Cách ch-ữa lành tổn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành

Mục lục [Ẩn]

 

   Bạo hành không chỉ gây vết thương thể xác mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần. Nỗi đau thể xác có thể hết nhưng tổn thương tâm lý vẫn sẽ ám ảnh nạn nhân trong suốt thời gian dài. Điều đáng ngại, tình trạng bạo hành vẫn xảy ra phổ biến mà nạn nhân thường là trẻ nhỏ. Nếu không được chữa lành tổn thương tâm lý, chúng lớn lên sẽ có nguy cơ cao bị rối loạn lo âu, trầm cảm, lạm dụng chất kích thích… 

 

 Cách chữa lành tổn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành

Cách chữa lành tổn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành

 

Các hành vi bạo hành trẻ em

   Các hành vi bạo hành không chỉ là đánh đập, hành hạ về thể xác mà còn cả việc cưỡng ép, kiểm soát, hành vi làm tổn thương tâm lý của trẻ. Cụ thể, một số hành vi được coi là bạo hành trẻ em bao gồm:

  • Đánh đập, bạo lực về thể xác trẻ như: Cấu, véo, dùng roi hoặc đồ vật khác để đánh đập…
  • Ngược đãi không cho trẻ ăn uống, ngủ hay sinh hoạt đúng với lứa tuổi.
  • Xâm hại về thân thể, lạm dụng tình dục.
  • Chửi mắng, lăng mạ, hạ nhục nhân phẩm hoặc thường xuyên gây áp lực  cho trẻ
  • Cô lập trẻ, không cho trẻ học tập hay tiếp xúc với môi trường ngoài xã hội.
  • Ép trẻ làm các công việc, học tập quá sức, các việc không phù hợp như ăn xin, trộm cắp…
  • Không cho trẻ đến bệnh viện khi sức khỏe có vấn đề
  • Cố ý bỏ rơi trẻ em
  • Ép trẻ phải nghỉ học hay bỏ học
  • Đối xử không công bằng giữa các con, trẻ bị đối xử bất công sẽ là trẻ bị tổn thương tâm lý.

   Khoảng thời gian bị bạo hành sẽ làm tổn thương tâm lý, ám ảnh trẻ cho đến tương lai. 

 

Tổn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành gây ra hệ lụy gì?

   Giai đoạn tuổi thơ rất quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của con người. Khi bị bạo hành trong giai đoạn này, đứa trẻ sẽ trở nên sợ hãi, nhút nhát, tự ti, sống thu mình lại. Tinh thần chúng tích tụ nhiều điều tiêu cực, dễ biến dạng về nhân cách, nhận thức.

 

Tổn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành gây ra hệ lụy gì?

Tổn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành gây ra hệ lụy gì?

 

   Trẻ lớn lên trong bạo lực thường cho rằng chỉ có hành vi này mới giải quyết được tất cả vấn đề. Cảm xúc tiêu cực khiến con có các hành vi bốc đồng, chẳng hạn như tấn công những kẻ đã sử dụng bạo lực với mình. Khi lớn lên, chúng dần trở thành một phiên bản khác của người nuôi dưỡng chúng.

   Trường hợp khác lại hình thành tâm lý dễ bị đàn áp, không dám phản kháng, chỉ biết chịu đựng, dễ rơi vào những tệ nạn xã hội.

   Đặc biệt, những tổn thương tâm lý, ám ảnh thời thơ ấu là nguồn cơn dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm, ám ảnh sợ quá khứ…

   Có thể thấy, tổn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành sẽ để lại rất nhiều hệ lụy về mọi mặt ở cả hiện tại lẫn tương lai. Để ngăn ngừa các hệ lụy trên xảy ra, đứa trẻ cần được chữa lành các tổn thương đó.

 

Cách chữa lành tổn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành

   Để giúp trẻ lành lại những tổn thương tâm lý do bị bạo hành, bạn nên:

Tách trẻ ra khỏi môi trường độc hại

      Trẻ không thể thoát khỏi những ám ảnh, tâm lý bị bạo hành nếu vẫn tiếp tục sống chung với các mối quan hệ độc hại. Vì vậy, việc đầu tiên và quan trọng nhất cần làm chính là tách con ra khỏi môi trường đó, chấm dứt ngày tháng bị bạo hành. Nếu cần thiết, bạn hãy nhờ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền ở địa phương.

 

Đưa trẻ ra khỏi môi trường độc hại để chấm dứt những ngày tháng bị bạo hành

Đưa trẻ ra khỏi môi trường độc hại để chấm dứt những ngày tháng bị bạo hành

 

   Nếu chỉ cha hoặc mẹ bạo hành trẻ, con vẫn có quyền được sống với người còn lại. Trường hợp phụ huynh đều không đủ điều kiện để nuôi con thì bé sẽ được đưa về sống chung với người thân khác trong gia đình hoặc các trung tâm nuôi dưỡng trẻ em.

Đưa trẻ đi trị liệu tâm lý

   Trị liệu tâm lý sẽ giúp trẻ mở lòng hơn, thay đổi lại suy nghĩ, nhận thức sai lệch, đồng thời ổn định lại tinh thần con nhỏ.

   Thông qua các cuộc nói chuyện, chuyên gia tâm lý sẽ nói cho con biết rằng, việc bị đánh đập không phải là lỗi của con và con thực sự kiên cường khi đã vượt qua giai đoạn này. Các chuyên gia cũng sẽ giúp trẻ thoát ra khỏi những bóng đen u tối đang bủa vây lấy tâm trí để ổn định tinh thần. Tùy từng câu chuyện của trẻ, chuyên gia sẽ chọn phương pháp trị liệu phù hợp.

   Bên cạnh đó, nhà trị liệu còn giúp con định hướng lại những suy nghĩ, tư tưởng sai lệch.

Đưa trẻ đi học, hòa nhập với bạn bè

   Học tập là con đường duy nhất để con thay đổi tương lai của mình tốt hơn, không bị những bóng đen từ quá khứ níu lại. Mặt khác, quá trình học tập và chơi đùa cùng bạn bè sẽ giúp con nhanh chóng hòa nhập được với cộng đồng, sớm hồi phục về mặt tinh thần. Trẻ có thể tìm thấy những niềm vui, những đam mê mới giúp con quên đi nỗi sợ hãi về bạo hành trước đó.

 

Trẻ được chơi đùa cùng các bạn sẽ dễ dàng hòa nhập trở lại với xã hội

Trẻ được chơi đùa cùng các bạn sẽ dễ dàng hòa nhập trở lại với xã hội

 

   Lưu ý, trẻ bị bạo hành cũng rất cần có sự hỗ trợ của nhà trường và bạn bè thân thiết. Các thầy cô giáo cần khéo léo, tránh nhắc đến vấn đề mang tính bạo lực hay hành động giống như sắp đánh bé.

   Nếu tinh thần trẻ chưa ổn định và con chưa sẵn sàng đến trường thì cũng không nên cưỡng ép trẻ đi học.

Giúp con sống đúng với tuổi thơ

   Tuổi thơ của trẻ nhỏ luôn có tiếng cười nói vui vẻ, vô lo vô nghĩ. Chúng tò mò tìm hiểu mọi thứ.

   Tuy nhiên với trẻ bị bạo hành, tổn thương tâm lý khiến con “già” trước tuổi, suy nghĩ đôi khi trưởng thành hơn, thậm chí còn hướng tiêu cực. Vì vậy, bạn nên đưa trẻ đi chơi công viên, trò chơi thiếu nhi, kết nối với các bạn khác. Bạn hãy cố gắng kiên nhẫn giúp con từ từ hòa nhập lại với cuộc sống. Những nụ cười ngây thơ và hồn nhiên rất quan trọng để trẻ có thể phát triển toàn diện về nhận thức, cũng như nhân cách của bản thân.

Dạy con cách tự bảo vệ bản thân

   Không phải lúc nào, bạn cũng ở cạnh để bảo vệ trẻ. Cuộc sống còn rất nhiều nguy cơ khác rình rập khắp mọi nơi. Do đó, bạn nên cho bé học các kỹ năng mềm, võ thuật để vừa tăng cường sức khỏe, vừa bảo vệ bản thân.

   Trẻ sau khi bị tổn thương tâm lý thường trở nên e dè, nhút nhát. Việc rèn luyện các kỹ năng mềm cũng sẽ giúp con thêm tự tin và sớm hòa nhập với xã hội hơn.

   Hy vọng qua bài viết, các bạn đã biết cách chữa lành tổn thương tâm lý ở trẻ bị bạo hành. Nếu còn băn khoăn hay cần giúp đỡ vấn đề gì, mời bạn liên hệ tổng đài 0243.760.6666 giờ hành chính, các chuyên gia sẽ hỗ trợ cho bạn!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi