Giải pháp vượt qua khủng hoảng tâm lý khi mang thai

Mục lục [Ẩn]

 

   Khủng hoảng tâm lý khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn tác động tiêu cực đến thai nhi. Về lâu dài, tình trạng này còn nguy cơ dẫn đến trầm cảm sau sinh nếu chị em không khắc phục sớm. Vậy phải làm sao để vượt qua khủng hoảng tâm lý khi mang thai?

 

Giải pháp vượt qua khủng hoảng tâm lý khi mang thai là gì?

Giải pháp vượt qua khủng hoảng tâm lý khi mang thai là gì?

 

Giải pháp vượt qua khủng hoảng tâm lý khi mang thai

   Để vượt qua khủng hoảng tâm lý khi mang thai, bạn nên tham khảo các biện pháp sau:

Học cách chia sẻ với những người xung quanh

   Khi xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, mẹ bầu nên chia sẻ cùng người bạn đời, người thân và bạn bè xung quanh. Việc này sẽ giúp bạn nhẹ nhõm hơn, tránh dồn nén cảm xúc vào trong lòng.

    Đặc biệt, những lời động viên, sự quan tâm từ bạn đời và người thân cũng sẽ giúp mẹ bầu lạc quan, vui vẻ hơn. Thực tế, sự nhạy cảm khi mang thai khiến mẹ bầu trở nên bi quan và dễ buồn bã. Tuy nhiên nếu được bạn đời thấu hiểu và đồng hành, mẹ bầu sẽ dễ dàng vượt qua giai đoạn này.

   Trường hợp đang có mâu thuẫn với chồng hay gia đình chồng, bạn nên chia sẻ với anh chị em ruột và bạn bè. Họ là người ngoài cuộc sẽ có cái nhìn khách quan hơn, giúp bạn tìm ra hướng giải quyết. Nếu ngại chia sẻ, bạn có thể nhắn tin, viết thư, bày tỏ nỗi lòng của mình cho mọi người.

Hiểu rằng sức khỏe là điều quan trọng nhất

   Trong thai kỳ, sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, bạn cần hiểu rằng dù có vấn đề gì xảy ra thì cũng phải ưu ưu sức khỏe của bản thân. Hơn nữa, bạn cũng nên đơn giản hóa vấn đề trong cuộc sống, tránh tự tạo áp lực lại dẫn đến suy nghĩ tiêu cực.

Học hỏi kinh nghiệm từ những người đã làm mẹ

   Khủng hoảng tâm lý khi mang thai thường gặp ở những người lần đầu tiên làm mẹ. Vì chưa có kinh nghiệm nên họ rất lo lắng, sợ bản thân không chăm sóc tốt cho con cái, thấy áp lực trước “thiên chức” cao cả.

 

Mẹ bầu nên học hỏi kinh nghiệm từ những người đã làm mẹ

Mẹ bầu nên học hỏi kinh nghiệm từ những người đã làm mẹ

 

   Lúc này, bạn nên học hỏi kinh nghiệm từ những người đã làm mẹ. Lời khuyên từ họ sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc bản thân, thai nhi và chuẩn bị chu đáo hơn cho quá trình sinh nở.

Tham gia các lớp học tiền sản

   Thay vì dành nhiều thời gian nghĩ ngợi và lo lắng quá mức, mẹ bầu nên tham gia các lớp học tiền sản. Các khóa học này giúp bạn biết cách ăn uống, sinh hoạt điều độ khi mang thai, chuẩn bị kỹ càng để đón thiên thần nhỏ chào đời.

   Các khóa học tiền sản còn giúp mẹ bầu nhận biết những triệu chứng sinh lý bình thường và các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ. Từ đó, các mẹ sẽ không còn bỡ ngỡ, lo lắng quá mức trước những thay đổi của cơ thể, đồng thời phát hiện, xử trí kịp thời các biến chứng thai kỳ.

Duy trì lối sống lành mạnh

   Lối sống lành mạnh sẽ giúp người mẹ khỏe hơn, vừa tốt cho thai nhi, vừa hỗ trợ tinh thần. Vì vậy, dù bận rộn đến đâu, các mẹ vẫn nên:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để giải tỏa áp lực công việc, cuộc sống. Nếu không thể ngừng việc lo lắng, nghĩ ngợi quá nhiều, mẹ nên gặp gỡ bạn bè, người thân để lấy lại năng lượng tích cực, hạn chế ở một mình.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học: Cơ thể mẹ lúc mang bầu thường có nhu cầu dinh dưỡng gấp đôi người bình thường. Vì vậy, thực đơn ăn uống của các mẹ phải đảm bảo đủ dưỡng chất cho bản thân và thai nhi. Đồng thời, các mẹ nên đi thăm khám dinh dưỡng, xin lời khuyên từ các chuyên gia để đảm bảo cơ thể không thiếu chất.

 

Mẹ bầu duy trì lối sống lành mạnh

Mẹ bầu duy trì lối sống lành mạnh

 

  • Nếu cơ thể khỏe mạnh, mẹ bầu nên tập thể dục nhẹ nhàng trong thai kỳ. Những bài tập như đi bộ, yoga đều giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả. Bởi lúc này, não bộ sẽ tăng cường sản xuất hormone hạnh phúc là dopamine, endorphin giúp tinh thần thoải mái, cải thiện khủng hoảng tâm lý cho các mẹ.
  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, chất kích thích,… khi mang thai.
  • Áp dụng biện pháp thư giãn bằng cách tắm nước ấm, ngồi thiền, nghe nhạc, viết nhật ký…

Hạn chế tiếp xúc với các thông tin tiêu cực

   Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp chúng ta cập nhật nhanh chóng những tin tức thông qua internet. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến mẹ bầu tiếp xúc với nhiều bài báo có nội dung tiêu cực, làm khủng hoảng tâm lý càng tồi tệ hơn.

   Do vậy, bạn nên hạn chế sử dụng mạng xã hội để tránh tiếp nhận những câu chuyện đó. Bạn có thể đọc sách hay xem các chương trình dành riêng cho mẹ bầu để có thêm kinh nghiệm và kiến thức cần thiết.

Tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý

   Một số mẹ bầu không thể tự mình vượt qua khủng hoảng tâm lý khi mang thai, đặc biệt là khi bạn đời và gia đình thiếu sự thấu hiểu, đồng cảm. Trong trường hợp này, bạn nên tham vấn chuyên gia tâm lý. Họ sẽ lắng nghe, thấu hiểu và đưa ra lời khuyên có ích để giúp mẹ vượt qua khó khăn.

   Hơn nữa, các chuyên gia còn hướng dẫn mẹ bầu cách kiểm soát stress và cân bằng tâm trạng, cải thiện khủng hoảng tâm lý hiệu quả.

 

Cách phòng ngừa khủng hoảng tâm lý khi mang thai là gì?

Cách phòng ngừa khủng hoảng tâm lý khi mang thai là gì?

 

Cách phòng ngừa khủng hoảng tâm lý khi mang thai

   Khủng hoảng tâm lý khi mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Thậm chí, nhiều thai phụ bị dọa sảy thai do kích động và hoảng loạn quá mức. Vì vậy, tốt nhất ngay từ đầu, các mẹ nên phòng ngừa tình trạng này bằng cách:

  • Chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tâm lý, thể chất, tài chính trước khi mang thai. Ngoài ra, bạn cũng nên thống nhất với bạn đời về trách nhiệm và vai trò của cả hai trước khi quyết định có con.
  • Quan hệ tình dục an toàn, luôn có các biện pháp phòng tránh để hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
  • Gia đình và đặc biệt là bạn đời cần quan tâm đến tinh thần của mẹ bầu. Trong giai đoạn này, thai phụ thường dễ xúc động, nhạy cảm với lời nói của những người xung quanh. Do đó, gia đình cần chú ý lời nói, thái độ và cách ứng xử để giữ cho mẹ bầu có tâm lý thoải mái nhất.
  • Khi đối mặt với những sự kiện đau buồn gây khủng hoảng hoặc sang chấn tâm lý, các mẹ nên tham vấn chuyên gia trong thời gian sớm nhất.
  • Những người xung quanh nên tránh nói các vấn đề tiêu cực với thai phụ. Ngoài ra, bản thân mẹ bầu cũng cần học cách bỏ ngoài tai những thông tin, lời nói không hay.
  • Khám thai định kỳ để nắm bắt sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết cách vượt qua khủng hoảng tâm lý khi mang thai. Thông thường, từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu sẽ quen với sự thay đổi của cơ thể, tâm lý cũng ổn định hơn. Thế nhưng, nếu tinh thần bạn vẫn buồn bã, ủ rũ, lo lắng quá mức, bạn hãy chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ nhé.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi