Cảm giác trống rỗng: Làm sao để vượt qua

Mục lục [Ẩn]

 

    Bạn đang có cảm giác trống rỗng, cô đơn, vô vọng, không suy nghĩ được gì? Bạn thấy mình như mất kết nối với mọi thứ xung quanh? Tình trạng này có thể là bình thường khi chúng ta đối mặt với sự mất mát lớn, chấn thương hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống.

    Vậy nhưng, khi cảm giác trống rỗng diễn ra trong thời gian dài, ảnh hưởng đến cuộc sống và khả năng học tập, làm việc của bạn thì hãy cẩn trọng. Bởi đó có thể là biểu hiện của một vấn đề trên sức khỏe tâm thần. Cùng tìm hiểu thêm ở bài viết sau đây nhé!

 

Làm sao để vượt qua cảm giác trống rỗng?

Làm sao để vượt qua cảm giác trống rỗng?

 

Những trạng thái cảm xúc liên quan đến cảm giác trống rỗng

    Không có một định nghĩa cụ thể nào về cảm giác trống rỗng mà nó thường sẽ được mô tả bằng những trạng thái khác như: 

  • Anhedonia (mất khả năng cảm nhận niềm vui): Đây là tình trạng mà một người bị mất hứng thú và niềm vui trong các hoạt động trước đây từng yêu thích. Họ vẫn có thể thực hiện các hoạt động này nhưng lại cảm thấy buồn chán, không hài lòng với chúng. 
  • Cảm thấy cô đơn: Cô đơn mô tả sự trống rỗng và buồn bã do thiếu kết nối người khác. Cô đơn thậm chí có thể xảy ra khi một người sống và làm việc với rất nhiều người, nhưng không có sự kết nối, quan tâm lẫn nhau. 
  • Vô vọng: Vô vọng là một loại trống rỗng mà một người nghĩ rằng mọi thứ sẽ không thể tốt đẹp hơn trong tương lai, khiến họ bỏ cuộc hoặc cảm thấy cuộc sống này thật vô nghĩa. 
  • Cảm thấy vô giá trị: Thấy bản thân nhỏ bé và tầm thường, nghĩ rằng mình vốn đã thiếu những phẩm chất tốt, không có tài năng hoặc điểm mạnh.
  • Mất sự liên kết với người khác và với chính mình: Bạn có thể cảm thấy không còn có sự liên kết với người khác (ví dụ như không thể tham gia được vào một cuộc trò chuyện nào đó). Nhiều trường hợp lại có cảm giác như không thể hiểu nổi cảm xúc và hành động của chính bản thân mình. 
  • Không cảm xúc: Bạn có thể thấy rằng cảm xúc của mình dường như bị tê liệt. Đây được coi là cơ chế để cơ thể đối phó với những chấn thương, mất mát, sự đau thương.
  • Mất phương hướng, bạn có khao khát và cảm thấy như còn thiếu điều gì đó rất mơ hồ, muốn thỏa mãn hoặc đạt được một cái gì đó nhưng không biết nó là gì. 

 

Định hình cảm giác trống rỗng trong bạn

Định hình cảm giác trống rỗng trong bạn

 

Cảm giác trống rỗng kéo dài là biểu hiện của bệnh gì?

    Nếu bạn có cảm giác trống rỗng trong thời dài thì rất có thể, bạn đang gặp một hoặc nhiều tình trạng sau đây:  

  • Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline personality disorder – BPD): Đây là một hội chứng đặc trưng bởi sự nhạy cảm quá mức về các mối quan hệ, lo sợ bị bỏ rơi một cách dữ dội, cảm xúc không ổn định hay mơ hồ về lý tưởng, mục tiêu sống của chính bản thân.
  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD): Một số người bị PTSD cảm thấy tê liệt về cảm xúc hoặc cảm giác trống rỗng sau một sự kiện đau buồn. Cảm giác trống rỗng thường là 1 phản ứng để bảo vệ bản thân trước nỗi đau tinh thần quá lớn. 
  • Sang chấn phức tạp (Complex Trauma): xảy ra khi một người trải qua một loạt các sự kiện sang chấn lặp đi lặp lại (bạo hành, nghiện ngập, nghèo đói) hoặc khi các sự cố đau thương xảy ra.
  • Đau buồn phức tạp hay còn gọi là rối loạn mất người thân phức tạp dai dẳng. Chứng rối loạn này xảy ra khi một người đau buồn quá mức và kéo dài do mất người thân
  • Trầm cảm nặng: Những người mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng thường trải qua sự buồn bã, cô đơn, mất khả năng cảm nhận niềm vui, mất hứng thú kéo dài mà họ có thể mô tả là cảm giác trống rỗng. Những cảm giác này có thể tăng lên thành cảm giác vô vọng, tuyệt vọng khi chứng trầm cảm trở nên tồi tệ hơn. Và đây thường là một yếu tố nguy cơ dẫn đến tự sát.
  • Rối loạn lo âu: Mặc dù ít phổ biến hơn nhưng một số người mắc chứng rối loạn lo âu cũng có thể có cảm giác trống rỗng. Đó là trong trường hợp người bệnh tự cô lập bản thân với xã hội (bao gồm hội chứng sợ khoảng trống và rối loạn lo âu xã hội). Những người mắc chứng rối loạn này thường muốn kết nối xã hội với những người khác nhưng lại không thể vì sợ hãi, và sự cô lập kéo dài có thể dẫn đến cảm giác trống rỗng, buồn bã, thậm chí là tuyệt vọng.

 

Cảm giác trống rỗng có thể là biểu hiện của bệnh trầm cảm

Cảm giác trống rỗng có thể là biểu hiện của bệnh trầm cảm

 

Làm sao để thoát khỏi cảm giác trống rỗng kéo dài?

    Để thoát khỏi cảm giác trống rỗng kéo dài, bạn cần tìm đến chuyên gia tâm lý để được giải đáp những khúc mắc trong lòng, chỉ ra những tư duy, nhận thức sai lệch và có được những lời khuyên hữu ích. Bạn cũng nên thực hiện một số biện pháp sau đây để giúp loại bỏ cảm giác trống rỗng của mình bằng cách thay đổi cách phản ứng và đối phó với những cảm xúc tiêu cực:

Bắt đầu thói quen thiền hoặc chánh niệm

   Thiền định và chánh niệm sẽ giúp bạn cảm thấy kết nối nhiều hơn với bản thân và những trải nghiệm trước đây. 

Xây dựng mối hệ với những người mới, kết nối lại với những mối quan hệ cũ

    Mối quan hệ tốt đẹp là yếu tố quan trọng tạo nên sự hạnh phúc và sẽ giúp loại bỏ dần tình trạng cảm thấy trống rỗng bắt nguồn từ sự cô đơn, mất kết nối với chính bản thân mình và người khác.

Tận dụng tối đa thời gian rảnh

   Thay vì dành toàn bộ thời gian cuối tuần để xem tivi hay dùng mạng xã hội thì bạn hãy lên kế hoạch cho những việc mang lại cảm giác vui vẻ, thú vị và thỏa mãn. Thời gian đầu, vì đang gặp tình trạng cảm thấy trống rỗng mà bạn sẽ không thấy chúng thú vị, vui vẻ. Tuy nhiên, về sau, bạn sẽ dần cảm thấy tốt hơn, tâm trạng cũng dần ổn định.

Đặt ra mục tiêu và hành động để hướng tới mục tiêu đó

   Đặt mục tiêu có thể chống lại sự trống rỗng do vô vọng, vô giá trị và mất phương hướng gây ra, giúp bạn hướng nỗ lực của mình vào việc cải thiện cuộc sống và hoàn cảnh theo những cách cụ thể và có thể đo lường được.

    Ví dụ, bạn đặt mục tiêu trong năm nay, cuối năm bạn cần tiết kiệm được 1 số tiền nào đó. Hoặc trong 10 năm tới, bạn sẽ cần hoàn thành mục tiêu mua nhà, lấy vợ và sinh hai đứa con kháu khỉnh.  Đặt mục tiêu cũng mang lại mục đích và ý nghĩa cho cuộc sống hàng ngày của bạn, khuyến khích có hy vọng về tương lai.

Hãy tăng cường vận động

    Tập thể dục và hoạt động thể chất là tốt cho tất cả các khía cạnh của sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Hoạt động tích cực hơn giúp kích thích cơ thể tăng tiết các chất dẫn truyền thần kinh, các hormon giúp điều chỉnh tâm trạng, giảm căng thẳng và tăng năng lượng cho cơ thể.

    Việc dành thời gian để vận động cũng giúp bạn hòa hợp hơn với cơ thể của mình, điều này đặc biệt tốt cho những người cảm thấy trống rỗng khi bị ngắt kết nối với cơ thể.

Định hình cảm xúc của bạn

    Cảm xúc là một phần tạo nên cuộc sống trọn vẹn và ý nghĩa, đồng thời kết nối bạn với chính mình và những người khác. Những người kìm nén hoặc trốn tránh cảm xúc của họ thì sẽ dễ gặp tình trạng cảm thấy trống rỗng kéo dài. Vì vậy, bạn hãy học cách ngồi lại và định hình, đối mặt với cảm xúc của mình.

Chữa lành vết thương cũ

   Với cảm giác trống rỗng bắt nguồn từ những tổn thương hoặc mất mát trong quá khứ, bạn buộc phải cố gắng để nhìn lại, đối mặt và tìm kiếm phương pháp chữa lành những vết thương đó.

   Điều này được thực hiện tốt nhất khi bạn tham gia quá trình trị liệu cùng với chuyên gia tâm lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể đọc thêm những cuốn sách chữa lành, tham gia nhóm hỗ trợ hoặc thực hành sự tha thứ cho người khác và tha thứ cho chính bản thân mình.

Thực hành đóng góp và giúp đỡ

   Hành động giúp đỡ người khác là một trong những cách mang lại nhiều lợi ích về mặt tâm lý. Nó giúp bạn sử dụng thời gian và năng lượng của mình một cách hiệu quả và có ý nghĩa, tránh tình trạng cảm thấy bản thân vô giá trị. 

   Tìm cách đóng góp cho cộng đồng cũng giúp loại bỏ cảm giác trống rỗng bắt nguồn từ việc thiếu kết nối, mục đích hoặc giá trị bản thân. Đóng góp có thể có nhiều hình thức như dành thời gian để làm thiện nguyện, đề nghị giúp đỡ bạn bè hoặc đồng nghiệp, quyên góp cho tổ chức từ thiện...

 

Thực hiện những hành động có ích cho cộng đồng có thể giúp đẩy lùi cảm giác trống rỗng

Thực hiện những hành động có ích cho cộng đồng có thể giúp đẩy lùi cảm giác trống rỗng

 

Uống BoniBrain để cơ thể tăng tiết hormon hạnh phúc

    Trong cơ thể của chúng ta có hai loại hormon hạnh phúc rất quan trọng đó là serotonin và dopamin. Nồng độ hai chất này giảm thấp là nguyên nhân hàng đầu khiến con người có tâm trạng buồn bã, mệt mỏi, mất năng lượng, cô đơn, không tìm được niềm vui và hạnh phúc cũng như động lực để cố gắng.

    Khi serotonin được tiết ra đầy đủ, chúng ta sẽ thấy dễ chịu, bình tĩnh, hạnh phúc, vui vẻ, cải thiện tâm trạng. Khi dopamin được tiết ra đầy đủ, chúng ta sẽ thấy có động lực, cảm giác thích thú, hưng phấn và tràn đầy năng lượng.

     BoniBrain kích thích cơ thể tăng tiết cả hai loại hormon này, từ đó giúp người dùng cải thiện tâm trạng, dần thoát khỏi cảm giác trống rỗng và những cảm xúc tiêu cực khác, trở nên hạnh phúc và vui vẻ hơn.

 

Dùng BoniBrain để cải thiện tâm trạng và trở nên hạnh phúc hơn

Dùng BoniBrain để cải thiện tâm trạng và trở nên hạnh phúc hơn

 

     Như vậy, cảm giác trống rỗng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng trên sức khỏe tâm thần. Để lấy lại được tinh thần, thoát khỏi cảm giác tiêu cực đó, bạn nên áp dụng các phương pháp trên ngay từ hôm nay nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi