Những cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực, làm chủ bản thân hiệu quả

Mục lục [Ẩn]

 

   Khi có cảm xúc tiêu cực như tức giận, đau khổ… chúng ta dễ bị mất kiểm soát bản thân, có những lời nói, hành vi không đúng chuẩn mực. Hệ lụy theo sau đó nhẹ thì làm mất tình cảm, mối quan hệ xã hội, nặng có thể dẫn đến cuộc xung đột, bạo lực nghiêm trọng. Bởi vậy, bài viết dưới đây sẽ hé lộ cách kiềm chế cảm xúc, giúp làm chủ bản thân hiệu quả.

 

Kiềm chế cảm xúc tiêu cực bằng cách nào?

Kiềm chế cảm xúc tiêu cực bằng cách nào?

 

Kiềm chế cảm xúc bằng cách hít thật sâu

   Khi cảm xúc đang ở trạng thái bất ổn, nhịp thở gấp, tim đập nhanh, chúng ta thường khó đưa ra một quyết định, một lời nói chuẩn mực. Để bình tĩnh trở lại, bạn chỉ cần hít một hơi thật sâu bằng mũi, giữ vài giây rồi thở ra hoàn toàn.

   Cách này sẽ giúp chúng ta ổn định lại tinh thần, làm dịu cảm xúc tiêu cực nhanh chóng. Mặt khác, hít thở sâu còn đưa nhiều oxy hơn vào cơ thể, giúp các cơ quan, bộ phận như tim mạch hoạt động nhịp nhàng trở lại.

   Khi lấy lại được sự ổn định về cảm xúc, bạn sẽ có hành vi, lời nói phù hợp, chuẩn xác hơn.

 

Suy nghĩ thật kỹ trước khi nói và hành động

   Mọi mâu thuẫn, xung đột có xảy ra hay không phụ thuộc rất nhiều vào lời nói. Để tránh làm người khác tức giận, đau khổ, tổn thương, bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi nói và hành động.

   Ông cha ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nếu bạn đang khó chịu, không thể nghĩ được gì thì hãy im lặng, áp dụng bài tập hít thở sâu để bình tĩnh trở lại. Sau đó, bạn tập trung suy xét vấn đề, xem mình nên nói gì để không làm ảnh hưởng đến người khác, xây dựng mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.

 

Suy nghĩ thật kỹ trước khi nói và hành động

Suy nghĩ thật kỹ trước khi nói và hành động

 

Kiềm chế cảm xúc bằng cách ngừng tranh cãi

   Cuộc tranh cãi chỉ làm cả hai bị kích động, bộc phát lời nói và hành động không phù hợp. Do đó, bạn nên ngừng ngay tình trạng này. Bạn cần hiểu rằng, dừng tranh cãi không có nghĩa là thua cuộc mà đây là khoảng thời gian để cả hai bình tĩnh hơn, nhìn nhận lại vấn đề. Khi hai bên đã ổn định lại tinh thần, việc đưa ra hướng giải quyết sẽ dễ dàng hơn.

   Một kỹ năng khi thảo luận mà bạn cần lưu tâm chính là lắng nghe đối phương, tôn trọng ý kiến của người khác và thừa nhận sai lầm của bản thân. Khi bạn biết nhận sai, bình tĩnh trao đổi thì chứng tỏ, bạn đang kiềm chế cảm xúc rất tốt.

 

Điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực

   Nếu bạn cảm thấy đang tức giận với một điều không như ý nào đó, hãy ngừng suy nghĩ vấn đề kia và chuyển hướng não bộ sang một việc hoặc một trò chơi làm bạn vui vẻ.

   Ngoài ra, bạn có thể tưởng tượng những hình ảnh làm bạn hạnh phúc như chuyến du lịch cùng gia đình, bạn bè, tận hưởng các món ăn ngon… Cách này cũng sẽ giúp bạn nguôi ngoai cơn tức giận đang hiện hữu, dần bình tĩnh trở lại.

 

Để kiềm chế cảm xúc, hãy điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực

Để kiềm chế cảm xúc, hãy điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực

 

Loại bỏ cảm xúc tiêu cực ra khỏi tâm trí

   Nếu cứ sống với suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, tinh thần bạn sẽ chỉ càng nặng nề, mệt mỏi, dễ mất kiểm soát. Bởi chúng khiến bạn nhìn nhận mọi vấn đề theo hướng u ám, bi quan.

   Do vậy để kiểm soát cảm xúc của bản thân, bạn cần loại bỏ các trạng thái dễ gây kích động như hận thù, ghen tuông… Khi tâm trí chỉ toàn những hình ảnh, kỷ niệm đẹp, cảm xúc của bạn cũng sẽ vui vẻ, hạnh phúc hơn.

 

Hồi phục năng lượng cho não bộ

   Đôi khi chúng ta trở nên dễ kích động, cáu gắt là do não bộ đang trong trạng thái mệt mỏi, kiệt sức. Lúc này, bạn hãy dành cho bản thân một khoảng thời gian để nạp lại năng lượng đã mất, phục hồi cả thể chất lẫn tinh thần.

   Khi thể chất khỏe mạnh, tinh thần cũng sẽ hưng phấn theo. Để làm được điều đó, bạn cần ngủ đủ giấc, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục và tắm nắng mỗi ngày, tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

 

Khi bạn cáu gắt do não bộ suy kiệt, hãy phục hồi năng lượng bằng chế độ ăn uống

Khi bạn cáu gắt do não bộ suy kiệt, hãy phục hồi năng lượng bằng chế độ ăn uống

 

Giải tỏa cảm xúc của bản thân

   Tất nhiên, có rất nhiều thời điểm bạn cảm thấy cực kỳ bức bối, dù đã cố gắng hít thở sâu, cố gắng nghĩ về những điều tốt đẹp hơn nhưng vẫn vô cùng khó chịu. Lúc này, bạn cần giải tỏa sự bức bối đó bằng một số biện pháp như:

  • Đi dạo ở nơi có nhiều cây xanh, kết hợp nghe một bản nhạc nhẹ.
  • Khóc thật to, giải tỏa hết mọi mệt mỏi, ức chế ra ngoài.
  • Tập thể dục hoặc vận động một chút cũng đem đến hiệu quả tuyệt vời để giải phóng những năng lượng tiêu cực. Một số bộ môn tiêu tốn năng lượng như đấm bốc, tập tạ rất phù hợp khi bạn đang có cảm xúc tiêu cực.
  • Khiến bản thân bận rộn để quên đi những điều tiêu cực, khó chịu. Chẳng hạn như nấu ăn, đạp xe, đi chợ…
  • Chia sẻ với một ai đó mà bạn cảm thấy tin tưởng, lời khuyên từ họ sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề tốt hơn.
  • Viết nhật ký: Cách này không chỉ giúp bạn giải tỏa được những bức bối trong tâm trí, mà thông qua đó bạn còn có thể hiểu được cảm xúc của bản thân mình. Khi đọc lại những dòng nhật ký, bạn có thể nhìn nhận ra rằng mình đã sai sót như thế nào, cần làm gì để thay đổi và hoàn thiện bản thân hơn.

   Hy vọng qua bài viết trên, các bạn đã biết cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực của bản thân. Tất nhiên không phải bạn thực hành là thành công ngay nhưng chỉ cần kiên trì, bạn sẽ làm chủ được bản thân trong mọi tình huống, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: cảm xúc tiêu cực

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi