Tổng hợp các bệnh về tâm lý thường gặp hiện nay

Mục lục [Ẩn]

 

   Sức khỏe con người không chỉ có thể chất mà còn cả tinh thần. Một người tinh thần tốt sẽ luôn suy nghĩ tích cực, biết cách kiểm soát cảm xúc và hành vi. Ngược lại, khi mắc bệnh về tâm lý, suy nghĩ và cảm xúc của họ sẽ trở nên tiêu cực, đồng thời sức khỏe thể chất cũng bị ảnh hưởng. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bệnh về tâm lý thường gặp, mời bạn đọc cùng theo dõi!

 

Các bệnh về tâm lý thường gặp hiện nay là gì?

Các bệnh về tâm lý thường gặp hiện nay là gì?

 

   Theo các chuyên gia, các bệnh về tâm lý đều xảy ra do sự bất ổn kéo dài của tinh thần. Đến nay, có đến 300 chứng bệnh về tâm thần kinh với nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị riêng biệt. Cụ thể, các bệnh về tâm lý thường gặp bao gồm:

 

Trầm cảm

   Trầm cảm (Depression) là một dạng rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi cảm giác buồn bã, trống rỗng và mất hứng thú dai dẳng. Người bệnh thường suy nghĩ mọi việc theo hướng bi quan, cảm thấy tự ti và chán ghét bản thân, tự cô lập với cộng đồng.

   Về thể chất, trầm cảm khiến người bệnh bị rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, vã mồ hôi tim đập nhanh, tay lạnh, khô miệng, buồn nôn, đau mỏi cổ, nóng lạnh bất thường…

   Những nguyên nhân khiến một người mắc bệnh trầm cảm bao gồm:

  • Di truyền
  • Suy giảm nồng độ hormone hạnh phúc serotonin và dopamin.
  • Tổn thương thời thơ ấu: Bạo hành, lạm dụng tình dục, bị bỏ rơi…
  • Do các áp lực trong cuộc sống: Mất việc làm, áp lực tiền bạc, đổ vỡ trong các mối quan hệ, mất người thân, trầm cảm sau sinh, bị bạo hành, gia đình bất hạnh, bạo lực học đường,...
  • Do ảnh hưởng từ mạng xã hội như: Hành vi bắt nạt trực tuyến, tiếp nhận nhiều thông tin tiêu cực,...

 

Người bị trầm cảm thường buồn bã, cô lập bản thân

Người bị trầm cảm thường buồn bã, cô lập bản thân

 

  • Đặc điểm tính cách: Người cầu toàn, người quá nhạy cảm, thường xuyên suy nghĩ và lo lắng thái quá, người hướng nội, lòng tự trọng thấp,...
  • Chứng kiến một sự kiện thảm khốc hoặc tình huống đe dọa đến tính mạng
  • Mắc bệnh lý mãn tính trong thời gian dài: Xơ gan, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), ung thư…
  • Mất ngủ mãn tính.
  • Lạm dụng rượu, ma túy và các chất kích thích khác.

   Nếu không được điều trị kịp thời, trầm cảm tiến triển nặng sẽ khiến người bệnh thực hiện các hành vi tiêu cực như tự hại bản thân, thậm chí là tự tử.

 

Rối loạn lo âu

   Rối loạn lo âu là tình trạng một người có nỗi lo sợ quá mức trước một tình huống nào đó. Nó mang tính chất vô lý, lặp lại, kéo dài, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

   Khi phải đối diện với nỗi sợ, người bệnh sẽ trở nên hoảng loạn, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, tim đập nhanh, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.

   Rối loạn lo âu cho rất nhiều dạng khác nhau, bao gồm:

  • Rối loạn lo âu xã hội: Người bệnh lo lắng một cách thái quá khi bị người khác nhìn hoặc phê bình, khi đứng nói trước đám đông, khi nói chuyện với người lạ hay hẹn hò, ăn trước mặt người khác…

 

Người rối loạn lo âu xã hội thường lo lắng quá mức khi nói chuyện với người khác

Người rối loạn lo âu xã hội thường lo lắng quá mức khi nói chuyện với người khác

 

  • Rối loạn lo âu lan tỏa: Người bệnh cực kỳ lo lắng và thường xuyên căng thẳng, sợ hãi về nhiều điều khác nhau, ngay cả khi điều đó rất đỗi bình thường, chẳng hạn như: Vấn đề tài chính, hiệu quả công việc, sức khỏe, sự chậm trễ (đi làm muộn, đến cuộc hẹn muộn…)
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Người bệnh thường có hành vi, suy nghĩ lặp đi, lặp lại một cách vô nghĩa để giảm bớt căng thẳng hay lo âu, ví dụ như: Rửa tay liên tục, kiểm tra mọi thứ thường xuyên, dọn dẹp nhà theo nguyên tắc và lúc nào nhà cửa cũng phải ở trạng thái sạch sẽ…

   Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu cũng tương đối giống bệnh trầm cảm. Bởi vậy, biện pháp điều trị hai tình trạng này khá giống nhau, bao gồm:

  • Trị liệu tâm lý: Tùy từng câu chuyện của người bệnh, các chuyên gia sẽ chỉ định liệu pháp phù hợp, thường là liệu pháp nhận thức hành vi CBT, liệu pháp gia đình, liệu pháp cặp đôi, liệu pháp tiếp xúc…
  • Dùng thuốc tây y: Các thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần… sẽ được chỉ định nếu tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm của người bệnh ở mức độ nặng. Tuy nhiên, mặt trái của những loại thuốc này là gây nhiều tác dụng phụ, hại gan thận, thậm chí còn tăng nguy cơ tự sát.

   Do đó hiện nay, các chuyên gia ưu tiên sử dụng tâm lý trị liệu kết hợp với sản phẩm từ thiên nhiên giúp cải thiện tâm trạng như BoniBrain. Sản phẩm này có thành phần từ thảo dược, axit amin và vi chất nên rất an toàn, giúp kích thích cơ thể tăng tiết serotonin và dopamin, giúp giảm lo lắng, căng thẳng, buồn bã, tăng cảm giác vui vẻ, hạnh phúc.

 

Suy nhược thần kinh

   Suy nhược thần kinh là một dạng rối loạn thần kinh chức năng xảy ra tại vỏ não và trung khu thần kinh dưới vỏ. Nó xảy ra khi các tế bào thần kinh phải hoạt động, chịu căng thẳng trong thời gian dài, làm chúng bị quá tải và chết nhanh hơn. Theo đó, chức năng của não bộ suy giảm và hình thành bệnh.

 

Suy nhược thần kinh khiến người bệnh mệt mỏi kéo dài

Suy nhược thần kinh khiến người bệnh mệt mỏi kéo dài

 

   Các triệu chứng của suy nhược thần kinh thường là: Cơ thể mệt mỏi kéo dài, mất ngủ triền miên, tránh giao tiếp với xã hội, không làm chủ được cảm xúc, lo âu quá mức…

   Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Tế bào thần kinh không được cung cấp đủ dinh dưỡng: Thường gặp ở người mắc phải các vấn đề tiêu hóa, ăn kiêng, hoặc do phải làm việc trí óc cường độ cao trong thời gian dài mà không được nghỉ ngơi.
  • Thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh: Serotonin và Dopamin.
  • Do sang chấn tâm lý: Mất người thân, cô đơn, bị bạo hành tinh thần và thể chất, xâm hại và lạm dụng tình dục, bị bỏ rơi, mắc phải các bệnh nan y (như ung thư,...).

  Giống như các bệnh về tâm lý khác, suy nhược thần kinh tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Họ có thể bị giảm trí nhớ, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, rối loạn chuyển hóa,... Đặc biệt, họ còn có nguy cơ cao mắc các vấn đề tâm lý khác như rối loạn lạm dụng chất kích thích, rối loạn lo âu, trầm cảm…

   Phương pháp điều trị suy nhược thần kinh cũng giống như rối loạn lo âu, trầm cảm là điều trị tâm lý, dùng thuốc tây y và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

   Người bệnh cũng nên sử dụng thêm sản phẩm BoniBrain để cải thiện tâm trạng, giúp giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian hồi phục sức khỏe.

   Ngoài ra, còn rất nhiều bệnh về tâm lý khác như stress sau sang chấn, tâm thần phân liệt, hưng cảm… Mỗi một bệnh sẽ có cách điều trị cụ thể khác nhau.

   Trên đây là các bệnh về tâm lý thường gặp ở xã hội hiện nay. Để biết bản thân hay người nhà gặp vấn đề gì về tâm lý, bạn nên đưa họ đi thăm khám sớm để bác sĩ/chuyên gia chẩn đoán chính xác và có hướng khắc phục phù hợp. Chúc các bạn sức khỏe!

  

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi