Mục lục [Ẩn]
Chúng tôi biên soạn bài viết này với mục tiêu giúp bạn đọc có được đầy đủ thông tin về chứng rối loạn lo âu. Chỉ với 10 phút theo dõi nội dung sau đây, bạn sẽ biết được rối loạn lo âu là gì, các phân loại của bệnh, triệu chứng, bài test kiểm tra và cách điều trị. Cùng theo dõi ngay nhé!
Rối loạn lo âu là gì?
Rối loạn lo âu là gì?
Rối loạn lo âu là một chứng bệnh rối loạn cảm xúc với cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu, mơ hồ kèm theo các triệu chứng liên quan đến thần kinh tự chủ như hồi hộp, khô miệng, bứt rứt không thể ở yên một chỗ, vã mồ hôi, đau đầu…
Rối loạn lo âu không phải là trầm cảm, chúng có những đặc điểm giống nhau và khác nhau, nhưng đôi khi một người lại có thể xuất hiện cùng lúc hai chứng bệnh này. Phần sau của bài viết sẽ giúp bạn phân biệt được trầm cảm và rối loạn lo âu khác nhau như thế nào.
Triệu chứng rối loạn lo âu
Có nhiều loại rối loạn lo âu, mỗi một loại sẽ có những đặc trưng riêng. Nhưng nhìn chung, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng chung sau đây:
- Hoảng sợ, sợ hãi hoặc lo âu thái quá và bị ám ảnh thường xuyên về một vấn đề nào đó.
- Không bao giờ cảm thấy an toàn hoặc chắc chắn.
- Lặp lại nhiều lần các hành vi như kiểm tra khóa cửa, rửa tay,…
- Khó hoặc không thể giữ được bình tĩnh để vượt qua cảm giác lo âu.
- Khó thở, khó ngủ.
- Khó tập trung và hay bồn chồn, khó đứng yên hoặc ngồi yên một chỗ;
- Lạnh và hay đổ mồ hôi tay, chân.
- Có cảm giác ngứa ran hoặc tê cứng tay và chân.
- Khô miệng, cảm thấy buồn nôn.
- Tim đập nhanh, chóng mặt.
Người mắc chứng rối loạn lo âu bị hoảng sợ hoặc lo âu thái quá
Phân biệt rối loạn lo âu với lo âu thông thường và trầm cảm
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ khó tránh khỏi những việc khiến chúng ta lo lắng. Tuy nhiên, nó khác so với chứng rối loạn lo âu, cụ thể:
Lo âu thông thường |
Rối loạn lo âu |
Là phản ứng tự nhiên và nhất thời khi có sự kiện trong đời sống phù hợp với trạng thái lo âu. |
Lo âu khi không có nguyên nhân rõ ràng nào hoặc tỏ ra lo quá mức trước 1 sự việc nào đó. |
Cảm giác lo âu mất đi khi sự việc đã được giải quyết. |
Triệu chứng thường nặng, gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hàng ngày, thường không mất đi khi sự việc đã được giải quyết. |
Rối loạn lo âu cũng cần được phân biệt với bệnh trầm cảm như sau:
|
Rối loạn lo âu |
Trầm cảm |
Giống nhau |
- Do sự thay đổi bất thường của một số hormon hạnh phúc như serotonin, dopamine, oxytocin, epinephrine. - Đều mang lại cho người bệnh những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực kéo dài, khiến người bệnh dễ mất niềm tin vào cuộc sống và bản thân. - Các triệu chứng thực thể của hai bệnh cũng khá tương tự nhau, như: Buồn nôn, có các cơn đau hay mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân, đau đầu, đau nửa đầu, gặp các vấn đề về dạ dày, rối loạn tiêu hóa. |
|
Khác nhau |
Quá lo lắng, sợ hãi, làm quá lên về vấn đề nào đó đã và sẽ xảy ra. |
Cảm giác buồn rầu, chán nản, suy nghĩ tiêu cực, vô vọng về tương lai, thậm chí là tự_tử. |
Dù lo lắng nhưng họ lại có khá nhiều năng lượng. |
Người bệnh cực kỳ mất năng lượng, cảm giác mệt mỏi cả ngày. |
|
Các hành động thuộc dạng các phản ứng đáp ứng “đấu tranh hay bỏ chạy” như, run rẩy, chảy mồ hôi, bừng bừng, cảm giác muốn bỏ chạy. |
Phản ứng trở nên chậm chạp hơn, tư duy đình trệ, trở nên lười biếng hơn, không muốn vận động. |
|
Các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, gặp các rối loạn trên tim mạch như hồi hộp, có triệu chứng bệnh thần kinh tim. |
Thay đổi khẩu vị và mất cảm giác thèm ăn, rối loạn giấc ngủ trở nên cực kỳ nghiêm trọng. |
Có nhiều trường hợp người bệnh bị cả hai chứng này cùng một lúc, được gọi là rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm.
Trầm cảm và rối loạn lo âu có nhiều điểm khác nhau
Xin mời các bạn theo dõi bài viết: 7 dấu hiệu trầm cảm bạn cần biết.
Phân loại rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu được phân thành nhiều loại như:
Rối loạn lo âu lan tỏa
Người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa có biểu hiện là luôn lo lắng một cách thái quá, khó kiểm soát trước những sự việc không quá nghiêm trọng, hoặc hết sức bình thường.
Rối loạn lo âu xã hội
Người bệnh rối loạn lo âu xã hội luôn hoảng sợ, lo lắng quá mức trong các hoạt động hàng ngày, nhất là khi tiếp xúc trước đám đông, ví dụ như sợ phát biểu trước nhiều người, sợ ánh đèn sân khấu, sợ gặp người lạ,...
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Người bệnh có những hành vi lặp lại nhiều lần và bị ám ảnh tới mức không thể kiểm soát, với họ mọi thứ phải ngăn nắp, đúng giờ, họ thường xuyên dọn dẹp, sắp xếp lau dọn liên tục, rửa tay nhiều lần vì sợ vi trùng, vi khuẩn,...
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
Rối loạn hoảng loạn
Người bệnh thường bị hoảng sợ cực độ, nó diễn ra ngắn và bất ngờ, cùng với triệu chứng đau ngực, khó thở, đau tim,... đôi khi họ còn cảm thấy sợ chết, phát điên,... Bệnh nhân có xu hướng cố thủ trong nhà, tránh giao tiếp xã hội.
Rối loạn hoảng loạn
Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)
Dạng rối loạn lo âu này xảy ra sau khi người bệnh trải qua hoặc tiếp xúc với một sự kiện đáng sợ và gây ra tổn thương thực thể nghiêm trọng như tấn công bạo lực cá nhân, gặp thảm họa, tai nạn hoặc chiến tranh..
Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
Người bệnh đồng thời có triệu chứng của cả rối loạn lo âu và trầm cảm, các dấu hiệu đó không đủ rõ để có thể xác định và chẩn đoán riêng biệt.
Test rối loạn lo âu
Để biết tình trạng của mình có phải là dấu hiệu rối loạn lo âu hay không, bạn có thể làm 1 bài test gồm 1 danh sách những câu hỏi và thang điểm tương ứng. Bạn tự chấm điểm cho bản thân về những cảm xúc của mình với mức điểm như sau:
- 0 - Chưa từng xảy ra
- 1- Đôi khi
- 2- Phần lớn thời gian
- 3- Hầu hết hoặc tất cả thời gian
Sau đây là những câu hỏi trong bài test:
Số điểm |
Số điểm |
|||
0 |
1 |
2 |
3 |
|
Miệng có bị khô hay không? |
|
|
|
|
Bạn có thấy bị rối loạn nhịp thở (thở gấp, khó thở dù chẳng làm việc gì nặng) không? |
|
|
|
|
Bạn có thấy hay bị run, ra mồ hôi (chẳng hạn như mồ hôi tay...)? |
|
|
|
|
Bạn có lo lắng về những tình huống có thể khiến tôi hoảng sợ hoặc biến mình thành trò cười? |
|
|
|
|
Bạn có thấy mình dễ bị hoảng loạn trước mọi tình huống? |
|
|
|
|
Bạn có nghe thấy rõ tiếng nhịp tim dù chẳng làm việc gì cả (ví dụ, tiếng nhịp tim tăng, tiếng tim loạn nhịp)? |
|
|
|
|
Bạn có hay sợ vô cớ? |
|
|
|
|
Bạn có dễ bị kích động bởi các sự việc xảy ra? |
|
|
|
|
Sau khi làm xong bài test, bạn cộng điểm lại, đem nhân 2 và so với kết quả:
- 0-7 điểm: Bình thường
- 8-9 điểm: Lo âu nhẹ
- 10-14 điểm: Lo âu vừa
- 15-19 điểm: Lo âu nặng
- Trên 20 điểm: Lo âu rất nặng
Khi kết quả bài test cho thấy mức độ lo âu của bạn từ mức vừa trở lên, bạn nên đi thăm khám để có hướng điều trị thích hợp.
Bài test rối loạn lo âu giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của mình
Xin mời các bạn theo dõi thêm bài viết: Bài test rối loạn lo âu và cách đánh giá chi tiết.
Rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
Rối loạn lo âu là bệnh rất nguy hiểm trên cả phương diện sức khỏe và tinh thần như:
- Ảnh hưởng tới hệ tim mạch, gây tức ngực, khó thở, tăng nguy cơ gây ra những cơn đột quỵ.
- Khiến bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh tăng huyết áp, bệnh cường giáp hay suy giáp,… trở nên trầm trọng hơn.
- Người bệnh bị thiếu tự tin, ngại giao tiếp xã hội, bị mọi người xa lánh,... từ đó ảnh hưởng nhiều đến tâm lý.
- Có thể dẫn tới trầm cảm, thậm chí với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn có ý nghĩ tự_tử.
- Dính vào tệ nạn xã hội do người bệnh dùng chất kích thích để giải tỏa các vấn đề tâm lý đang gặp phải.
Cách điều trị rối loạn lo âu
Sau đây là các phương pháp được thực hiện để điều trị rối loạn lo âu:
- Dùng thuốc: Tùy vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ kê các thuốc như thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI), thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc Benzodiazepines… Tuy nhiên, các thuốc này đều là thuốc độc bảng A, khi dùng lâu dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ.
- Tâm lý trị liệu: bệnh nhân sẽ được trò chuyện và lắng nghe những chia sẻ từ các nhà tâm lý để hiểu rõ hơn về tình trạng của mình, thay đổi nhận thức, tháo gỡ những khó khăn trong suy nghĩ và có phương pháp giải quyết phù hợp hơn.
- Dành thời gian để thực hiện các hoạt động khiến người bệnh cảm thấy thoải mái, thư giãn, tốt cho tâm trạng như thiền định, thể dục thể thao, yoga, đọc sách,...
Như đã nói ở trên, rối loạn lo âu và trầm cảm có đặc điểm chung là đều do sự thay đổi bất thường về nồng độ của một số hormon hạnh phúc như serotonin, dopamine, oxytocin, epinephrine. Để giúp người bệnh hạnh phúc hơn, giảm cảm giác lo âu, sợ hãi, căng thẳng, lo lắng mà không lo gặp tác dụng phụ thì người bệnh nên áp dụng kết hợp 2 phương pháp, đó là dùng BoniBrain của Mỹ + Liệu pháp nhận thức - hành vi CBT.
BoniBrain là sản phẩm từ thiên nhiên được nhập khẩu từ Mỹ, có các thành phần như L-Tryptophan, L- Tyrosine, Trimethylglycine, L- Phenylalanine, Cây rễ vàng, Mg, Vitamin B6, Vitamin B12, Vitamin B9 giúp cơ thể tăng tiết hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin, tăng cường năng lượng cho não bộ…, từ đó giúp cải thiện tâm trạng, tinh thần sảng khoái, hạnh phúc, giảm lo âu, căng thẳng hiệu quả.
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm BoniBrain, xin mời các bạn theo dõi: BoniBrain - Chữa lành tâm hồn, nuôi dưỡng tâm an.
Liệu pháp nhận thức sẽ giúp người bệnh thay đổi suy nghĩ, nhìn nhận sự việc thực tế và đúng đắn hơn, nhìn vào những điều tích cực, thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực, từ đó cảm xúc của họ cũng sẽ trở nên vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chứng rối loạn lo âu. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin thực sự hữu ích. Việc kết hợp sử dụng liệu pháp nhận thức và sử dụng BoniBrain + của Mỹ sẽ mang lại cho người bệnh những lợi ích to lớn, hỗ trợ giúp họ trở lại cuộc sống bình thường, vui vẻ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập