Suy nghĩ quá nhiều có phải là bệnh không? Làm sao để ngừng suy nghĩ quá nhiều?

Mục lục [Ẩn]

 

   Suy nghĩ là hoạt động của não bộ được thực hiện mỗi ngày, giúp ta tìm  ra hướng giải quyết cho những vấn đề trong cuộc sống và xây dựng chúng theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người đang gặp tình trạng suy nghĩ quá nhiều, thậm chí là suy nghĩ đến mất ăn mất ngủ. Vậy suy nghĩ quá nhiều có phải là bệnh không? Làm sao để ngừng suy nghĩ quá nhiều? Mời bạn theo dõi bài viết sau để có câu trả lời!

 

Suy nghĩ quá nhiều có phải là bệnh không?

Suy nghĩ quá nhiều có phải là bệnh không?

 

Suy nghĩ quá nhiều có phải là bệnh không?

   Suy nghĩ quá nhiều (còn gọi là overthinking) là việc mà bạn luôn liên tục suy nghĩ về một vấn đề gì đó theo một cách rất lo lắng và căng thẳng. Bên cạnh đó, bạn không chuyển hóa những suy nghĩ đó thành hành động mà chỉ luôn ở trong trạng thái thụ động.

>>> Xem thêm: Dấu hiệu cho thấy bạn đang suy nghĩ quá nhiều và cách để ngừng lại.

   Suy nghĩ quá nhiều không phải là một bệnh lý tâm thần được công nhận nhưng nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số vấn đề tâm lý nào đó, như:

Căng thẳng quá mức

   Căng thẳng là phản ứng của cơ thể giúp con người thích nghi với các sự việc, tình huống áp lực trong đời sống hàng ngày. Nếu bạn thường xuyên phải đối mặt với các tác nhân gây stress thì cơ thể sẽ luôn ở trong trạng thái căng thẳng quá mức. Lúc này, bạn thường xuyên suy nghĩ quá nhiều, và hầu hết là các suy nghĩ tiêu cực, bi quan. Các biểu hiện khác của tình trạng căng thẳng quá mức là đau đầu, mệt mỏi, mất tập trung, giảm ham muốn,...

>>> Xem thêm: Làm thế nào để ngừng cảm thấy lo lắng, căng thẳng?

Rối loạn lo âu

   Suy nghĩ quá nhiều là một biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân rối loạn lo âu, đặc biệt là rối loạn lo âu lan tỏa. Bệnh nhân rối loạn lo âu thường dành nhiều thời gian suy nghĩ về nỗi sợ, lo lắng và bất an của bản thân. Đồng thời, họ quan tâm nhiều đến những vấn đề và tình huống xảy ra xung quanh, liên tưởng đến các tình huống nghiêm trọng có thể xảy ra. Mặc dù thực tế, các tình huống ấy gần như không xảy ra hoặc xảy ra không nghiêm trọng và đáng phải lo âu. Càng suy nghĩ nhiều, tình trạng lo âu, buồn rầu và chán nản của bệnh nhân lại càng nặng nề hơn.

   Hiện nay, số người bệnh rối loạn lo âu đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể. Bệnh nhân rối loạn lo âu nếu không được kiểm soát và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện, thậm chí có hành vi tự làm hại để giải thoát bản thân.

Suy nhược thần kinh

   Suy nhược thần kinh là tình trạng bị rối loạn chức năng vỏ não xuất hiện khi não bộ phải hoạt động và làm việc quá mức. Bệnh thường gặp ở những đối tượng lao động căng thẳng, thường xuyên phải làm những công việc nặng nhọc, lao động quá nhiều giờ trong ngày hoặc phải đối mặt với nhiều vấn đề sang chấn tâm lý.

   Các biểu hiện của suy nhược thần kinh là:

  • Thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống.
  • Rối loạn giấc ngủ như trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ bị tỉnh dậy giữa đêm, thường xuyên gặp ác mộng,... thậm chí là mất ngủ triền miên.
  • Thu mình, trốn tránh giao tiếp xã hội
  • Khó tập trung, trí nhớ giảm sút, dễ bị phân tâm,...
  • Tâm trạng bất ổn, thay đổi thất thường.
  • Suy nghĩ quá nhiều, lo âu quá mức cần thiết

   Suy nhược thần kinh được chẩn đoán khi các triệu chứng trên diễn ra liên tục trong 3 tháng.

 

Người bị suy nhược thần kinh thường dành nhiều thời gian suy nghĩ quá nhiều.

Người bị suy nhược thần kinh thường dành nhiều thời gian suy nghĩ quá nhiều.

 

Làm sao để ngừng suy nghĩ quá nhiều?

   Suy nghĩ quá nhiều không chỉ là triệu chứng mà còn có thể là một yếu tố nguy cơ dẫn đến các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu. Do đó, bạn nên tìm cách ngừng những suy nghĩ miên man trong đầu. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

Bạn cần nhận ra mình đang suy nghĩ quá nhiều

   Chúng ta thường xuyên nhầm lẫn giữa việc suy nghĩ quá nhiều và việc cố gắng giải quyết vấn đề. Cụ thể, suy nghĩ quá nhiều là chúng ta chỉ suy nghĩ, suy diễn những chuyện quanh vấn đề đang xảy ra, trong khi đó giải quyết vấn đề là việc bạn tìm kiếm giải pháp.

   Ví dụ: Khi bạn nhận được thông báo rằng có một cơn bão đang sắp đến khu vực bạn sinh sống:

  • Suy nghĩ quá nhiều: “Ước gì bão không đến. Cơn bão thật đáng sợ. Hy vọng nhà mình không bị hư hại gì. Tại sao những điều khủng khiếp như vậy cứ xảy ra với mình?...”
  • Giải quyết vấn đề: “Mình sẽ gia cố lại ngôi nhà, chuẩn bị các dụng cụ sơ cứu và thuốc, mua lương thực thực phẩm trước khi bão đến,...”.

Đánh lạc hướng bản thân

   Bạn không nên cố gắng ngăn mình suy nghĩ quá nhiều bằng cách nghĩ rằng “mình không được nghĩ nữa, mình sẽ dừng suy nghĩ này tại đây”. Trong hầu hết trường hợp, việc cố gắng ngăn bản thân mình suy nghĩ quá nhiều chỉ khiến bạn suy nghĩ về nó nhiều hơn, đây chính là Hiệu ứng Gấu trắng trong tâm lý học.

   Thay vào đó, bạn hãy đánh lạc hướng bản thân bằng cách tham gia các hoạt động mang tính tương tác cao như chơi game, chơi thể thao, xem phim,... Việc đánh lạc hướng này sẽ khiến cho não của bạn được nghỉ ngơi, không cần nghĩ về những vấn đề mà bạn lo lắng nữa. Thậm chí, nó còn có thể giúp bạn tìm ra giải pháp tốt hơn sau đó.

Phân tích nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ quá nhiều

   Suy nghĩ quá nhiều thường bị kích hoạt bởi một vài nguyên nhân nào đó như dự tính về tương lai, nuối tiếc trong quá khứ, lo lắng về năng lực bản thân, căng thẳng,... Ngoài ra, sức khỏe thể chất cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Chúng ta thường dễ suy nghĩ quá mức khi mất ngủ, đau đầu, nhức mỏi, thiếu nước,...

   Biết được nguyên nhân giúp bạn có thể chủ động tránh rơi vào những tình huống đó.

Hướng đến những điều tích cực

   Chúng ta thường có xu hướng tập trung suy nghĩ những điều tiêu cực do não bộ được thiết kế để nhận diện các mối nguy hiểm đang đe dọa.

   Để khắc phục điều này, bạn có thể diễn giải tình huống theo một hướng khác để giảm mức độ đáng tin của những suy nghĩ tiêu cực. Đây được gọi là phương pháp tái cấu trúc nhận thức. Cụ thể, bạn hãy thử hướng sự tập trung đến những điều tích cực bạn mong muốn xảy ra, thay vì chỉ chú ý đến vấn đề hiện tại.

   Bạn hãy thử thực hành chánh niệm, tức là chú ý nhiều hơn đến những niềm vui đang diễn ra trong hiện tại, cho phép bản thân biết ơn và tận hưởng điều đó. Người hạnh phúc không phải là người có nhiều thứ mà là người hạnh phúc với những gì mình đang có. 

   Bạn nên sử dụng thêm sản phẩm BoniBrain của Mỹ. BoniBrain với thành phần từ tự nhiên như thảo dược, các loại acid amin, vitamin và nguyên tố vi lượng giúp làm tăng hormon hạnh phúc serotonin và dopamin, giảm lo âu, căng thẳng, buồn rầu, mất ngủ. Từ đó, BoniBrain giúp cải thiện phần nào tình trạng suy nghĩ quá nhiều do căng thẳng, lo âu.

 

BoniBrain của Mỹ.

BoniBrain của Mỹ.

 

Chia sẻ với người khác

   Bạn hãy cố gắng tâm sự, chia sẻ những điều mình suy nghĩ, lo lắng với những người thân thiết. Việc có thể nói ra được những tâm tư trong lòng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Hơn nữa, rất có thể bạn sẽ nhận được những lời khuyên phù hợp để giúp bạn giải quyết những vấn đề khó khăn, từ đó giảm bớt tình trạng suy nghĩ quá nhiều.

Tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp

   Nếu tình trạng suy nghĩ quá nhiều không được kiểm soát và làm ảnh hưởng nặng nề đến đời sống thì bạn nên tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Tùy thuộc vào tình trạng việc suy nghĩ quá nhiều và mức độ ảnh hưởng của nó tới cuộc sống, bạn sẽ được chỉ định trị liệu tâm lý hoặc trị liệu bằng thuốc.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Suy nghĩ quá nhiều có phải là bệnh không?”. Suy nghĩ quá nhiều không phải là bệnh nhưng có thể là triệu chứng của một số vấn đề tâm lý. Nếu tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài, bạn nên tìm cách khắc phục để tránh những hậu quả về lâu dài. Trong trường hợp không thể tự mình vượt qua, nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: suy nghĩ quá nhiều
Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi