4 loại hormone hạnh phúc: Chúng là gì và có vai trò như thế nào?

Mục lục [Ẩn]

 

 

   Đã bao giờ bạn tự hỏi, “điều gì khiến mình cảm thấy hạnh phúc?”, câu trả lời bạn đưa ra thường sẽ là sự hiện diện của những người thân yêu, sức khỏe dồi dào, kỷ niệm đẹp, tài chính ổn định…Dưới góc nhìn của sinh học, cảm giác hạnh phúc mà chúng ta có được thực chất chịu sự tác động của 4 loại chất hóa học trong não bộ. Chúng được gọi là các hormone hạnh phúc.

 

Hormone hạnh phúc là gì?

    Hormone (nội tiết tố) là những chất hóa học được tiết ra bởi một hoặc nhiều loại tế bào trong cơ thể. Chúng di chuyển trong máu và hoạt động như một chất truyền tín hiệu từ tế bào này qua tế bào khác. Hormone tham gia vào rất nhiều quá trình điều hòa chức năng của cơ thể như: tăng trưởng, trao đổi chất, sinh sản…

    Đặc biệt, có 4 loại hormone ảnh hưởng tới tâm lý và thái độ của chúng ta. Chúng được xem là có thể giúp cải thiện tâm trạng, thúc đẩy những cảm xúc tích cực và được gọi là hormone hạnh phúc.

    4 loại hormone hạnh phúc mà chúng ta đề cập tới bao gồm: Serotonin, Dopamine, Endorphin, Oxytocin.

 

Hormone hạnh phúc: Serotonin (Hormone điều hòa tâm trạng)

    Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh có vai trò chính trong việc cân bằng tâm trạng của con người. Loại hormone hạnh phúc này cũng được biết tới là tham gia vào quá trình điều tiết sự thèm ăn, ổn định chức năng tiêu hóa, cải thiện giấc ngủ và tăng cường khả năng học tập, trí nhớ của bạn.

    Chính vì vậy, thiếu hụt serotonin sẽ liên quan đến rất nhiều vấn đề sức khỏe tâm lý và thể chất, bao gồm:

  • Buồn chán, tự ti, lòng tự trọng thấp
  • Khó ngủ, mệt mỏi
  • Thèm ăn, đặc biệt là đồ ăn nhiều tinh bột và đường
  • Buồn nôn, rối loạn tiêu hóa
  • Trí nhớ kém, giảm khả năng tập trung

 

    Đặc biệt, nồng độ serotonin trong não thấp liên quan chặt chẽ với một số tình trạng bệnh lý rối loạn tâm thần, tiêu biểu như trầm cảm, rối loạn lo âu. Do đó, các nhóm thuốc chống trầm cảm hiện nay tập trung chủ yếu vào việc tăng cường nồng độ hormone hạnh phúc serotonin trong não nhằm cải thiện triệu chứng bệnh.

 

Hormone hạnh phúc: Serotonin (Hormone điều hòa tâm trạng)

 

    Có một số cách mà chúng ta có thể thực hiện để làm tăng hàm lượng serotonin tự nhiên như: phơi nắng, tập thể dục, ngủ đủ giấc, ăn các thực phẩm giàu protein (cá hồi, thịt, trứng…).

 

Hormone hạnh phúc: Dopamine (Hormone động lực)

    Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh khiến con người ta luôn khao khát và nỗ lực để đạt được một mục tiêu nhất định. Khi hoàn thành một công việc nào đó, não bộ cũng sẽ sản sinh ra dopamine như một phần thưởng và lại thôi thúc ta cố gắng đạt được điều tương tự. Nhìn chung, dopamine khiến cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và động lực với mọi hoạt động trong đời sống. Ngoài ra, dopamine cũng thúc đẩy tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, tăng cường trí nhớ, trí thông minh và ngôn ngữ.

    Thiếu hụt dopamine sẽ dẫn đến một số hệ lụy như:

  • Mất hứng thú với các hoạt động, kể cả là những sở thích cá nhân (đây là dấu hiệu bệnh trầm cảm điển hình)
  • Trí nhớ suy giảm, giảm tư duy, kém tập trung
  • Cảm xúc thay đổi thất thường
  • Người mệt mỏi, thiếu năng lượng

 

Hormone hạnh phúc: Dopamine (Hormone động lực)

 

    Bạn có thể tăng cường nồng độ loại hormone hạnh phúc này một cách tự nhiên như: đọc một trang sách mỗi ngày, dọn dẹp phòng, tưới cây, đối xử tốt với mọi người… Chỉ cần bạn đạt được một mục tiêu nào đó dù là rất nhỏ cũng sẽ thúc đẩy cơ thể tăng tiết dopamine, dopamine lại thôi thúc chúng ta thực hiện những mục tiêu mới. Đó giống như một vòng lặp vậy và phần thưởng cho bạn chính là cảm giác hạnh phúc và dễ chịu khi các mục tiêu mình đặt ra được thực hiện.

 

Hormone hạnh phúc: Oxytocin (Hormone tình yêu)

    Oxytocin còn được biết tới với cái tên “Hormone tình yêu”. Nó rất quan trọng trong việc thúc đẩy niềm tin, sự gắn kết trong các mối quan hệ. Nếu dopamine mang lại cảm giác vui vẻ nhanh chóng thì cảm giác hạnh phúc mà oxytocin mang lại có phần lâu dài hơn.

    Các nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ oxytocin trong cơ thể ở những cặp đôi đang ở giai đoạn đầu của một mối quan hệ lãng mạn cao hơn so với người độc thân. Nồng độ hormone này cũng rất cao trong thai kỳ của người phụ nữ.

 

Hormone hạnh phúc: Oxytocin (Hormone tình yêu)

 

    Chúng ta có thể dễ dàng khơi dậy loại hormone hạnh phúc này thông qua những cử chỉ thân mật với người mình yêu thương. Đó có thể là một cái ôm ấm áp, cử chỉ âu yếm với nửa kia của mình, dành thời gian cho bạn bè hoặc chơi cùng thú cưng…

 

Hormone hạnh phúc: Endorphin (Hormone giảm đau)

    Endorphin được xem là một loại hormone giảm đau tự nhiên của cơ thể. Endorphin giúp xoa dịu cơn đau về thể chất và tăng cường cảm giác dễ chịu, từ đó giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn.

    Chúng ta có thể dễ dàng gia tăng lượng hormone hạnh phúc này trong cơ thể bằng cách vận động. Nếu bạn đang cảm thấy mệt mỏi, chán nản, hãy thử đứng dậy và thực hiện một số động tác đơn giản như vươn vai, tập yoga, chạy bộ… Bằng cách này, cơ thể sẽ kích thích tiết endorphin tự nhiên và khơi dậy nguồn năng lượng tích cực. Đó là lý do vì sao bạn lại cảm thấy thoải mái và dễ chịu sau khi vận động.

 

Hormone hạnh phúc: Endorphin (Hormone giảm đau)

 

 

   Trên đây là 4 loại hormone hạnh phúc giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Nếu bạn đang cảm thấy chán nản, mệt mỏi, hãy thử một số biện pháp trên đây để tăng lượng hormone hạnh phúc tự nhiên. Nếu điều đó vẫn chưa thể khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn, hãy trò chuyện cùng chúng tôi. Cám ơn bạn đã theo dõi!  

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi