệ hại, mặc cảm, khó chịu và chán ghét chính bản thân mình. Dần dần, em lâm vào tình trạng mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, ít giao lưu bạn bè và phải dùng thuốc trầm cảm. 

    Phong trào Flex rộ lên khiến áp lực đồng trang lứa đè nặng lên vai nhiều người trẻ. Hậu quả là, nó khiến nhiều người lầm vào tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm.

 

Giải pháp nào cho người đang chịu áp lực từ phong trào Flex?

    Khi phong trào Flex vượt quá chừng mực và diễn ra trong thời gian dài, nó sẽ gây áp lực đồng trang lứa đến nhiều người khác. Người trẻ là những người chưa có nhiều kinh nghiệm sống và chưa thực sự hiểu giá trị bản thân nên dễ tự đặt mình lên bàn cân với người khác và nảy sinh đố kỵ, mặc cảm tự ti. 

    Để thoát khỏi tâm lý tiêu cực trước phong trào flex, trước hết bạn nên hiểu rằng, con người có xu hướng “Đẹp đẽ thì khoe ra, xấu xa thì đậy lại”. Do đó, bạn không cần phải choáng ngợp với thành công của người khác trên mạng xã hội, vì chưa chắc họ đang thật sự hạnh phúc vì những gì mình có.

 Thay vì so sánh điểm yếu của mình với điểm mạnh của người khác, người trẻ nên cho mình thời gian để hiểu và chấp nhận giới hạn bản thân, hiểu được đâu là điểm mạnh của mình. Mỗi người có một vẻ khác nhau như trăm loài hoa đua nở, không có hoa nào đẹp hơn hoa nào. Mỗi người là một cá thể độc lập, có tài năng và mục đích sống riêng. Bạn không phải cố gắng để giống bất kỳ một ai khác bởi mọi sự so sánh đều là khập khiễng.

   Nếu đang cảm thấy mình hay bị so sánh với người khác hoặc tự so sánh bản thân với bạn bè, hãy ghi ra những thứ mình thấy những thứ mình giỏi, mình thích, rồi mới ghi những thứ mình chưa được tốt, những thứ mình không thực sự thích. Lúc đó, bạn sẽ nhìn thấu bản thân hơn và thay vì buồn bã, hãy tự trau dồi kiến thức, nâng tầm bản thân mình lên.

    Khi mình nhìn thấy giá trị bản thân, thấy cuộc sống của mình hạnh phúc, vui vẻ thì mình sẽ thấy mãn nguyện hơn, thay vì chăm chăm nhìn vào thành tích của người khác để cố gắng làm theo.

 

Trở nên hạnh phúc khi hiểu thấu bản thân và hài lòng với những gì đạt được sau sự nỗ lực của mình

Trở nên hạnh phúc khi hiểu thấu bản thân và hài lòng với những gì đạt được sau sự nỗ lực của mình

 

    Hãy nhớ rằng, không ai có thể làm tốt tất cả mọi việc, mà mỗi người chúng ta chỉ làm tốt một số việc nào đó. Bạn hoàn toàn có thể làm mình nổi bật và được công nhận, đồng thời trở nên hạnh phúc, vui vẻ thông qua chính những thế mạnh của bản thân chứ không phải chạy theo, so sánh và cố gắng để theo kịp người khác.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi