Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?

Mục lục [Ẩn]

 

   Ở nước ta, tỷ lệ mắc suy nhược thần kinh chiếm khoảng 3-4% dân số, tương đương gần 3-4 triệu người. Điều đáng ngại là những con số đó vẫn tiếp tục tăng cao. Thế nhưng, không phải ai cũng biết về mức độ nguy hiểm của nó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết suy nhược thần kinh có nguy hiểm không? Mời các bạn cùng đón đọc!

 

Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?

Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?

 

Đôi nét về suy nhược thần kinh

   Suy nhược thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và trung khu dưới vỏ do các tế bào não bộ làm việc quá sức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hồi phục tổn thương của các cơ quan trong cơ thể.

   Đây là tình trạng bệnh tâm lý nhưng có cả triệu chứng tâm thần lẫn thực thể:

  • Biểu hiện về tinh thần:
  1. Tâm trạng không ổn định, dễ xúc động, cáu giận kèm theo cảm giác ăn năn, tội lỗi, dễ khóc hoặc đôi khi trầm lặng hoàn toàn.
  2. Xu hướng cô lập bản thân, tránh xa các mối quan hệ xã hội
  3. Lo âu quá mức, dễ xuất hiện cảm xúc hay suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận các vấn đề theo hướng bế tắc, không thể giải quyết.
  • Dấu hiệu thực thể:
  1. Nhịp tim tăng, có cảm giác co thắt ở ngực.
  2. Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc.
  3. Đau mỏi cổ, thắt lưng, cột sống.
  4. Hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi.
  5. Cảm giác khó chịu ở ngoài da: Kim châm, kiến bò, nóng lạnh thất thường, run chân tay.

   Các yếu tố dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh bao gồm:

  • Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài do áp lực công việc, tiền bạc, gia đình…
  • Não bộ thiếu hụt chất dinh dưỡng để hoạt động.
  • Thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng cải thiện tâm trạng như serotonin, dopamin.
  • Mất ngủ kéo dài.
  • Lạm dụng bia rượu.

   Nếu không được điều trị kịp thời, suy nhược thần kinh sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

 

Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài do áp lực công việc dễ gây suy nhược thần kinh

Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài do áp lực công việc dễ gây suy nhược thần kinh

 

Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?

   Thực tế, suy nhược thần kinh không gây ảnh hưởng ngay lập tức đến tính mạng người bệnh. Thế nhưng về lâu dài, chúng sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng như:

  • Mất ngủ kéo dài: Khi mất ngủ, cơ thể người bệnh sẽ mệt mỏi, kiệt quệ hơn, khiến tình trạng suy nhược thần kinh càng tồi tệ. Mà thần kinh càng suy nhược, họ lại càng mất ngủ. Cứ thế, một vòng xoắn bệnh lý xuất hiện kéo dài dai dẳng.
  • Hội chứng kích thích suy nhược: Hội chứng này khiến người bệnh dễ bị kích thích bởi cường độ âm thanh lớn hoặc ánh sáng quá cao, gây khó chịu, căng thẳng, mệt mỏi.
  • Rối loạn chuyển hóa cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

   Cùng với những triệu chứng khác của suy nhược thần kinh, chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng.

   Đặc biệt, suy nhược thần kinh còn tiến triển thành trầm cảm. Theo thống kê ở nước ta, mỗi năm có khoảng 40.000 ca tự tử vì trầm cảm. Đây là con số rất đáng báo động.

   Có thể thấy, suy nhược thần kinh sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, khi nhận thấy bản thân xuất hiện dấu hiệu của tình trạng này, bạn nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác và có hướng khắc phục phù hợp.

 

Suy nhược thần kinh phải làm sao?

Suy nhược thần kinh phải làm sao?

 

Suy nhược thần kinh phải làm sao?

   Để cải thiện suy nhược thần kinh, bạn nên kết hợp các biện pháp dưới đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Bạn nên bổ sung nhiều các loại rau củ quả tươi, hạn chế ăn đồ dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá.
  • Cố gắng giảm thiểu hoặc tránh các tình huống gây ra căng thẳng, thường xuyên chia sẻ, tâm sự với bạn bè và người thân những vấn đề mà bạn đang mắc phải; tránh xa các mối quan hệ độc hại.
  • Nếu lo lắng, căng thẳng do bệnh lý, bạn hãy dũng cảm đối mặt với nó, đi thăm khám và tuân thủ theo quá trình điều trị của bác sĩ, đồng thời suy nghĩ lạc quan, giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái.
  • Giải tỏa căng thẳng, stress bằng cách áp dụng biện pháp kích thích cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc là dopamine và serotonin:
  • Tập thể dục thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày
  • Phơi nắng vào buổi sáng khoảng 30 phút
  • Mát-xa, âu yếm bạn đời, trẻ nhỏ hay thú cưng.
  • Bổ sung lợi khuẩn bằng cách ăn các thực phẩm như dưa bắp cải, sữa chua kefir, kim chi.
  • Ngồi thiền, nghe nhạc, ngủ đủ giấc.
  • Sử dụng sản phẩm BoniBrain của Mỹ.
  • Tìm đến chuyên gia tâm lý: Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp bạn nhận ra vấn đề, đồng thời gợi ý cho bạn cách giải quyết. Vì vậy, bạn đừng ngại ngần mà hãy nhờ họ giúp đỡ.

   Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết “suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?”. Nếu cần giải tỏa tâm trạng căng thẳng khiến bạn mệt mỏi, hãy liên hệ với chuyên gia tâm lý 0243.760.6666 giờ hành chính để được hỗ trợ nhanh nhất. Cảm ơn các bạn!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi