Suy nhược thần kinh ở người cao tuổi - Nguyên nhân và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

    Suy nhược thần kinh là một dạng rối loạn chức năng não bộ phổ biến ở những người cao tuổi. Căn bệnh này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây suy nhược thần kinh ở người cao tuổi? Cách khắc phục là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Suy nhược thần kinh ở người cao tuổi - Nguyên nhân và cách khắc phục

Suy nhược thần kinh ở người cao tuổi - Nguyên nhân và cách khắc phục

 

Nguyên nhân gây suy nhược thần kinh ở người cao tuổi

   Suy nhược thần kinh xảy ra khi chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ bị rối loạn. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do tế bào thần kinh làm việc quá tải trong thời gian dài, hàm lượng serotonin và dopamin trong não giảm xuống thấp.

   Suy nhược thần kinh có thể xuất hiện ở cả người trẻ, trung niên và cao tuổi. Ở mỗi độ tuổi, tình trạng này sẽ có một số điểm giống và khác nhau. Suy nhược thần kinh ở người trẻ thường liên quan đến áp lực công việc, áp lực tiền bạc,... Trong khi đó, nguyên nhân gây suy nhược thần kinh ở người cao tuổi thường được biết đến là:

Suy giảm chức năng não bộ

   Theo tuổi tác, số lượng tế bào thần kinh chết đi nhiều, liên kết giữa chúng cũng mất dần đi. Bên cạnh đó, các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine cũng bị suy giảm. Điều này khiến cho một số chức năng nhất định của não bộ bị ảnh hưởng. Hoạt động của não bộ bị rối loạn làm cho người già dễ bị suy nhược thần kinh hơn.

   Sự suy giảm serotonin và dopamin có thể đến từ việc họ thường xuyên căng thẳng, lo nghĩ về các vấn đề như:

  • Cảm thấy mình không còn giá trị: Nhiều người tìm thấy niềm vui và giá trị của mình trong công việc. Khi tuổi già ập đến, họ không còn được làm việc hoặc không còn đủ khả năng làm việc. Lúc này, một số người sẽ nhận thấy mình trở nên vô dụng, không còn giá trị. Điều này khiến họ luôn cảm thấy buồn bực, u sầu, chán nản.
  • Phải sống phụ thuộc vào con cháu: Không có thu nhập, lương hưu hay tiền tiết kiệm khiến nhiều người cao tuổi phải sống dựa vào còn cháu. Việc sống phụ thuộc vào người khác, mất quyền tự quyết định có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của họ. Bên cạnh đó, nhiều người còn gặp khó khăn khi tự chăm sóc bản thân, mà phải nhờ con cháu giúp đỡ. Điều này đôi khi có thể khiến họ cảm thấy như mình là gánh nặng của gia đình.
  • Cô đơn: Tuổi già cũng chính là thời điểm nhiều người cảm thấy cô đơn nhất. Con cái đã trưởng thành, rời xa và có gia đình riêng. Sự quan tâm của con cái đến cha mẹ già không còn được như trước. Đặc biệt, những người có con cái làm ăn xa, nhiều tháng, nhiều năm mới về thăm sẽ cảm thấy vô cùng trống trải.
  • Sức khỏe suy giảm, nhiều bệnh tật: Tuổi tác tăng lên đồng nghĩa với việc sức khỏe thể chất suy giảm. Người cao tuổi dễ mắc phải nhiều bệnh tật như: tiểu đường, loãng xương, thoái hóa khớp,... Những bệnh lý này có thể khiến người bệnh mệt mỏi, hạn chế khả năng vận động, đi lại,... Đồng thời, họ còn phải tốn kém nhiều chi phí hơn, dẫn đến tâm lý lo lắng, buồn bực, chán nản, suy nhược thần kinh.

 

Sức khỏe suy giảm, nhiều bệnh tật có thể khiến người già lo lắng, suy nghĩ

Sức khỏe suy giảm, nhiều bệnh tật có thể khiến người già lo lắng, suy nghĩ

 

Sang chấn tâm lý

  • Con cái bất hiếu: Con cái sa vào tệ nạn xã hội, trộm cắp, cờ bạc, rượu chè, nợ nần, tù tội hay bỏ rơi, ruồng rẫy, không phụng dưỡng cũng là nguyên nhân gây suy nhược thần kinh ở người cao tuổi.
  • Mất người thân: Sự ra đi của người bạn đời có thể để lại một khoảng trống lớn. Bởi lẽ, nhiều người coi vợ hoặc chồng là một chỗ dựa tinh thần, niềm vui tuổi già. Bên cạnh đó, nếu người ra đi trước là con cái, cháu chắt thì đây sẽ là một cú sốc lớn với người cao tuổi.
  • Bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản: Không ít người có tuổi đã trở thành mục tiêu của các đối tượng lừa đảo. Họ luôn muốn kiếm thêm thu nhập để san sẻ nỗi lo kinh tế với con cái. Tuy nhiên, vì sự nhẹ dạ cả tin, thiếu đề phòng nên họ rất dễ bị lợi dụng, chiếm đoạt tài sản.

Chế độ dinh dưỡng kém

   Việc ăn uống ở người có tuổi thường bị giảm sút do nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như: tiêu hóa kém, hay ăn kiêng để kiểm soát các bệnh lý,... Điều này sẽ làm thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến chứng suy nhược thần kinh.

 

Cách khắc phục tình trạng suy nhược thần kinh ở người cao tuổi

  Trước hết, việc đầu tiên cần làm để khắc phục suy nhược thần kinh ở người cao tuổi là tìm ra nguyên nhân chính xác là gì để tháo gỡ được nút thắt trong tâm trí họ.

    Để làm được điều này, bạn cần dành thời gian lắng nghe, đồng cảm với họ, hoặc đưa họ đến gặp các chuyên gia tâm lý. Tiếp đến, các biện pháp giúp người bệnh cải thiện suy nhược và hồi phục nhanh hơn có thể kể đến là:

Ăn uống khoa học

   Người bệnh nên ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu acid amin như: L-Tyrosine, L-Tryptophan, L-Phenylalanine, vitamin nhóm B,... Các acid amin và vitamin này giúp tăng tổng hợp serotonin và dopamin, từ đó cải thiện các triệu chứng suy nhược thần kinh.

Tập thể dục thường xuyên

   Tập thể dục đều đặn vừa giúp tăng cường sức khỏe, vừa cải thiện tinh thần, giúp tâm trạng vui vẻ, thoải mái hơn.

Dành thời gian thư giãn

   Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách học thiền, yoga, nghe nhạc, đọc sách, ngủ đủ giấc…

 

Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

 

Tạo dựng các mối quan hệ tốt

    Người bệnh nên xây dựng và duy trì các mối quan hệ lành mạnh xung quanh như với bà con hàng xóm, hay tham gia vào hội người cao tuổi, hội phụ nữ,... Điều này sẽ giúp người bệnh bớt cô đơn khi phải sống xa con cháu hoặc không có người thân bên cạnh.

   Bên cạnh đó người cao tuổi cũng cần nâng cao cảnh giác, tránh để những đối tượng lừa đảo tiếp cận mà tiền mất tật mang.

Kiểm soát tốt các bệnh lý

   Bạn cũng cần kiểm soát tốt các bệnh lý đang mắc phải (nếu có) để chúng không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần bằng cách dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, giữ lối sống lành mạnh.

Sử dụng sản phẩm BoniBrain

   BoniBrain là sản phẩm của Mỹ, có tác dụng giúp làm tăng nồng độ serotonin và dopamin trong não bộ, từ đó giúp cải thiện tâm trạng, giảm lo âu, căng thẳng, buồn rầu và cải thiện giấc ngủ, giúp tinh thần sảng khoái, rất hiệu quả với những người bị suy nhược thần kinh.

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng suy nhược thần kinh ở người cao tuổi. Nếu có băn khoăn về các vấn đề tâm lý, quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 0243.760.6666 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi