Trầm cảm do thuốc điều trị cao huyết áp phải làm sao?

Mục lục [Ẩn]

 

   Các thuốc tây y đều có nhiều tác dụng phụ, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn có thể gây bệnh về tâm lý, tâm thần. Điển hình nhất là hệ lụy bị trầm cảm do thuốc điều trị cao huyết áp. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về hệ lụy này.

 

Trầm cảm do thuốc điều trị cao huyết áp phải làm sao?

Trầm cảm do thuốc điều trị cao huyết áp phải làm sao?

 

Điều trị cao huyết áp có những loại thuốc nào?

   Cao huyết áp (hay tăng huyết áp) là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao.

   Theo Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp của một người bình thường là dưới 120/80 mmHg. Nếu chỉ số này tăng cao từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng cao huyết áp.

   Các thuốc được sử dụng để điều trị cao huyết áp được chia thành 6 nhóm như sau:

Nhóm thuốc lợi tiểu

   Nhóm này gồm có hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, spironolacton, amilorid, triamteren…

   Cơ chế tác dụng của thuốc là lợi tiểu để làm giảm sự ứ nước trong cơ thể, từ đó giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp.

Nhóm thuốc chẹn beta

   Các thuốc trong nhóm này bao gồm propranolol, pindolol, nadolol, timolol, metoprolol, atenolol…

   Nhóm thuốc chẹn beta tác dụng theo cơ chế ức chế thụ thể beta-giao cảm ở tim, mạch ngoại vi, từ đó làm chậm nhịp tim và hạ huyết áp.

   Các thuốc này thường được chỉ định cho bệnh nhân cao huyết áp có kèm đau thắt ngực hoặc nhức nửa đầu, và chống chỉ định đối với người có bệnh nền hen suyễn, suy tim, nhịp tim chậm.

Nhóm thuốc đối kháng canxi

   Nhóm này có các loại thuốc như: Nifedipine, nicardipine, amlodipine, felodipine, isradipine, verapamil, diltiazem…

 

Điều trị cao huyết áp có nhiều loại thuốc khác nhau

Điều trị cao huyết áp có nhiều loại thuốc khác nhau

 

   Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc đối kháng canxi là chặn dòng ion canxi, không cho nó đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu gây giãn mạch và hạ huyết áp.

   Các thuốc trên thường được chỉ định cho bệnh nhân tăng huyết áp có kèm đau thắt ngực, hiệu quả đối với bệnh nhân cao tuổi, không ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa trong cơ thể.

Nhóm thuốc ức chế men chuyển

   Đại diện của nhóm thuốc này có captopril, enalapril, benazepril, lisinopril…

   Chúng tác dụng theo cơ chế ức chế một enzyme angiotensin converting (viết tắt ACE).

   Trong cơ thể, ACE có nhiệm vụ xúc tác cho quá trình chuyển hóa angiotensin I thành angiotensin II gây co mạch, làm tăng huyết áp. Nếu ACE bị ức chế, angiotensin II sẽ không được sản sinh ra, từ đó mạch máu bị giãn và huyết áp giảm.

   Những đối tượng được chỉ định sử dụng thuốc này bao gồm: Người bị tăng huyết áp kèm theo hen suyễn (chống chỉ định với nhóm thuốc chẹn beta), đái tháo đường.

   Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như tăng kali huyết, ho khan.

Nhóm thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II

   Thuốc đầu tiên được dùng trong nhóm này là losartan. Sau đó, y học hiện đại phát triển thêm các thuốc như irbesartan, candesartan, valsartan.

   Nhóm thuốc mới này giúp đưa huyết áp về chỉ số bình thường tương đương với các thuốc nhóm đối kháng calci, chẹn beta, ức chế men chuyển. Đặc biệt, tác dụng hạ huyết áp của chúng tốt hơn nếu phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazid.

   Ưu điểm của nhóm thuốc này là không gây ho khan như thuốc ức chế men chuyển, không gây phù như thuốc đối kháng canxi. Tuy nhiên, người bệnh có thể bị chóng mặt hoặc tiêu chảy.

   Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai hoặc người bị dị ứng với thuốc.

Nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương

   Các thuốc trong nhóm này gồm có reserpin, methyldopa, clonidin… Chúng hoạt hóa một số tế bào thần kinh gây hạ huyết áp.

 

Nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương dễ gây trầm cảm

Nhóm thuốc tác động lên thần kinh trung ương dễ gây trầm cảm

 

   Thế nhưng, các thuốc trong nhóm này ít được sử dụng bởi có tác dụng phụ gây trầm cảm, khi ngừng thuốc đột ngột sẽ làm tăng vọt huyết áp.

 

Cơ chế dẫn đến trầm cảm của thuốc điều trị cao huyết áp

   Các thuốc điều trị cao huyết áp thuộc nhóm tác động lên thần kinh trung ương dễ gây trầm cảm do làm giảm hormone điều chỉnh tâm trạng.

   Trong cơ thể, hormone hạnh phúc có 4 loại là serotonin, dopamine, oxytocin và endorphins. Chúng giúp con người vui vẻ, hạnh phúc hơn, có động lực làm việc, tràn đầy năng lượng.

   Các thuốc điều trị cao huyết áp làm giảm nồng độ của 1 trong 4 loại hormone nêu trên, từ đó dẫn đến trầm cảm. Những người bệnh cao huyết áp có tiền sử bị trầm cảm cũng có nguy cơ cao tái phát trầm cảm khi sử dụng nhóm thuốc này.

   Chẳng hạn như:

  • Reserpin làm cạn kiệt nồng độ catecholamin và serotonin ở não, tim và nhiều cơ quan khác.
  • Methyldopa làm giảm nồng độ các hoạt chất co mạch gây tăng huyết áp như serotonin, dopamin

 

Trầm cảm do thuốc điều trị cao huyết áp phải làm sao?

   Khi chẳng may bị trầm cảm do thuốc điều trị cao huyết áp, bạn cần điều trị song song cả hai bệnh.

   Trước hết, bạn nên trao đổi lại với bác sĩ tình hình của bản thân, xem xét đổi loại thuốc trị cao huyết áp khác không ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Đồng thời, sử dụng kết hợp biện pháp vượt qua trầm cảm như:

Trị liệu tâm lý

 

Trị liệu tâm lý giúp người bệnh kiểm soát cảm xúc tốt hơn

Trị liệu tâm lý giúp người bệnh kiểm soát cảm xúc tốt hơn

 

   Đây là biện pháp then chốt trong điều trị bệnh trầm cảm. Các chuyên gia tâm lý thường sẽ sử dụng liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) để giúp người bệnh nhận ra suy nghĩ sai lệch, từ đó thay đổi dần nhận thức của bản thân.

Cụ thể, lợi ích của liệu pháp nhận thức - hành vi gồm có:

  • Kiểm soát cảm xúc, có khả năng đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống.
  • Loại bỏ những suy nghĩ và hành vi tiêu cực
  • Củng cố những suy nghĩ và hành vi tích cực
  • Xây đắp lòng tự trọng
  • Cải thiện giao tiếp và các mối quan hệ
  • Đối phó tốt hơn với các vấn đề và thách thức

Sử dụng BoniBrain

   Các thuốc chống trầm cảm thường là thuốc độc bảng A, dễ gây nhiều tác dụng phụ. Bởi vậy, người bệnh trầm cảm do thuốc điều trị cao huyết áp nên sử dụng thêm sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

   BoniBrain có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất an toàn. Với sự kết hợp của cây rễ vàng, L-tryptophan, L-phenylalanin, vitamin nhóm B, vitamin C, kẽm, magie… BoniBrain giúp kích thích cơ thể tăng tiết hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin. Từ đó, sản phẩm giúp người bệnh cải thiện tâm trạng, giải tỏa căng thẳng, lo âu, buồn rầu, mang lại niềm vui, cảm giác thoải mái, hạnh phúc.

   Như vậy, khi sử dụng các thuốc huyết áp tác động lên hệ thần kinh trung ương, bạn có nguy cơ bị trầm cảm. Một khi đã mắc cả hai bệnh, bạn cần áp dụng các biện pháp đã chia sẻ trong bài viết để kiểm soát song song chỉ số huyết áp và tâm trạng của bản thân. Chúc các bạn khỏe mạnh!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi