Người bệnh tâm thần không chịu uống thuốc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

   Thông thường khi mắc bệnh tâm thần, bác sĩ sẽ chỉ định trị liệu tâm lý kết hợp dùng thuốc hỗ trợ. Thế nhưng, nhiều trường hợp người bệnh không thừa nhận bản thân mắc bệnh, không chịu uống thuốc. Theo đó, bệnh tình khó được kiểm soát, thậm chí còn ngày càng tồi tệ hơn.

 

Người bệnh tâm thần không chịu uống thuốc do đâu?

Người bệnh tâm thần không chịu uống thuốc do đâu?

 

Bệnh tâm thần thường sử dụng thuốc điều trị nào?

   Bệnh tâm thần là cụm từ để chỉ các bệnh lý xảy ra do rối loạn hoạt động của não bộ, gây nên những thay đổi bất thường về lời nói, ý thức, hành vi, cảm xúc, tác phong,... ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Các bệnh tâm thần thường gặp bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và hành vi gây nghiện. Mỗi một loại đều có thuốc điều trị phù hợp, chẳng hạn như:

  • Nhóm thức ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) gồm Citalopram, Escitalopram, Fluoxetine, Fluvoxamine, Paroxetine, Sertraline,...
  • Nhóm thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephedrin (SNRI): Desvenlafaxine, Desvenlafaxine succinate, Duloxetine, Levomilnacipran, Venlafaxine,...
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA): Amitriptylin, Imipramin, Nortriptyline, Doxepin,...
  • Các thuốc chữa trầm cảm loại ức chế monoamine oxidase (MAOIs): Isocarboxazid, Tranylcypromine, Phenelzine, Selegiline…
  • Một số thuốc chữa trầm cảm không điển hình như Bupropion, Mirtazapin, Trazodon,...

 

Thuốc chữa bệnh tâm thần có nhiều loại

Thuốc chữa bệnh tâm thần có nhiều loại

 

  • Thuốc điều trị rối loạn lo âu:
  • Các thuốc chữa trầm cảm, đặc biệt là nhóm SSRI.
  • Nhóm thuốc Benzodiazepine gồm Diazepam, Alprazolam, Clonazepam, Lorazepam,...
  • Thuốc Buspirone thường được dùng để điều trị chứng rối loạn lo âu lan tỏa (GAD).
  • Thuốc điều trị hoang tưởng:
  • Nhóm thuốc bình thần, giải lo âu bao gồm nhóm benzodiazepin: diazepam, lorazepam, bromazepam, alprazolam,... non-benzodiazepins: etifoxine HCL, sedanxio, zopiclon...
  • Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm như propranolol...
  • Nhóm thuốc chống trầm cảm như SSRI, TCA, SNRI, NaSSa...
  • Nhóm thuốc chỉnh khí sắc như Muối valproat, Divalproex, carbamazepin, oxcarbazepin, .....
  • Nhóm bổ sung dinh dưỡng bao gồm bổ sung dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất: vitamin nhóm B, chế độ ăn, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch...
  • Nhóm nuôi dưỡng tế bào thần kinh bao gồm piracetam, ginkgo biloba, vinpocetin, choline alfoscerate, nicergoline, ...

 

Nguyên nhân nào làm người bệnh tâm thần không chịu uống thuốc?

   Các thuốc tây y trong điều trị bệnh tâm thần tác dụng theo cơ chế điều hòa nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh ở não bộ. Từ đó, nó cải thiện các rối loạn về cảm xúc, hành vi và giảm một số triệu chứng thể chất. Tuy nhiên để có hiệu quả và tránh tái phát, người bệnh cần dùng thuốc duy trì trong thời gian dài.

 

 Người bệnh tâm thần phải dùng thuốc trong thời gian dài

Người bệnh tâm thần phải dùng thuốc trong thời gian dài

 

   Điều đáng ngại là hầu hết người bệnh tâm thần đều không chịu uống thuốc. Một số người uống thời gian đầu, sau đó lại bỏ thuốc vì thấy không đỡ hoặc gặp tác dụng phụ… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Không thừa nhận bản thân mắc bệnh: Thực tế, phần lớn người bị các bệnh tâm thần, đặc biệt là tâm thần phân liệt, rối loạn hoang tưởng, rối loạn lo âu bệnh tật,… đều không thừa nhận bản thân mắc bệnh. Thậm chí họ còn cho rằng, những người xung quanh đang muốn sát hại họ nên ép họ phải dùng thuốc.
  • Cho rằng bệnh đã khỏi hoàn toàn: Các triệu chứng bệnh tâm thần thường thuyên giảm từ vài tuần đến vài tháng sau khi điều trị. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần phải uống thuốc lâu dài để tránh tái phát. Nhưng thực tế, khi triệu chứng thuyên giảm, nhiều người liền bỏ thuốc vì cho rằng sức khỏe đã ổn định.
  • Sợ tác dụng phụ: Các thuốc điều trị bệnh tâm thần đều gây nhiều tác dụng phụ. Theo đó, một số người bệnh không chịu uống thuốc vì lo sợ gặp những phản ứng bất lợi, hại sức khỏe.
  • Tình trạng hoang tưởng chi phối: Người bệnh xuất hiện hoang tưởng bị hại thường không chịu uống thuốc. Họ cho rằng, có người đang cố ám sát, làm hại họ. Một số trường hợp khác từ chối điều trị vì nghĩ bản thân sở hữu năng lực siêu nhiên, có thể chống lại mọi bệnh tật.
  • Sống trong môi trường tiêu cực: Môi trường sống có vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần. Nếu họ sống trong môi trường tiêu cực, thường xuyên có mâu thuẫn và bạo lực, tình trạng bệnh sẽ khó cải thiện, thậm chí còn trở nên nghiêm trọng hơn. Khi không có động lực trong cuộc sống, lại thiếu sự động viên từ người thân, bệnh nhân ngày càng cảm thấy bi quan, tuyệt vọng và quyết định ngưng thuốc để giải thoát bản thân.

 

Môi trường sống tiêu cực cũng khiến người bệnh tâm thần chán nản, bỏ thuốc

Môi trường sống tiêu cực cũng khiến người bệnh tâm thần chán nản, bỏ thuốc

 

   Dù người bệnh không chịu uống thuốc hay ngừng thuốc đột ngột, bệnh tình cũng sẽ diễn tiến theo hướng xấu. Về lâu dài, quá trình điều trị càng gặp nhiều khó khăn.

 

Cách khắc phục tình trạng người bệnh tâm thần không chịu uống thuốc

   Cách khắc phục tình trạng người bệnh tâm thần không chịu uống thuốc bao gồm:

Tư vấn cho bệnh nhân về lợi ích của thuốc

   Một trong những lý do khiến người bệnh tâm thần không chịu uống thuốc là sợ tác dụng phụ. Họ không hiểu rõ lợi ích của thuốc nên mới từ chối điều trị. Vì vậy, gia đình và nhà trị liệu nên tư vấn cho người bệnh về lợi ích của thuốc tây y.

   Đồng thời, người bệnh nên được biết về tác dụng phụ có thể gặp phải và cách hạn chế nó. Khi biết rõ lợi ích và cách khắc phục nguy cơ của thuốc, người bệnh sẽ chấp nhận điều trị, uống thuốc đều đặn hằng ngày.

Sử dụng thuốc có tác dụng kéo dài

   Với đối tượng không muốn uống thuốc hằng ngày, các thuốc có tác dụng kéo dài sẽ là chỉ định phù hợp. Thông thường, loại thuốc này được dùng theo đường tiêm, định kỳ 2 – 4 tuần/ lần.

 

 Thuốc có tác dụng kéo dài sẽ phù hợp với người không chịu uống thuốc

Thuốc có tác dụng kéo dài sẽ phù hợp với người không chịu uống thuốc

 

   Tuy nhiên, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được tiêm thuốc. Theo đó, gia đình và bác sĩ điều trị vẫn nên nâng cao nhận thức về vai trò của thuốc điều trị để họ nắm rõ. Có như vậy, người bệnh mới tuân thủ chỉ định của bác sĩ và tích cực điều trị củng cố.

Theo dõi việc sử dụng thuốc của bệnh nhân

   Tại nhà, người thân trong gia đình nên theo dõi chặt chẽ quá trình uống thuốc của bệnh nhân. Bạn nên để họ sử dụng thuốc trước mặt mình để đảm bảo đủ liều lượng. Sau khi uống thuốc xong, bạn vẫn cần để ý họ, tránh tình trạng họ tự gây nôn, loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể.

   Thực tế, rất nhiều bệnh nhân cố ý nói dối gia đình là đã uống thuốc để thực hiện hành vi tự sát. Vì vậy, gia đình nên theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc của bệnh nhân, tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết nguyên nhân vì sao người bệnh tâm thần không chịu uống thuốc và cách khắc phục. Để hỗ trợ họ nhanh chóng kiểm soát được căn bệnh này, ngoài việc theo dõi quá trình dùng thuốc, gia đình nên tham gia các buổi trị liệu tâm lý với họ. Đồng thời, bạn nên tạo môi trường sống lành mạnh, động viên người bệnh chiến thắng bệnh tật.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi