Lo âu, trầm cảm vì mãi không có con

Mục lục [Ẩn]

 

   “Chị mệt mỏi, áp lực quá em ạ. Vợ chồng chị cưới nhau đến nay được 5 năm mà không có con dù đã làm nhiều cách. Bố mẹ chồng luôn gây áp lực, liên tục thúc giục chuyện con cái, chì chiết con dâu vì không cho ông bà cháu bế. Giờ chị không biết phải làm sao nữa…” - Đây là lời tâm sự chúng tôi nhận được về chuyện sinh con của chị L. ở Hoàng Mai, Hà Nội. Trên thực tế, chúng tôi nhận đã gặp được nhiều trường hợp bệnh nhân bị các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu vì hiếm muộn, vô sinh.

 

Trầm cảm vì vô sinh, hiếm muộn.

Trầm cảm vì vô sinh, hiếm muộn.

 

Lo âu, trầm cảm vì mãi không có con

   Những cặp vợ chồng bị hiếm muộn, vô sinh thường phải đấu tranh với những cảm xúc lo lắng, bất an, chán nản, tuyệt vọng. Do tâm lý mặc cảm nên các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn thường tránh né, ít khi chia sẻ về câu chuyện của mình. Điều này khiến những cảm xúc tiêu cực cứ liên tục xuất hiện và kéo dài sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải các căn bệnh về tâm lý, đặc biệt là chứng trầm cảm.

   Một số lý do có thể khiến cho bệnh nhân vô sinh hiếm muộn dễ mắc phải căn bệnh trầm cảm như:

  • Áp lực từ việc sinh đẻ: Việt Nam nói riêng và các nước phương Đông nói chung thường quan niệm rằng “Ba tội bất hiếu, không con nối dõi là lớn nhất’’. Do đó, nếu một gia đình mãi không có con sẽ phải chịu rất nhiều áp lực từ gia đình, xã hội. Những áp lực này khiến họ luôn trong trạng thái tiêu cực, mệt mỏi, tuyệt vọng. Đặc biệt phụ nữ luôn mang nhiều áp lực hơn, bị chê trách, hạ thấp danh dự, thậm chí bị ép phải ly dị.
  • Lo lắng về kinh tế: Chi phí để điều trị vô sinh hiếm muộn không hề thấp, đặc biệt với những gia đình không quá khá giả. Điều này cũng khiến nhiều gia đình rơi vào trạng thái bất lực, vô vọng kéo dài.
  • Kết quả điều trị: Một số gia đình dù đã  thử nhiều biện pháp nhưng vẫn không thể có con. Điều này khiến họ cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng và buồn bã. Đa phần mọi người thường khó có thể chấp nhận việc mình không thể có một đứa con, họ thường cảm thấy dằn vặt, day dứt.
  • Ảnh hưởng từ các loại thuốc: Các nhóm thuốc được dùng trong điều trị vô sinh hiếm muộn đều làm thay đổi nội tiết tố. Vì vậy, chúng có thể ảnh hưởng đến tâm trí, tinh thần của người bệnh. Một số có thể dễ kích động, cáu gắt, khó chịu kết hợp cùng những áp lực bên ngoài nên mắc trầm cảm.

 

 Các loại thuốc điều trị vô sinh, hiếm muộn có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm.

Các loại thuốc điều trị vô sinh, hiếm muộn có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm.

 

Các vấn đề tâm lý cũng ảnh hưởng đến việc điều trị vô sinh, hiếm muộn

   Chúng ta thường chỉ để ý đến một khía cạnh là vô sinh hiếm muộn có thể dẫn đến trầm cảm. Nhưng bạn có biết trầm cảm kéo dài hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở người bệnh và làm tăng nguy cơ mắc bệnh vô sinh hiếm muộn?

   Theo chuyên gia, các yếu tố tác động khiến bệnh nhân trầm cảm kéo dài dễ gặp vấn đề sinh sản là:

  • Căng thẳng stress kéo dài: Căng thẳng, stress kéo dài có thể làm thay đổi nội tiết tố của cơ thể, gây ra hàng loạt các vấn đề như rối loạn rụng trứng, rối loạn chu kỳ kinh, rối loạn xuất tinh, từ đó làm giảm khả năng thụ thai.
  • Lạm dụng chất kích thích: Để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, nhiều người bệnh có xu hướng lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,... Tuy nhiên việc lạm dụng các chất kích thích này trong thời gian dài sẽ gây ra giảm ham muốn, rối loạn chức năng tình dục và sinh sản ở cả nam và nữ giới.
  • Các nhóm thuốc trong điều trị trầm cảm: Các loại thuốc chống trầm cảm thường gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, trong đó có các vấn đề về sinh sản, đặc biệt nếu sử dụng trong thời gian dài.
  • Trầm cảm làm giảm ham muốn: Suy giảm ham muốn, mất hứng thú với quan hệ tình dục là một triệu chứng thường gặp của bệnh nhân trầm cảm. Ngay cả khi có xảy ra quan hệ nhưng vì không có hứng thú nên thời gian không kéo dài cũng dẫn tới khả năng thụ thai thành công rất hạn chế.
  • Chế độ sống thiếu khoa học: Bệnh nhân trầm cảm thường khó duy trì được lối sống lành mạnh, khoa học. Một nhịp sống sinh hoạt bị xáo trộn, thiếu khoa học cũng là yếu tố khiến chất lượng tinh trùng, trứng bị giảm sút và dễ mắc bệnh vô sinh hiếm muộn hơn.

 

Lạm dụng chất gây nghiện có thể gây vô sinh, hiếm muộn.

Lạm dụng chất gây nghiện có thể gây vô sinh, hiếm muộn.

 

Bệnh nhân cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ trầm cảm và vô sinh hiếm muộn

Những bệnh nhân đang mắc cả bệnh trầm cảm và vô sinh hiếm muộn thường sẽ được điều trị song song bằng thuốc lẫn các liệu pháp tâm lý để mang lại những cải thiện tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần. Một số biện pháp có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm và bệnh vô sinh hiếm muộn cho tất cả mọi người như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh: Đặc biệt, những cặp vợ chồng muốn mang thai có thể tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm như Acid folic, kẽm, vitamin B12, hoặc trao đổi thêm cùng bác sĩ nếu có dự định mang thai. Hạn chế các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đã được chiên xào nhiều lần, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn…
  •  Đảm bảo duy trì giấc ngủ đầy đủ mỗi ngày, hạn chế việc thức khuya hay ngủ dậy muộn kéo dài.
  • Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày vừa tốt cho tinh thần, vừa tốt cho sức khỏe sinh sản.
  • Tránh xa việc sử dụng bia rượu, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng hay giảm cân quá nhanh
  • Khám tiền hôn nhân, đảm bảo cả hai có khả năng sinh sản bình thường trước khi cưới để sớm có hướng giải quyết, tránh các tình huống sau khi kết hôn mới phát hiện một trong hai vô sinh sẽ gây ra rất nhiều rắc rối
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, nên chia sẻ với người thân và bạn bè để được giải tỏa tốt hơn.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được mối quan hệ giữa trầm cảm và vô sinh hiếm muộn. Hai căn bệnh này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, việc kiểm soát bệnh trầm cảm là vô cùng quan trọng để giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng vô sinh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi