Tham gia vào hội nhóm trầm cảm - Nên hay không?

Mục lục [Ẩn]

 

   Chặng đường điều trị trầm cảm rất dài với nhiều khó khăn và cần có sự quyết tâm của mỗi người bệnh. Nhiều người bệnh trầm cảm vì mong muốn chia sẻ với người khác nên đã tham gia vào các hội nhóm trầm cảm trên mạng xã hội. Điều này là nên hay không nên? Người trầm cảm nên làm thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé!

 

Tràn lan những hội nhóm trầm cảm trên mạng xã hội

   Chỉ cần gõ “trầm cảm” vào khung tìm kiếm chữ trầm cảm, ta không khó tìm được những hội nhóm dành cho người trầm cảm. Số lượng thành viên dao động từ hàng nghìn đến hàng chục, hàng trăm nghìn thành viên với đa dạng lứa tuổi, giới tính, trình độ.

 

Không khó tìm được hội nhóm trầm cảm trên mạng xã hội.

Không khó tìm được hội nhóm trầm cảm trên mạng xã hội.

 

   Tuy rằng hầu hết các hội nhóm đều đặt lời giới thiệu là “chia sẻ kinh nghiệm vượt qua trầm cảm” nhưng không phải hội nhóm nào cũng có làm giống giới thiệu này. Sau khi thử tham gia vào những nhóm này, chúng tôi thấy có hai dạng hội nhóm, là:

  • Nhóm 1: Đồng hành cùng nhau chiến thắng trầm cảm. Các bài viết trong nhóm thường là: Chia sẻ các phương pháp trị liệu tâm lý, uống thuốc này có hiệu quả, thuốc kia gặp tác dụng phụ… hoặc giới thiệu cho nhau bác sĩ, giới thiệu cho nhau cách trị liệu, địa điểm khám. Đó là những thông tin tích cực.
  • Nhóm 2: Hầu hết là những thông tin tiêu cực. Các bạn đăng thông tin tiêu cực, chia sẻ những cách giải thoát. Thay vì động viên, đồng cảm và cùng giúp đỡ nhau vực dậy tinh thần, thoát khỏi khó khăn thì rất nhiều thành viên lại chỉ đề cập đến các vấn đề tiêu cực, thậm chí là rủ rê, xúi giục nhau tìm cách tự tử.

 

Hệ lụy khó lường từ những hội nhóm trầm cảm tự phát

   Việc tham gia các hội nhóm trầm cảm tự phát trên mạng có thể để lại nhiều hệ lụy như:

Các thành viên trầm cảm tiếp xúc với nhiều thông tin tiêu cực hơn

   Tham gia vào các hội nhóm trầm cảm, không khó để ta bắt gặp những chia sẻ về vấn đề, cuộc sống của những thành viên trong nhóm. Các câu chuyện của các bạn được kể dưới một góc nhìn tiêu cực, bi lụy.

 

Rất nhiều câu chuyện được chia sẻ dưới góc nhìn tiêu cực.

Rất nhiều câu chuyện được chia sẻ dưới góc nhìn tiêu cực.

 

Không khó để ta bắt gặp những lời chia sẻ như:

  • “Em thấy mình kém cỏi quá mọi người ạ. Sống bao nhiêu năm không làm được gì….”
  • “Stress quá, không nhờ vả được ai, gia đình không, bạn bè không, thật sự muốn buông xuôi”.
  • “Em có cảm giác không tin tưởng vào bất kỳ ai. Không tập trung làm việc. Luôn có cảm giác bị cô độc, 1 mình gồng gánh. Mỗi lần con ốm em thấy mình giống 1 người khác, la hét, quát mắng. Hay nghĩ linh tinh và khóc không kiềm chế được bản thân . Đôi khi nghĩ tiêu cực muốn 2 mẹ con buông bỏ….”  
  • “Em bế tắc quá không biết phải làm sao,...”
  • “Mình thực sự quá mệt mỏi, nếu như trước kia không được sinh ra trên cuộc đời này thì tốt rồi. Ai có thể chỉ cho mình biết cách nào chết nhẹ nhàng, không đau với”.

   Khi đọc những thông tin tiêu cực như vậy, người đọc thường có những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, mệt mỏi, căng thẳng, ...khiến tâm trạng của họ bị trùng xuống. Điều này rất nguy hiểm cho những người bệnh trầm cảm, bởi suy nghĩ của họ thông thường đã rất tiêu cực rồi.

   Trên thực tế, có một phương pháp trị liệu tâm lý là liệu pháp nhóm (Group therapy). Trong đó, các chuyên gia tâm lý sẽ trị liệu cho nhiều người cùng một lúc. Các thành viên trong nhóm trị liệu cũng chia sẻ, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu,... Tuy nhiên, các hội nhóm tự phát trên mạng xã hội thì khác. Đa số các hội nhóm trầm cảm trên đều không có sự hướng dẫn của chuyên gia hay bác sĩ tâm lý nên họ không được hướng dẫn cách điều hướng suy nghĩ và cảm xúc. Việc đọc quá nhiều bài viết tiêu cực như vậy rất dễ khiến tình trạng của bệnh nhân nặng hơn.

Có thể gặp phải những biện pháp hỗ trợ không đúng

   Nhiều người vào các nhóm trầm cảm với hy vọng chia sẻ câu chuyện của mình và nhận được sự đồng cảm hay những lời khuyên hữu ích. Tuy nhiên, đa phần thành viên trong những nhóm này thì thường là những bệnh nhân trầm cảm khác. Do đó, những lời khuyên, góp ý họ nhận được cũng có thể không đúng, lệch lạc và mang tính tiêu cực.

   Ngoài ra, một số bệnh nhân khi nghi ngờ bản thân bị trầm cảm thì không muốn đi khám lại vào nhóm để xin đơn thuốc. Việc này là không nên, thuốc chống trầm cảm có nhiều tác dụng không mong muốn, chỉ được sử dụng khi có chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Dựa theo tình hình, mức độ bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bệnh nhân. Việc sử dụng thuốc một cách tuỳ tiện có thể để lại những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.

 

Nhiều người vào hội nhóm để xin đơn thuốc điều trị.

Nhiều người vào hội nhóm để xin đơn thuốc điều trị.

 

Chia sẻ nhưng không nhận được sự đồng cảm

    Thông thường, bệnh nhân trầm cảm chia sẻ câu chuyện trong nhóm với mong muốn nhận được sự đồng cảm, thấu hiểu từ người khác. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, thứ họ nhận được không phải là sự đồng cảm mà là sự trách móc, phản đối. Điều này khiến họ càng cảm thấy mình cô đơn, bị ghét bỏ, cô lập.

Dễ gặp phải nguy cơ lừa đảo

   Đã có trường hợp, những kẻ xấu trà trộn vào các nhóm trầm cảm. Khi có người chia sẻ, chúng sẽ nhắn tin hỏi han để tạo lòng tin, lợi dụng sự yếu lòng của nạn nhân. Sau đó, những kẻ này sẽ sử dụng nhiều thủ đoạn để lừa tiền, lừa vật chất của nạn nhân.

Gia tăng nguy cơ tự tử

   Trong một vài trường hợp, bệnh nhân trầm cảm tham gia các hội nhóm này bị rủ rê, dụ dỗ tự tử.

   L.T.H.D. (17 tuổi, ngụ tại quận 6, TP HCM) là thành viên “Hội những người muốn tự tử” trên mạng xã hội. D kể với cô giáo dạy văn rằng, em tham gia nhóm này với mong muốn giúp mình thoải mái chia sẻ những áp lực trong cuộc sống và dễ dàng tìm được những người bạn sẵn sàng lắng nghe nỗi buồn cùng mình.

  Tuy nhiên, thực tế thì lại khác. D chia sẻ: “Hôm đó, em đăng một bài viết khá dài chia sẻ chuyện bị bố la mắng và những áp lực mình đang gặp phải. Nhiều người vào xúi em: “Mày đi chết đi”, “Sống như thế thì sống làm gì” và nhiều bình luận còn ghê rợn hơn. Em rơi vào khủng hoảng, cả đêm mất ngủ và nhiều lần nghĩ đến cái chết vì cho rằng mình đúng là không đáng sống như lời họ nói”. Thật may mắn, D được cô giáo dạy văn quan tâm và lắng nghe. Cô đã kết nối cho em trò chuyện với một chuyên gia tâm lý để giúp em vượt qua khủng hoảng.

       Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy. Vào tháng 4/2023, mạng xã hội Trung Quốc đã rúng động trước thông tin 7 học sinh đã nhảy lầu liên tục trong 5 ngày liên tiếp. Cùng lúc đó, tại khu thắng cảnh núi Thiên Môn ở Trương Gia Giới, Trung Quốc đã có liên tiếp 4 du khách cùng nhau nhảy xuống vực tự tử và tất cả đều tử vong. Cảnh sát tiến hành điều tra và phát hiện các vụ tự tử này đều là kết quả của “các nhóm hẹn tự tử trên mạng xã hội”.

 

Một số lời khuyên cho bệnh nhân trầm cảm

Tham gia vào các hội nhóm tích cực, câu lạc bộ sở thích

   Thay vì tham gia vào các hội nhóm trầm cảm, bạn nên tham gia vào những hội nhóm, câu lạc bộ tích cực. Ví dụ: Bạn thích thêu thùa thì tham gia vào câu lạc bộ may vá, thêu thùa, hay nếu bạn thích viết văn, đọc thơ thì tham gia vào câu lạc bộ văn thơ,....

    Khi tham gia vào câu lạc bộ này, bạn sẽ được chia sẻ, kết nối với những người có cùng sở thích. Các bạn sẽ nói những câu chuyện về sở thích của mình, chia sẻ kinh nghiệm,... Điều này sẽ giúp bạn kết nối với người khác tốt hơn và không quá chú tâm vào những điều tiêu cực nữa.

   Ngoài ra, tham gia vào các câu lạc bộ tình nguyện cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời. Khi tham gia vào câu lạc bộ này, bạn sẽ cùng với các thành viên khác giúp đỡ người khác, những người có hoàn cảnh éo le, vất vả. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra mình cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc và tự hào về bản thân mình hơn.

 

 Đi tình nguyện là một sự lựa chọn tuyệt vời cho người trầm cảm.

Đi tình nguyện là một sự lựa chọn tuyệt vời cho người trầm cảm.

 

Kết bạn với những người tích cực

   Những người tích cực luôn biết cách khiến cuộc đời có thêm nhiều niềm vui, luôn tràn đầy năng lượng để khiến bạn cảm thấy vui vẻ hơn. Những năng lượng tích cực nếu có thể lan tỏa qua những người trầm cảm thì thực sự có thể đưa họ trở về với ánh sáng của niềm vui và hy vọng.

   Và hơn hết những người tích cực thường có sự kiên trì khá tốt, họ sẽ không bỏ mặc những người trầm cảm mà không ngừng tìm kiếm cách để giúp đỡ người bạn của mình.

Chia sẻ với những người thân thiết, giàu kinh nghiệm

   Thay vì chia sẻ với những bệnh nhân trầm cảm khác - những người có góc nhìn tiêu cực giống như bạn, bạn hãy thử chia sẻ với những người giàu kinh nghiệm mà bạn tin tưởng. Họ sẽ chia sẻ góc nhìn của bản thân, giúp bạn thoát ra khỏi những dòng suy nghĩ tiêu cực luẩn quẩn trong đầu bấy lâu. Nếu không biết chia sẻ cùng ai, hãy gọi đến tổng đài 0243.760.6666, bạn nhé!

   Trong trường hợp những suy nghĩ tiêu cực quá lớn, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ chuyên nghiệp của các chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý.

Chăm sóc bản thân mình

Bạn nên tự chăm sóc bản thân mình bằng cách:

  • Hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên mang lại hiệu quả tốt với điều trị bệnh trầm cảm nặng. Tập thể dục làm tăng serotonin, endorphin và các chất dẫn truyền thần kinh khác tạo cảm giác tốt cho não. Bạn nên duy trì hoạt động thể chất khoảng 30 – 60 phút trong hầu hết các ngày.
  • Dinh dưỡng: Ăn uống đầy đủ rất quan trọng với cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Đặc biệt là với những người đang mắc chứng trầm cảm nặng. Ăn nhiều bữa nhỏ và cân bằng trong ngày sẽ giúp duy trì năng lượng và giảm thiểu tâm trạng thất thường. Chú ý bổ sung các thực phẩm như rau củ quả tươi, protein lành mạnh và carbohydrate phức hợp.
  • Ngủ: Giấc ngủ có sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tâm trạng. Khi bạn không được ngủ đủ giấc thì triệu chứng trầm cảm sẽ trở nên tồi tệ hơn. Thiếu ngủ làm trầm trọng thêm tình trạng buồn bã, ủ rũ, cáu kỉnh và mệt mỏi. Cần đảm bảo rằng bạn ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi đêm.
  • Sử dụng BoniBrain của Mỹ để cải thiện tâm trạng. BoniBrain giúp giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm như lo âu, căng thẳng, buồn rầu, mệt mỏi kéo dài,... giúp bạn thấy vui vẻ, hạnh phúc, yêu đời hơn, có năng lượng và có động lực sống nhờ tác dụng giúp tăng cường tiết hormon hạnh phúc serotonin và dopamin trong cơ thể.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được rằng bệnh nhân trầm cảm có nên tham gia vào các hội nhóm không. Thực tế các hội nhóm trực tuyến liên quan đến bệnh lý về sức khỏe tâm thần hiện nay thường được tự thành lập và đăng bài không qua sự kiểm duyệt. Vì vậy, bạn cần sáng suốt, và chắt lọc thông tin nếu muốn tham gia, bạn nhé! Nếu có điều gì muốn tâm sự, chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi