Dấu hiệu nhận biết các loại trầm cảm thường gặp

Mục lục [Ẩn]

 

   Trầm cảm nói chung đặc trưng bởi khí sắc trầm buồn. Người bệnh thường chán nản, mất hứng thú và động lực với mọi việc trong cuộc sống. Tuy nhiên, bệnh này có nhiều loại khác nhau. Khi nhận biết được chính xác các loại trầm cảm, bạn sẽ có cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

 

Dấu hiệu nhận biết các loại trầm cảm là gì?

Dấu hiệu nhận biết các loại trầm cảm là gì?

 

   Thông thường, chúng ta sẽ nhận biết được người bệnh trầm cảm bởi các dấu hiệu rõ rệt như vẻ mặt buồn bã, ủ rũ, mất hứng thú với mọi việc, kể cả những việc họ yêu thích trước đây. Họ có xu hướng tự cô lập bản thân với xã hội, hay cáu gắt vô cớ. Trường hợp nặng còn xuất hiện hành vi tự hại bản thân, thậm chí suy nghĩ và hành vi tự tử. Đây là dạng trầm cảm thường gặp nhất trong xã hội hiện đại ngày nay.

   Ngoài ra, có một số loại trầm cảm khác khó chẩn đoán hơn như: Trầm cảm ẩn, trầm cảm sau sinh, trầm cảm cười, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm theo mùa… Dưới đây là dấu hiệu nhận biết mỗi loại này.

 

Trầm cảm ẩn

   Trầm cảm ẩn hay trầm cảm che dấu (Masked Depression) thuộc loại bệnh tâm lý khó nhận biết nhất hiện nay. Người bệnh thường không có nhiều biểu hiện bất thường ở bên ngoài. Họ chỉ phàn nàn về vấn đề thể chất nên dễ chẩn đoán nhầm.

   Một số triệu chứng thường gặp ở người bệnh trầm cảm ẩn là:

  • Thường xuyên than vãn về tình trạng đau nhức, mệt mỏi của cơ thể như đau lưng, đau đầu, nhức mỏi tay chân, đau răng,…
  • Nhạy cảm, dễ xúc động và có thể bật khóc bất cứ lúc nào không rõ nguyên nhân.
  • Hay nói về sự tương quan trong cuộc sống, triết lý hoặc cái chết.
  • Luôn biểu hiện ra bên ngoài bằng vẻ mặt vui vẻ, hưng phấn, hạnh phúc.
  • Cố gắng che giấu mọi chuyện trong lòng và thể hiện ra bên ngoài như không có chuyện gì xảy ra.
  • Đánh giá và nhìn nhận mọi thứ theo hướng tiêu cực, bi quan.
  • Bản thân phải đối mặt với những tổn thương trong tâm trí nhưng luôn tự nhủ rằng mình ổn.
  • Suy nghĩ nhiều về cái chết.

 

Trầm cảm ẩn thường khó nhận biết

Trầm cảm ẩn thường khó nhận biết

 

      Người bị trầm cảm ẩn thường cố gắng che giấu vấn đề của bản thân nên rất khó nhận biết. Thậm chí nhiều trường hợp còn không biết bản thân đang gặp vấn đề về tâm lý. Khi người bệnh bắt đầu tìm kiếm sự giúp đỡ từ xung quanh chứng tỏ mức độ bệnh đã trở nặng. Lúc này, họ đang thực sự bế tắc.

 

Trầm cảm sau sinh

   Loại trầm cảm này có tính chất rất nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ lẫn con. Sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể khi mang thai và sinh con khiến chị em phụ nữ trở nên nhạy cảm, dễ tủi thân hơn rất nhiều so với bình thường. Nếu người chồng và gia đình chồng không quan tâm, chia sẻ, khiến họ chịu nhiều áp lực từ việc chăm con, tài chính, mâu thuẫn tình cảm… bệnh trầm cảm sau sinh sẽ xuất hiện.

   Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm bệnh trầm cảm sau sinh bao gồm:

  • Khí sắc trầm buồn, chán nản, tuyệt vọng hay khóc lóc không rõ nguyên nhân.
  • Suy nghĩ mơ hồ, đầu óc trống rỗng, di chuyển chậm chạp và có xu hướng không muốn vận động.
  • Mất tập trung, giảm chú ý, không thể hoàn thành tốt công việc hàng ngày cũng như việc chăm con, thường ngồi lơ đãng, bần thần, nhìn xa xăm.
  • Luôn cảm thấy cô đơn, không được ai quan tâm, thấu hiểu, cảm giác bị mọi người chán ghét.
  • Luôn trong trạng thái hồi hộp, căng thẳng, lo lắng về một vấn đề nào đó rất mơ hồ.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Có xu hướng tự cô lập bản thân, không muốn giao tiếp với mọi người.
  • Rối loạn giấc ngủ: Thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mơ gặp ác mộng hoặc buồn ngủ liên tục, không kiểm soát được các cơn buồn ngủ.

 

Trầm cảm sau sinh có nhiều hệ lụy nguy hiểm

Trầm cảm sau sinh có nhiều hệ lụy nguy hiểm

 

  • Dễ kích động, nóng giận, cáu gắt với mọi người.
  • Rối loạn ăn uống, chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc ăn quá nhiều.
  • Không có cảm giác gần gũi với con, không quan tâm đến con.
  • Mất dần các hứng thú đối với những hoạt động xảy ra xung quanh.
  • Có suy nghĩ và hành vi tự sát hoặc hại con mình.

   Thực tế, đã có rất nhiều các trường hợp trầm cảm sau sinh tự giết hại con mình sau đó thực hiện hành vi tự sát. Họ cho rằng đứa trẻ là lý do khiến họ rơi vào bế tắc, tuyệt vọng, từ đó dẫn đến hành động tiêu cực. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người mẹ cảm thấy quá thương con, sợ con không thể sống thiếu mẹ nên muốn “đưa” đi cùng.

   Để tránh các hệ lụy của trầm cảm sau sinh, gia đình nên đưa người mẹ đi thăm khám nếu thấy dấu hiệu bất thường.

 

Trầm cảm cười

   Trầm cảm cười (Smiling Depression) là bệnh mà một người thường xuyên buồn bã, chán nản, tuyệt vọng nhưng bên ngoài lại luôn nở nụ cười, tỏ ra mình đang vui vẻ, hạnh phúc.

   Khác với trầm cảm ẩn, người bệnh trầm cảm cười biết rõ vấn đề của bản thân và cảm nhận được những tổn thương, nỗi đau trong lòng nhưng không muốn cho người khác biết. Bởi vậy mà họ che giấu chúng bằng nụ cười.

   Các biểu hiện của người bị trầm cảm cười gồm có:

  • Không muốn giao tiếp với bất kỳ ai, chỉ muốn ở một mình.
  • Luôn thể hiện ra bên ngoài bằng sự vui vẻ, hay cười nói, năng động nhưng khi ở một mình lại rơi vào trạng thái buồn chán, đầu óc trống rỗng, khóc nhiều.

 

Trầm cảm cười: Bên ngoài thì cười nói nhưng bên trong lại đau khổ

Trầm cảm cười: Bên ngoài thì cười nói nhưng bên trong lại đau khổ

 

  • Cảm giác cô đơn, lạc lõng, không thể hòa nhập khi tham gia vào các buổi tiệc, hoạt động đông người.
  • Cảm giác miễn cưỡng khi tham gia vào các hoạt động bên ngoài.
  • Khó ngủ, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ chập chờn, không còn nhiều năng lượng vào cuối ngày.

   Người bệnh trầm cảm cười liên tục phải đấu tranh giữa hai trạng thái đối lập nhau. Họ cảm thấy mệt mỏi, chán chường, như không còn là chính bản thân mình. Khi các triệu chứng bệnh liên tục kéo dài và không được can thiệp kịp thời, người bệnh không chịu đựng được nữa sẽ trở nên tuyệt vọng, tìm cách giải thoát bản thân.

 

Các loại trầm cảm thường gặp là rối loạn cảm xúc lưỡng cực

   Rối loạn cảm xúc lưỡng cực đặc trưng bởi sự thay đổi cảm xúc một cách trầm trọng mà bản thân người bệnh không thể kiểm soát được. Họ có thể vô cùng buồn bã hoặc cực kỳ phấn kích. Những cảm xúc đó xuất hiện theo từng giai đoạn nhưng cũng có thể xen kẽ nhau, khiến người bệnh trống rỗng, mệt mỏi.

   Triệu chứng của người bệnh khi ở giai đoạn trầm cảm:

  • Luôn cảm thấy buồn bã, u sầu, tuyệt vọng, bi quan, chán chường.
  • Tự cô lập chính mình, không muốn trò chuyện, giao tiếp với những người xung quanh.
  • Mất dần hứng thú đối với các hoạt động xung quanh, ngay cả những việc mà bản thân từng yêu thích.
  • Trở nên cáu gắt, dễ kích động, giận dữ vô cớ.
  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay tỉnh giấc lúc nửa đêm và không ngủ lại được.
  • Thay đổi khẩu vị, chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc ăn nhiều quá mức.
  • Mất tập trung, suy giảm trí nhớ.
  • Luôn cảm thấy bản thân vô dụng.
  • Khó khăn trong việc đưa ra quyết định, lựa chọn hàng ngày.
  • Suy nghĩ về cái chết và có ý định muốn tự sát.

   Các dấu hiệu nhận biết khi ở giai đoạn hưng cảm:

  • Cảm thấy vui vẻ, năng động quá mức.
  • Nói nhiều, nói liên tục, nói nhanh hoặc nói những câu vô nghĩ, trống rỗng, lộn xộn.
  • Cảm thấy hưng phấn, gia tăng ham muốn tình dục.
  • Cơ thể tràn đầy năng lượng, muốn làm nhiều việc thế nhưng chất lượng công việc lại không được như mong muốn.
  • Có xu hướng tìm đến các chất kích thích để giải tỏa cảm xúc, năng lượng.

   Người rối loạn cảm xúc lưỡng cực có nguy cơ tự sát rất cao. Nguy cơ tự tử của họ cao gấp 15 lần so người bình thường. Bởi vậy, họ cần được đưa đi thăm khám và điều trị sớm.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết dấu hiệu nhận biết các loại trầm cảm thường gặp. Dù là loại bệnh nào, bạn cũng nên điều trị sớm để phòng ngừa những hệ lụy nghiêm trọng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: Trầm cảm

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi