Thuốc chống trầm cảm: 5 loại phổ biến, cơ chế hoạt động và tác dụng phụ

Mục lục [Ẩn]

 

 

   Trầm cảm là một trong những bệnh lý rối loạn tâm thần được nhắc tới nhiều nhất hiện nay. Mắc trầm cảm đồng nghĩa với việc chúng ta đang phải từng ngày đối mặt với những cảm xúc tiêu cực, tâm trạng chán nản mà căn bệnh này mang lại. Trong nỗ lực nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng của trầm cảm gây ra cho đời sống người bệnh, thuốc chống trầm cảm đã ra đời và được áp dụng rộng rãi. Nắm được các loại thuốc chống trầm cảm phổ biến nhất, cách chúng tác động tới cơ thể sẽ là bước chuẩn bị tốt cho quá trình điều trị của bạn.

 

 

Thuốc chống trầm cảm là gì?

    Thuốc chống trầm cảm là một nhóm thuốc được sử dụng để làm giảm bớt các triệu chứng của trầm cảm hoặc một số rối loạn khác như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)... Chúng hoạt động bằng cách điều chỉnh sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh trong não, đây được xem là nguyên nhân gây ra những thay đổi trong tâm trạng và hành vi của người bệnh trầm cảm.

    Cần lưu ý rằng thuốc chống trầm cảm là một biện pháp quan trọng, nhưng không phải duy nhất trong điều trị bệnh. Trầm cảm gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố tâm lý, sinh học và xã hội như tiền sử gia đình, lối sống, biến cố trong cuộc đời, do đó người bệnh cần được điều trị cả về mặt tâm lý và sử dụng kết hợp một số sản phẩm bổ sung mới đem lại hiệu quả cao.

   Xin mời bạn theo dõi bài viết: 7 nguyên nhân chính gây trầm cảm.

 

Thuốc chống trầm cảm hoạt động như thế nào?

    Hầu hết thuốc chống trầm cảm đều tập trung vào các chất dẫn truyền thần kinh monoamine. Bộ não của chúng ta chứa ba loại monoamine chính chịu trách nhiệm điều chỉnh tâm trạng, đó là: Serotonin, Dopamine, Norepinephrine.

 

Thuốc chống trầm cảm là gì?

Thuốc chống trầm cảm là gì?

 

  • Serotonin: Chịu trách nhiệm điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ, trí nhớ, sự thèm ăn, ham muốn tình dục và thậm chí cả hành vi xã hội của chúng ta. Nó ổn định tâm trạng và giúp chúng ta duy trì cảm giác hạnh phúc chung.
  • Dopamine: Điều chỉnh khả năng ra quyết định, tạo động lực và kích thích sự hưng phấn của chúng ta đối với một hành động nào đó. Nó tạo cảm giác tràn đầy năng lượng và cũng ảnh hưởng đến trí nhớ, sự tập trung của chúng ta.
  • Norepinephrine: Gắn liền với sự tỉnh táo và hưng phấn tổng thể của con người. Nó chịu trách nhiệm về thời gian phản ứng trước một vấn đề gì đó cũng như khả năng tập trung và chú ý của chúng ta. Tuy nhiên, sự bài tiết quá mức norepinephrine khiến chúng ta cảm thấy lo lắng hoặc bồn chồn, được thể hiện bằng tăng nhịp tim và huyết áp.

    Khi chúng ta bị trầm cảm, nồng độ các hóa chất này trong não giảm xuống và thuốc chống trầm cảm sẽ hoạt động bằng cách tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh đó theo nhiều cách khác nhau.

   Xin mời bạn theo dõi: 4 loại hormone hạnh phúc: Chúng là gì và có vai trò như thế nào?

 

Các loại thuốc chống trầm cảm

    Thuốc chống trầm cảm được phân loại theo cơ chế tác dụng của chúng. Trong đó, có 5 loại thuốc chống trầm cảm phổ biến nhất, mỗi loại sẽ tác động tới những chất dẫn truyền thần kinh khác nhau và theo con đường khác nhau.

 

1. Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRIs)

    Theo quy luật bình thường, hệ thần kinh của chúng ta hoạt động bởi sự trao đổi thông tin, truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh. Khu vực tiếp nối giữa hai tế bào thần kinh được gọi là synap. Tại synap, các chất dẫn truyền thần kinh được tiết ra nhằm thực hiện nhiệm vụ truyền tín hiệu. Sau khi tín hiệu đã được truyền đi, chất dẫn truyền thần kinh sẽ được tế bào thần kinh tái hấp thu trở lại để sử dụng cho những lần truyền tin tiếp theo.

    Các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRIs) hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình tái hấp thu chất dẫn truyền thần kinh. Cụ thể, chúng tạm giữ serotonin ở lại synap, qua đó cải thiện khả năng kết nối giữa các tế bào thần kinh, giúp điều chỉnh tâm trạng.

 

2. Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs)

    SNRIs hoạt động theo cơ chế tương tự SSRIs. Tuy nhiên, SNRIs tác động tới hai loại chất dẫn truyền thần kinh đó là serotonin và norepinephrine. Đây là nhóm thuốc chống trầm cảm tương đối mới, được sử dụng trong các trường hợp: trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn lo âu xã hội, đau dây thần kinh.

 

3. Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCAs)

    Thuốc chống trầm cảm ba vòng được đặt tên dựa trên cấu trúc của chúng (chúng có ba vòng trong cấu trúc phân tử). Đây là một trong những loại thuốc chống trầm cảm đầu tiên được sử dụng, nhưng vì nguy cơ tác dụng phụ quá lớn nên chúng chỉ được chỉ định khi những thuốc chống trầm cảm thế hệ mới hơn không có tác dụng.

    Những loại thuốc này hoạt động theo cơ chế ức chế sự tái hấp thu của norepinephrine và serotonin, tương tự như nhóm SNRIs. Tuy nhiên, chúng còn tác động tới thụ thể Muscarinic và Histamin (H1), gây tăng nhãn áp, khô miệng, táo bón, rối loạn nội tiết…

    Chính vì vậy, nếu người bệnh được chỉ định loại thuốc này, họ sẽ cần phải kiểm tra huyết áp, xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi mức độ ảnh hưởng của thuốc tới cơ thể.

 

4. Thuốc ức chế Monoamine Oxidase (MAOIs)

     Nhóm thuốc chống trầm cảm này hoạt động bằng cách ức chế hoạt động của một loại enzyme trong não là monoamine oxidase. Monoamine oxidase gây phá vỡ cấu trúc của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine, norepinephrine. Khi MAOIs ức chế hoạt động của enzyme này, não của chúng ta sẽ có nhiều chất dẫn truyền thần kinh hơn để sử dụng.

     MAOIs cũng là một loại thuốc được sử dụng từ lâu trong điều trị trầm cảm. Nhưng vì MAOIs có thể gây tương tác với nhiều loại thực phẩm và thuốc (thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm khác) nên nhóm thuốc chống trầm cảm này cũng ít được sử dụng và thường chỉ được chỉ định khi các thuốc còn lại không có tác dụng.

 

5. Thuốc làm tăng dẫn truyền Norepinephrine và đặc hiệu trên Serotonin (NaSSAs)

    Nhóm thuốc này làm tăng khả năng dẫn truyền thần kinh của norepinephrine và serotonin. Ngoài ra, nó cũng ngăn chặn một số thụ thể của serotonin trong não, qua đó làm tăng nồng độ của hormone này.

    Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng có khả năng đối kháng với thụ thể Muscarinic và Histamin nên gây buồn ngủ, chóng mặt, táo bón, khô miệng…

 

Các loại thuốc chống trầm cảm

 

Chỉ định thuốc chống trầm cảm

   Thuốc chống trầm cảm được chấp thuận trong điều trị một số chứng rối loạn tâm thần như:

  • Trầm cảm
  • Rối loạn lưỡng cực
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)
  • Rối loạn lo âu xã hội
  • Rối loạn lo âu lan tỏa
  • Rối loạn hỗn hợp lo âu, trầm cảm
  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD)

 

Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

    Các loại thuốc chống trầm cảm hiện nay có rất nhiều tác dụng phụ, do đó đây không phải một biện pháp mà người bệnh có thể sử dụng lâu dài. Một số tác dụng phụ điển hình nhất của thuốc chống trầm cảm có thể kể tới như:

  • Cảm giác kích động
  • Khó tiêu
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Chóng mặt
  • Ăn không ngon
  • Mất ngủ hoặc buồn ngủ
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Rối loạn cương dương ở nam giới
  • Mờ mắt
  • Đổ quá nhiều mồ hôi
  • Nhịp tim nhanh
  • Giảm hoặc tăng cân

   Ngoài ra, có một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác có thể đề cập tới như:

1. Hội chứng serotonin

    Hội chứng serotonin là hậu quả của việc sử dụng quá liều thuốc chống trầm cảm SSRIs hoặc SNRIs, hoặc sử dụng đồng thời nhiều nhóm thuốc khác nhau cùng tác dụng lên serotonin làm tăng quá mức nồng độ hormone này. Một số triệu chứng điển hình của hội chứng serotonin là:

  • Tiêu chảy
  • Vã mồ hôi
  • Rùng mình
  • Kích động
  • Lú lẫn
  • Co giật

   Người bệnh trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị co giật, nhịp tim không đều, bất tỉnh hoặc thậm chí là tử vong.

 

2. Hạ natri máu

    Hạ natri máu là một bất thường về chất điện giải trong cơ thể,  đặc biệt phổ biến ở những người cao tuổi dùng thuốc chống trầm cảm. Nó được gây ra bởi hoạt động của SSRIs, dẫn đến chất lỏng tích tụ bên trong các tế bào và có thể đe dọa tới tính mạng trong một số trường hợp. Hạ natri máu có thể dẫn đến:

  • Đau đầu
  • Đau cơ
  • Lú lẫn
  • Giảm thèm ăn
  • Kiệt sức
  • Co giật
  • Mất phương hướng

   Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp khó thở và rơi vào trạng thái hôn mê.

   Xin mời bạn theo dõi: Những nguyên nhân nào khiến người cao tuổi bị rối loạn lo âu, trầm cảm?

 

3. Ý định tự_tử

    Một điều rất đáng chú ý đó là thuốc chống trầm cảm được báo cáo là có thể làm gia tăng ý định tự_tử ở những người dưới 25 tuổi đang dùng SSRIs, loại thuốc vốn đang được sử dụng phổ biến nhất.

    Những người trẻ tuổi có thể trải qua giai đoạn tự làm hại bản thân trong vài tuần đầu tiên khi bắt đầu dùng thuốc, và nguy hiểm nhất là xuất hiện ý định tự_tử. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã thêm dòng cảnh báo về tác dụng phụ này trên nhãn của các loại thuốc chống trầm cảm SSRIs.

 

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc chống trầm cảm

    Thuốc chống trầm cảm có thể giúp bạn giảm một số triệu chứng của bệnh, nhưng đây là loại thuốc tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, trong quá sử dụng, người bệnh cần lưu ý một số điều như sau:

 

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc chống trầm cảm

 

 

  • Thực hiện đúng hướng dẫn: Thuốc chống trầm cảm cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tuyệt đối không được tự ý sử dụng, tăng hoặc giảm liều.
  • Nhận biết các tương tác thuốc có thể xảy ra: Thuốc chống trầm cảm có nhiều tương tác nghiêm trọng với một số loại thuốc và thực phẩm. Do đó cần thông báo cho bác sĩ điều trị về những loại thuốc đang sử dụng và thói quen ăn uống của bạn.
  • Theo dõi tác dụng phụ: Khi thấy bất kỳ thay đổi xấu nào về thể chất hoặc cảm xúc trong cơ thể mình, hãy lập tức thông báo cho bác sĩ điều trị về những triệu chứng đó.
  • Chăm sóc bản thân: Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần một chế độ điều trị toàn diện bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh mỗi ngày, ngủ đủ giấc, tập thể dục.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ: Chỉ dùng thuốc là không đủ trong điều trị trầm cảm, người bệnh vẫn cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý.

   Xin mời bạn theo dõi: Làm thế nào để chia sẻ với bạn bè, người thân về chứng trầm cảm của bạn?

 

   Thuốc chống trầm cảm có thể giúp cải thiện một số triệu chứng ở người bệnh. Tuy nhiên, chúng nên được sử dụng một cách thận trọng và không bao giờ được tự ý sử dụng nếu không có chỉ định từ chuyên gia. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần có một chiến lược điều trị toàn diện hơn, bao gồm điều trị tâm lý, sử dụng sản phẩm bổ trợ BoniBrain. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi