Người trầm cảm bị chán ăn - Nguyên nhân và cách cải thiện

Mục lục [Ẩn]

 

    Người bệnh trầm cảm sẽ có thể tăng hoặc giảm cảm giác thèm ăn, khiến họ ăn nhiều lên hoặc chán ăn, ăn ít đi. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào phân tích nguyên nhân và cách cải thiện hiện tượng chán ăn ở người bệnh trầm cảm. Cùng theo dõi ngay nhé!

 

Tại sao người bị trầm cảm lại cảm thấy chán ăn?

Tại sao người bị trầm cảm lại cảm thấy chán ăn?

 

Tại sao người bị trầm cảm lại cảm thấy chán ăn?

    Trầm cảm sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự thèm ăn, sự hứng thú của người bệnh đối với thức ăn, khiến họ ăn uống không khoa học, ăn nhiều hơn bình thường hoặc chán ăn, ăn ít đi.

    Như đã nói ở trên, trong phạm vi bài viết này chúng tôi sẽ tập trung nói về chứng chán ăn ở bệnh nhân trầm cảm. Họ có thể bỏ bữa, hoặc có ăn nhưng ăn ít, ăn không hết bữa. Thậm chí, họ có thể không thiết ăn uống, không ăn gì trong nhiều ngày, gây sụt cân và làm tình trạng mệt mỏi tăng lên. Hiện tượng này xuất phát từ những nguyên nhân như sau: 

  • Một người bị trầm cảm thường sẽ mất hứng thú với mọi thứ, thậm chí là với những gì trước đây họ từng yêu thích, trong đó có thức ăn. Những niềm vui và cảm nhận vị ngon mà họ có được khi ăn uống hiện tại đã biến mất, khiến họ lâm vào tình trạng chán ăn. 
  • Người bệnh bị mất năng lượng. Điều đó có nghĩa là việc phải đi mua thức ăn rồi vào bếp nấu nướng là quá sức đối với họ. Thay vì mệt mỏi trong quá trình nấu ăn, họ lựa chọn việc không ăn gì. 
  • Những người bị trầm cảm thường lo lắng và có những triệu chứng thực thể trên tiêu hóa như buồn nôn, đau dạ dày, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi… Điều đó khiến bệnh nhân không muốn ăn. 
  • Trầm cảm có thể khiến mọi người cảm thấy buồn bã, vô dụng hoặc tuyệt vọng. Với quá nhiều thứ đang diễn ra trong tâm trí, họ có thể quên mất việc cần phải ăn uống khoa học, đúng bữa.
  • Người bệnh trầm cảm có thể cảm thấy chán ghét bản thân. Họ tin rằng, sức khỏe của họ không quan trọng, bản thân không xứng đáng được ăn ngon, hoặc nếu mình có ăn hay không thì cũng không ai quan tâm. 
  • Một số thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm sự thèm ăn hoặc gây khó chịu ở đường tiêu hóa. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân trầm cảm bị chán ăn.

 

Các triệu chứng trầm cảm như mất năng lượng, mệt mỏi, mất hứng thú, chán ghét bản thân… đều khiến họ chán ăn, ăn ít đi

Các triệu chứng trầm cảm như mất năng lượng, mệt mỏi, mất hứng thú, chán ghét bản thân… đều khiến họ chán ăn, ăn ít đi

 

Cách để cải thiện tình trạng chán ăn do trầm cảm

   Để cải thiện chứng chán ăn, điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần làm là giải quyết nguyên nhân, đó là điều trị chứng trầm cảm hiệu quả. Nếu bạn có phương pháp điều trị phù hợp cho chứng trầm cảm của mình, cảm giác thèm ăn, khả năng cảm nhận vị giác cũng như hứng thú trong việc ăn uống sẽ dần trở lại khi các triệu chứng trầm cảm của bạn được cải thiện. 

    Các phương pháp điều trị trầm cảm gồm:

  • Tâm lý trị liệu, phương pháp thường được sử dụng là liệu pháp nhận thức hành vi (CBT).
  • Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm.
  • Các biện pháp từ tự nhiên giúp cải thiện trầm cảm an toàn, hiệu quả như dùng BoniBrain, tăng cường tập thể dục, tắm nắng, thiền định, hít thở sâu, ngủ đủ giấc…

 

Sản phẩm BoniBrain

Sản phẩm BoniBrain

 

  Ngoài ra, để cải thiện tình trạng chán ăn do trầm cảm hiệu quả hơn, ăn nhiều hơn và ăn ngon miệng hơn, bạn nên kết hợp thêm các phương pháp sau đây: 

  • Lập kế hoạch bữa ăn: Hãy lên thực đơn cho các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ, sau đó mua sắm sao cho phù hợp, tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Cố gắng thực hiện việc thức dậy, ra khỏi giường và duy trì thói quen nấu nướng, ăn uống vào giờ cố định, không bỏ bữa, nên ăn đủ tối thiểu 3 bữa/ngày. 
  • Ăn uống cân bằng và đa dạng, tránh thiếu hụt dinh dưỡng. Bạn cần đảm bảo rằng bản thân ăn đủ các chất dinh dưỡng như tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bạn có thể cân nhắc uống vitamin tổng hợp nếu không ăn đủ trái cây và rau quả.
  • Ưu tiên ăn những thực phẩm giúp hỗ trợ cải thiện tâm trạng. Để có danh sách những thực phẩm lành mạnh dành cho người bệnh trầm cảm, bạn tham khảo tại đây.
  • Hạn chế caffeine và rượu: Cả hai chất này đều có liên quan đến chứng mất ngủ, thay đổi tâm trạng và lo lắng, điều này cuối cùng có thể khiến các triệu chứng trầm cảm trở nên trầm trọng hơn, trong đó có tình trạng chán ăn.
  • Tập thể dục: Tập thể dục sẽ giúp cải thiện tâm trạng và sự thèm ăn của bạn. Nếu bạn đã lâu rồi không tập thể dục, hãy bắt đầu bằng cách đi bộ khoảng 20 phút mỗi ngày, sau đó tăng dần dần thời gian vận động.
  • Mua sắm trực tuyến hoặc yêu cầu trợ giúp: Nếu bạn quá mệt, ít năng lượng và việc mua thực phẩm là quá sức, bạn có thể lựa chọn cách mua online. Hoặc bạn cũng có thể nhờ người thân, bạn bè mua giúp thực phẩm. 
  • Chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ và lành mạnh: Bạn hãy thử chuẩn bị đủ đồ ăn nhẹ tốt cho sức khỏe để phòng cho trường hợp bạn gặp khó khăn trong việc nấu nướng. Một số gợi ý tốt đó là ngũ cốc, các loại hạt (hạnh nhân, hạt bí, quả óc chó) hoặc trái cây. 
  • Ăn và nấu ăn với người khác: Điều này sẽ dễ dàng hơn so với việc bạn tự thực hiện. Việc ăn và nấu ăn cùng người khác cũng giúp bạn cải thiện tâm trạng, tốt hơn nhiều so với việc cô lập bản thân và tự làm một mình.

    Khi kết hợp giữa việc điều trị trầm cảm tích cực và thực hiện các phương pháp như trên, tình trạng chán ăn của bạn sẽ được cải thiện hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi