Người mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng do đâu?

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong cuộc sống, sẽ có lúc chúng ta cảm thấy mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng. Đây có thể là hiện tượng bình thường bởi sau một ngày hoạt động vất vả, cơ thể đã tiêu tốn rất nhiều sức lực. Thế nhưng, nếu bạn thường xuyên cảm thấy hết năng lượng thì chứng tỏ tinh thần bạn đang có vấn đề. Vậy cụ thể, người mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng do đâu?

 

Người mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng do đâu?

Người mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng do đâu?

 

Người mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng do đâu?

   Năng lượng sống của mỗi con người là có hạn. Nếu bạn làm việc quá mức, tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng, sức lực. Cuối cùng, cơ thể trở nên mệt mỏi, uể oải và cạn kiệt năng lượng.

   Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

Cơ thể bị đói và khát

   Năng lượng để cơ thể có thể hoạt động bình thường được tạo ra từ thức ăn và nước uống. Nếu không được đảm bảo nguồn nguyên liệu đó, năng lượng sẽ dần suy giảm khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không còn sức lực.

   Đặc biệt, nếu bạn để dạ dày rỗng quá lâu, cơ thể sẽ tự tạo ra năng lượng bằng cách tiết ra hormone glucagon. Nó kích thích gan tạo glucose để nuôi dưỡng não bộ.

   Mặt khác, cơ bắp sẽ dựa vào các axit béo được tạo ra từ quá trình phân hủy mô mỡ (mỡ) để làm nhiên liệu. Nếu nguồn dự trữ axit béo cạn kiệt, cơ thể sẽ lấy nhiên liệu cuối cùng là protein từ cơ bắp.

   Khi sự phân hủy protein tăng nhanh, chức năng của tim, thận, gan sẽ bị rối loạn, có thể dẫn đến tử vong. Tình trạng này thường gặp ở người mắc chứng chán ăn, người ăn kiêng tiêu cực.

Bị trầm cảm

   Trầm cảm là bệnh mà một người luôn cảm thấy buồn bã, mệt mỏi, không có hứng thú với mọi việc trong cuộc sống. Họ thường cảm thấy cạn kiệt năng lượng, không muốn làm gì, tự cô lập bản thân với xã hội.

   Bên cạnh đó, người bệnh còn bị rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, não bộ trì trệ, giảm khả năng tập trung, ghi nhớ. Họ luôn suy nghĩ tiêu cực bi quan về cuộc sống, thậm chí là nghĩ và có hành vi tự tử.

 

Người bệnh trầm cảm thường xuyên bị cạn kiệt năng lượng

Người bệnh trầm cảm thường xuyên bị cạn kiệt năng lượng

 

Làm việc quá sức

   Ngày nay, guồng quay cuộc sống, áp lực cơm áo gạo tiền rất lớn khiến người trẻ phải làm việc nhiều hơn. Họ làm đến nỗi quên ăn, quên ngủ, không dành thời gian để nghỉ ngơi thư giãn.

   Hơn nữa, nhiều người ỷ lại đang có sức khỏe tốt nên lơ là việc ăn uống, tập luyện điều độ. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ khiến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể bị quá tải, suy kiệt gây mệt mỏi kéo dài.

Dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội

   Trong thời hiện đại, một người có thể tiếp nhận hàng trăm triệu thông tin mỗi ngày. Chúng ta liên tục vuốt ngón tay trên màn hình smartphone, xem hết thứ này đến thứ khác. Lúc này, chỉ có thời gian trôi đi và để lại sự mệt mỏi, trống rỗng trong tâm trí. Kế hoạch học tập, làm việc bị chậm trễ.

   Chưa hết, việc sử dụng với mạng xã hội quá lâu còn làm bạn tiếp xúc với rất nhiều thông tin tiêu cực, độc hại, tăng cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực, nguy cơ cao bị trầm cảm.

   Mặt khác, khi chìm sâu vào thế giới ảo, bạn sẽ dần bị nghiện, không còn để ý chế độ ăn uống, sinh hoạt. Cơ thể thiếu dinh dưỡng sẽ dần bị cạn kiệt năng lượng.

Hội chứng tội lỗi thái quá

   Hội chứng này khiến một người cảm thấy bản thân luôn có lỗi quá mức với các hành động hoặc sự kiện diễn ra trong quá khứ. Họ đổ lỗi cho bản thân kể cả những điều nằm ngoài tầm kiểm soát. Họ tin rằng phải chịu trách nhiệm về hành động và cảm xúc của người khác, ngay cả khi sự việc, tình huống đó không liên quan gì đến họ. 

 

 Người bị hội chứng tội lỗi thái quá dễ mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng

Người bị hội chứng tội lỗi thái quá dễ mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng

 

    Hội chứng này bắt nguồn từ cách nhìn nhận, suy nghĩ méo mó về trách nhiệm bản thân và lỗi lầm. Họ có xu hướng ép mình theo những tiêu chuẩn vô lý, phải làm thế này, phải làm thế kia.

   Bởi luôn sống trong suy nghĩ tiêu cực nên tinh thần họ luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng. Tình trạng này cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm.

Mất kiểm soát cảm xúc

   Trong tài liệu y học cổ của Trung Quốc viết: "Giận dữ hại gan, buồn phiền hại phổi, suy nghĩ hại lá lách, sợ hãi hại thận". Mỗi cảm xúc đều tương ứng với một cơ quan trong cơ thể. Nếu bạn mất kiểm soát cảm xúc, cơ thể sẽ bị tổn hại, tiêu hao năng lượng.

   Các nhà khoa học đã phát hiện ra, những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, tức giận, căng thẳng… sẽ kích thích cơ thể tạo hormone cortisol. Chúng làm tăng nhịp tim, tiêu tốn nhiều năng lượng của cơ thể. Bởi vậy, nếu bạn thường xuyên có những cảm xúc đó, năng lượng bị tiêu tốn quá nhiều sẽ dần cạn kiệt.

Tương tác xã hội cường độ cao

   Mối quan hệ xã hội rất quan trọng nhưng chỉ nên duy trì ở mức độ vừa phải.

Nếu bạn tương tác xã hội với cường độ cao và liên tục mỗi ngày, bạn sẽ chỉ tiêu tốn thời gian, tiền bạc và sức lực. Sau mỗi lần tụ tập vô nghĩa, cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng.

Luôn nhốt mình trong phòng

   Ngày nay, cuộc sống của nhiều người xoay quanh hai địa điểm: Công sở và nhà. Sự bức bối trong không gian kín khiến cơ thể uể oải, mất đi sức sống.

 

 Người tự nhốt mình trong phòng kín cũng dễ bị mệt mỏi, thiếu năng lượng

Người tự nhốt mình trong phòng kín cũng dễ bị mệt mỏi, thiếu năng lượng

 

   Đặc biệt, những người luôn nhốt mình trong phòng, ít ra ngoài hít thở không khí trong lành, không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ càng cảm thấy mệt mỏi.

Sống với người mang năng lượng tiêu cực

   Người mang năng lượng tiêu cực thường có biểu hiện sau:

  • Thường xuyên chỉ trích người khác: Luôn trút giận, cáu gắt người khác là dấu hiệu của một người mang năng lượng tiêu cực. Ban đầu, tình trạng này có thể không gây nhiều khó chịu nhưng về lâu dài, nó sẽ làm tổn thương mối quan hệ, khiến người bị chỉ trích cảm thấy tội lỗi, đau khổ.
  • Phàn nàn rất nhiều: Phàn nàn là lời nói xuất phát từ các suy nghĩ tiêu cực. Khi được phát ra, nó sẽ mang theo năng lượng tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ và cảm xúc của những người xung quanh.
  • Thường xuyên có cảm xúc tiêu cực: Người mang năng lượng tiêu cực là người thường xuyên buồn bã, bi quan, tức giận, đau khổ…

   Khi bạn tiếp xúc với đối tượng này trong thời gian dài, tinh thần của bạn cũng bị ảnh hưởng theo. Nó làm bạn ủ rũ, tinh thần chán nản, mất hết năng lượng hoạt động.

   Có thể thấy, nguyên nhân gây mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng rất đa dạng. Để cơ thể phấn chấn trở lại, bạn cần áp dụng biện pháp để khắc phục những yếu tố đó.

 

Làm thế nào để tràn đầy năng lượng sống?

Làm thế nào để tràn đầy năng lượng sống?

 

Cách để cơ thể tràn đầy năng lượng sống

   Để cải thiện tình trạng mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng, bạn nên:

  • Xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học: Muốn người khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng, bạn phải nạp đủ nguyên liệu cho cơ thể. Chế độ ăn uống cần đảm bảo đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung rau củ quả tươi, hạn chế các loại đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… Bạn cũng đừng quên sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thao và tắm nắng mỗi ngày.
  • Cân bằng cảm xúc, thực hành lòng biết ơn: Lòng biết ơn sẽ giúp bạn có tinh thần lạc quan, vui vẻ, nhiều năng lượng tích cực hơn để đối phó với mọi nghịch cảnh. Đồng thời, nó còn giúp ta xây dựng những mối quan hệ lành mạnh trong xã hội.
  • Dành thời gian cho thế giới thực, giảm sử dụng mạng xã hội, tập trung các mối quan hệ quan trọng, tránh xa mối quan hệ tiêu cực, độc hại.
  • Vượt qua bệnh trầm cảm: Nếu đang mắc bệnh này, bạn cần đi thăm khám và điều trị với chuyên gia tâm lý. Họ sẽ giúp bạn giải tỏa khúc mắc trong lòng, thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng thêm BoniBrain của Mỹ để thư giãn tinh thần, tạo động lực và năng lượng để cơ thể phấn chấn trở lại.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết người mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng do đâu. Để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, bạn hãy tránh xa những nguyên nhân đó, đồng thời xây dựng cho mình lối sống, sinh hoạt khoa học, giữ tinh thần sảng khoái nhé, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi