Mục lục [Ẩn]
Rối loạn lo âu xã hội khiến người bệnh thu mình lại, không dám tiếp cận với thế giới, nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần.
Để có thêm những thông tin hữu ích về chứng rối loạn lo âu xã hội như nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.
Rối loạn lo âu xã hội là gì?
Rối loạn ám ảnh xã hội là gì?
Rối loạn lo âu xã hội là 1 phân nhóm của chứng bệnh rối loạn lo âu, thuộc bệnh lý sức khỏe tâm thần.
Bình thường, 1 người trở nên căng thẳng hơn trước 1 sự kiện nào đó hoặc trước chốn đông người là điều rất bình thường. Nhưng với người bị mắc chứng rối loạn lo âu xã hội, họ bị lo âu 1 cách thái quá và hoặc duy trì trong thời gian dài, họ có xu hướng bộc lộ sự sợ hãi của mình 1 cách mãnh liệt, đặc biệt là khi bị người khác nhìn hoặc phê bình. Những điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sinh hoạt thường ngày và quá trình giao tiếp, tiếp cận xã hội, học tập và làm việc của bệnh nhân.
Những triệu chứng nhận diện chứng rối loạn lo âu xã hội
Mỗi một bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau, những triệu chứng cũng bộc lộ trong những tình huống không cố định.
Một số tình huống khiến người bệnh dễ lo lắng, sợ hãi và có những phản ứng quá mức có thể kể đến như: Khi đứng nói trước đám đông, khi nói chuyện với người lạ hay hẹn hò, ăn trước mặt người khác, khi phải nhìn vào mắt người khác, khi phải đến một bữa tiệc đông người hay dùng nhà vệ sinh công cộng.
Nhìn chung, phản ứng của mỗi bệnh nhân sẽ có những điểm không hoàn toàn giống nhau nhưng sau đây là một số triệu chứng thường gặp:
- Cảm thấy lo lắng quá mức
- Đi đi lại lại liên tục, không thể đứng hoặc ngồi yên một chỗ.
- Lo lắng trong thời gian dài trong nhiều tuần đến mất ăn mất ngủ trước khi một sự kiện nào chuẩn bị diễn ra.
- Cảm thấy sợ, lo lắng khi bị người khác nhận xét trong những tình huống giao tiếp bình thường, đặc biệt là khi tiếp xúc với người lạ hoặc khi trở thành tâm điểm của một cuộc nói chuyện nào đó.
- Cảm thấy xấu hổ, bị sỉ nhục khi bị đánh giá với biểu hiện như run rẩy, đỏ mặt, đổ mồ hôi tay, chân.
- Một số triệu chứng thực thể như căng cơ, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn ọe, tim đập nhanh hơn, có thể bị loạn nhịp, đỏ mặt, chóng mặt, cảm thấy khó tiêu hoặc tiêu chảy.
Người mắc chứng lo lắng xã hội thường cảm thấy sợ và lo lắng khi đứng trước nhiều người
Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?
Việc có phương pháp trị liệu đúng cách là điều vô cùng cần thiết với người bệnh, giúp họ có thể bình tĩnh hơn, chống lại cảm giác lo âu, sợ hãi và hoạt động, làm việc, giao tiếp hiệu quả hơn trong các tình huống xã hội.
Bạn nên đến gặp các chuyên gia tâm lý nếu như bạn cảm thấy sợ và tránh né các tình huống xã hội (như bữa tiệc, buổi hẹn hò, 1 cuộc hội thảo…).
Nguyên nhân gây rối loạn lo âu xã hội là gì?
Rối loạn lo âu xã hội có thể do các yếu tố di truyền hoặc tác động từ xã hội:
- Nguyên nhân do di truyền: Rối loạn lo âu xã hội có yếu tố di truyền. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về tỷ lệ mắc bệnh do di truyền chiếm bao nhiêu phần trăm và bao nhiêu phần là do tác động từ xã hội.
- Đặc điểm cấu trúc não bộ. Một cấu trúc trong não gọi là hạch hạnh nhân (uh-MIG-duh-luh) có thể đóng vai trò kiểm soát phản ứng sợ hãi. Những người có hạch hạnh nhân hoạt động quá mức có thể có phản ứng sợ hãi cao hơn, gây ra sự lo lắng gia tăng trong các tình huống xã hội.
- Tác động của môi trường: Rối loạn lo âu xã hội có thể xuất phát từ việc người bệnh đã từng rơi vào một tình huống xã hội khiến họ bị xấu hổ quá mức. Một nguyên nhân nữa là do cách nuôi dạy, giáo dục con cái của cha mẹ, các bậc phụ huynh bao bọc con hoặc nghiêm khắc quá mức, khiến con dễ bị hoảng sợ, lo lắng khi ở trong một tình huống xã hội cụ thể.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn lo âu xã hội là:
- Có người trong gia đình như cha mẹ, anh chị em ruột cũng mắc chứng rối loạn lo âu xã hội.
- Người đã trải qua tình huống tiêu cực trong quá khứ: Bị trêu chọc, bắt nạt, từ chối, chế giễu hoặc sỉ nhục khi còn nhỏ, có thể dễ mắc chứng rối loạn lo âu xã hội hơn. Hoặc đứa trẻ lớn lên trong 1 gia đình thường xuyên cãi vã, từng bị lạm dụng tình dục… cũng có nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu này.
- Tính cách: Những đứa trẻ nhút nhát, rụt rè, thu mình hoặc kiềm chế khi đối mặt với những tình huống hoặc những người mới có thể có nguy cơ cao hơn so với những đứa trẻ tự tin, hoạt bát.
- Có ngoại hình hoặc điều kiện thu hút sự chú ý. Ví dụ, biến dạng khuôn mặt, nói lắp hoặc run do bệnh Parkinson có thể làm tăng cảm giác mất tự tin và gây ra chứng rối loạn lo âu xã hội.
Chứng rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị, rối loạn lo âu xã hội gây ra các vấn đề nghiêm trọng như:
- Hạ thấp lòng tự trọng: Người bệnh cảm thấy chán ghét bản thân, thấy vô dụng, tự nhận lỗi về mình, thấy mình luôn sai, từ đó có nguy cơ trầm cảm.
- Không có khả năng quyết đoán.
- Nói chuyện tiêu cực.
- Cô lập với các mối quan hệ xã hội.
- Thành tích làm việc hoặc học hành thấp.
- Lạm dụng chất gây nghiện, chẳng hạn như uống quá nhiều rượu
- tự_tử hoặc cố gắng tự_tử
Điều trị chứng rối loạn lo âu xã hội bằng cách nào
Để điều trị chứng rối loạn lo âu xã hội, có hai phương pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc.
Điều trị rối loạn lo âu xã hội không dùng thuốc
- Liệu pháp nhận thực hành vi CBT (Cognitive Behavioral Therapy): Liệu pháp này giúp bệnh nhân thay đổi suy nghĩ, thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực, có cái nhìn tích cực, thực tế, đúng đắn hơn về các sự việc trong cuộc sống của họ, trở nên tự tin và giảm lo lắng, sợ hãi khi đối mặt với các tình huống xã hội.
- Liệu pháp tiếp xúc: Với phương pháp này, người bệnh sẽ được luyện tập và học cách đối mặt, tiếp xúc với người đối diện thay vì mãi lẩn tránh.
- Trị liệu nhóm: Người bệnh được tham gia điều trị theo nhóm những người có cùng nỗi sợ, được hướng dẫn các kỹ năng và kỹ thuật để có thể tương tác được với mọi người.
- Cách điều trị rối loạn lo âu tại nhà: quá trình điều trị rối loạn lo âu xã hội có thể được cải thiện tốt hơn khi người bệnh thực hiện các biện pháp tại nhà như sau: Tránh xa các chất kích thích như cafein, thuốc lá vì chúng có thể gây lo lắng. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc bỏ thuốc lá, hãy dùng sản phẩm nước súc miệng Boni-Smok để bỏ thuốc dễ dàng hơn. Bạn không uống rượu bia và đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm. Đặc biệt, nên sử dụng thêm sản phẩm BoniBrain.
- BoniBrain của Mỹ là sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, không phải là thuốc hóa dược nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ. Nó sẽ giúp kích thích cơ thể tăng tiết hormon hạnh phúc là dopamine và serotonin. Trong đó, dopamine là một chất tạo động lực, thành tích đối với con người. Khi cơ thể giải phóng nhiều dopamin, chúng ta sẽ có cảm giác thích thú, hưng phấn và tràn đầy năng lượng. Còn với serotonin, nó sẽ giúp điều chỉnh tâm trạng, giúp bạn bình tĩnh hơn. Nhờ vậy, tình trạng căng thẳng, lo âu quá mức của bạn sẽ được cải thiện hiệu quả.
Điều trị rối loạn lo âu xã hội có sử dụng thuốc
Các thuốc dùng cho người mắc chứng rối loạn lo âu chủ yếu là thuốc chống lo lắng và trầm cảm. Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân (triệu chứng, mức độ nghiêm trọng) mà bác sĩ sẽ kê thuốc với liều lượng khác nhau.
Đặc điểm của các thuốc điều trị rối loạn lo âu là có tác dụng nhanh nhưng gây ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, khó ngủ, ảnh hưởng đến thần kinh… Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng mà cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Vì còn tồn tại rất nhiều nhược điểm nên các thuốc tây điều trị rối loạn lo âu xã hội chỉ được bác sĩ chỉ định sau khi cân nhắc thật kỹ và các phương pháp khác không có hiệu quả. Trong các trường hợp, bác sĩ vẫn ưu tiên sử dụng các biện pháp không dùng thuốc vì ưu điểm an toàn, không có phản ứng bất lợi và hiệu quả lâu dài, ít tái phát.
Thuốc điều trị rối loạn lo âu xã hội gây nhiều tác dụng phụ
Xin mời bạn theo dõi bài viết: Có chữa dứt điểm rối loạn lo âu được không?
Như vậy, rối loạn lo âu xã hội cần được điều trị sớm và đúng cách để tránh những hậu quả khôn lường. Những biện pháp không dùng thuốc như liệu pháp nhận thức CBT, điều trị nhóm, sử dụng BoniBrain được ưu tiên vì tính hiệu quả cao và đảm bảo an toàn cho người bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập