Hội chứng FOMO là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta bỏ lỡ cơ hội tốt để phát triển công việc, sự nghiệp hay thậm chí là lỡ mất người bạn đời. Những tình huống này thường khó có thể đoán trước được, làm chúng ta xuất hiện cảm xúc tiếc nuối. Thế nhưng, có những người luôn lo sợ sẽ bỏ lỡ một điều thú vị nào đó đến nỗi, họ trở nên bất an, sợ hãi quá mức. Đó chính là hội chứng FOMO.

 

Hội chứng FOMO là gì?

Hội chứng FOMO là gì?

 

Hội chứng FOMO là gì?

   Hội chứng FOMO hay hội chứng sợ bị bỏ lỡ là tình trạng mà một người lo lắng quá mức, sợ bỏ lỡ những điều thú vị hoặc hấp dẫn trong cuộc sống mà người khác được trải nghiệm điều đó. Họ thường lo sợ bản thân sẽ trở thành người tối cổ, kẻ đi sau, thất bại vì không biết nắm bắt cơ hội.

   Bởi nỗi sợ hãi luôn thường trực nên người bệnh hay thực hiện các hành động một cách vội vàng, thiếu suy nghĩ, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

 

Các triệu chứng của hội chứng FOMO

   Đặc điểm chung của người bị hội chứng FOMO là họ luôn có nỗi lo sợ rằng bản thân sẽ lỡ mất một cơ hội hoặc một điều thú vị nào đó nên thường đưa ra hành động hấp tấp, thiếu sự tính toán phù hợp, cụ thể:

  • Xu hướng đầu tư, mua sắm theo đám đông mà không suy xét cẩn thận về những lợi ích, rủi ro có thể xảy ra.
  • Luôn cố gắng cập nhật đầy đủ các xu hướng của cuộc sống, trong đầu tư chứng khoán,…
  • Không có chính kiến riêng, mọi suy nghĩ, hành động của họ đều bị ảnh hưởng bởi xu hướng và ý kiến của số đông.
  • Lo sợ bản thân sẽ không theo kịp xu hướng, trở thành người lạc hậu.
  • Luôn có mong muốn được trải nghiệm những gì mới mẻ, hi vọng bản thân sẽ là người dẫn đầu xu hướng.
  • Không có định hướng rõ ràng, không xác định được mục tiêu của bản thân.
  • Hầu như không từ chối bất kỳ lời mời đầu tư nào.
  • Cảm giác lo lắng, buồn bã, thất vọng quá mức khi vừa bỏ qua một cơ hội nào đó.

   Nếu hội chứng FOMO không sớm được phát hiện và khắc phục sớm, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng.

 

 Hội chứng FOMO gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng

Hội chứng FOMO gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng

 

Ảnh hưởng của hội chứng FOMO

   Sự phát triển của công nghệ hiện đại, nhất là mạng xã hội đã kéo theo số lượng người trẻ tuổi mắc hội chứng sợ bị bỏ lỡ. Một cuộc khảo sát được tiến hành tại Úc cho thấy, có đến hơn 60% các trường hợp thanh thiếu niên cảm thấy lo sợ khi bạn bè vui vẻ mà họ không biết được chuyện gì đang xảy ra. Thêm nữa, nghiên cứu còn nhận ra, có đến 51% bạn trẻ cho biết rằng họ cảm thấy lo lắng khi không biết được những hoạt động hiện tại của bạn bè.

   Tuy triệu chứng của hội chứng FOMO khá mơ hồ nhưng nó có thể gây ra hàng loạt các ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống, chẳng hạn như:

  • Dành nhiều thời gian sử dụng thiết bị điện tử: Do sự lo sợ, muốn cập nhật thông tin liên tục nên nhiều người có xu hướng “dán mắt” vào màn hình điện thoại. Tình trạng này khiến họ tăng nguy cơ mắc các hội chứng khác như hội chứng sợ khi không có điện thoại bên cạnh (Nomophobia), dễ bị ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội
  • Không thể tập trung trong học tập, công việc.
  • Nguy cơ cao phung phí tiền vào việc mua đồ xa xỉ, mua sắm không kiểm soát.
  • Ảnh hưởng đến các mối quan hệ: Người mắc hội chứng FOMO luôn mong muốn tìm hiểu về những người bạn mới, mở rộng các mối quan hệ mới. Tuy nhiên, họ lại không để tâm đến các mối quan hệ cũ, thành ra dễ bị mất người bạn chất lượng.
  • Hẹn hò hoặc kết hôn chỉ vì xu hướng: Người bị FOMO có khả năng tìm người yêu hoặc tiến đến hôn nhân chỉ vì những người xung quanh đã làm như thế. Hậu quả là nguy cơ chia tay, ly hôn cao.

   Có thể thấy, hội chứng sợ bị bỏ lỡ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nào gây hội chứng này và cách điều trị ra sao?

 

Hội chứng FOMO do nguyên nhân nào gây ra?

Hội chứng FOMO do nguyên nhân nào gây ra?

 

Hội chứng FOMO do nguyên nhân nào gây ra?

   Một số yếu tố dẫn đến hội chứng FOMO bao gồm:

  • Sự kỳ vọng quá lớn vào thị trường và sự tự tin thái quá đối với quyết định của bản thân.
  • Tâm lý muốn đạt được những thành tích cao, muốn sở hữu xu hướng hoặc các khoản lợi nhuận lớn.
  • Tính cách thiếu kiên nhẫn, không có chủ kiến riêng và thích hành động dựa theo số đông.
  • Người quá tự ti, thiếu sự hiểu biết về cuộc sống.
  • Liên tục đối mặt với sự thất bại từ học tập, công việc cho đến các mối quan hệ. Bởi thế mà họ dễ bị ảnh hưởng bởi những lời nói, quyết định của mọi người xung quanh.

 

Cách khắc phục hội chứng sợ bị bỏ lỡ

   Để kiểm soát được nỗi sợ của bản thân, dần thoát ra hội chứng sợ bị bỏ lỡ, bạn nên:

Nhắc nhở bản thân không nên đưa ra quyết định vội vàng

   Suy nghĩ và quyết định vội vàng thường không mang lại nhiều lợi ích, thậm chí còn tiềm ẩn rủi ro, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Do đó, bạn nên nhắc nhở bản thân phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định làm một việc nào đó.

   Nếu bị lo lắng, sợ hãi về việc sẽ đánh mất cơ hội thì tốt nhất, bạn nên ngừng suy nghĩ và bắt đầu một công việc khác. Khi tâm lý đã ổn định trở lại, bạn mới suy xét, đánh giá sự việc cũ để đưa ra quyết định phù hợp.

 

 Để cải thiện hội chứng FOMO, bạn nên nhắc nhở bản thân suy nghĩ kỹ

Để cải thiện hội chứng FOMO, bạn nên nhắc nhở bản thân suy nghĩ kỹ

 

Học cách suy nghĩ thấu đáo, nhìn nhận đa chiều

   Muốn nắm bắt được cơ hội tốt, tránh bỏ lỡ bất kỳ điều gì thì bạn nên học cách suy nghĩ đa chiều, nhìn nhận vấn đề thấu đáo hơn. Chẳng hạn như bạn nhận được một lời mời chào về món hời nào đó, trước hết, bạn nên đặt ra câu hỏi kiểu “món hời đó có thực tế hay không?”, “mình sẽ phải đánh đổi điều gì để có được món hời?”...

   Khi liên tục đặt ra các câu hỏi nghi vấn, bạn sẽ đánh giá khách quan hơn về  các tình huống, sự kiện. Từ đó, bạn sẽ có quyết định đúng đắn, phù hợp, hạn chế rủi ro xảy ra.

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử

   Hội chứng FOMO làm bạn liên tục phải cập nhật thông tin mới trên mạng xã hội. Vì vậy, để cải thiện tình trạng này, bạn cần hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử. Thay vào đó, bạn nên tham gia các hoạt động thực tế, tận hưởng cuộc sống và thư giãn tinh thần lành mạnh.

Đặt ra mục tiêu riêng

   Để tránh bị ảnh hưởng từ mọi người xung quanh, bạn nên lên kế hoạch cụ thể cho bản thân, đặt ra mục tiêu theo từng giai đoạn. Khi có mục đích rõ ràng, bạn sẽ tìm được phương hướng, có thêm động lực và kiểm soát tốt hơn tương lai của bản thân.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết những thông tin cơ bản của hội chứng FOMO. Chúng không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng cũng gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, bạn nên vượt qua tình trạng này càng sớm càng tốt.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: rối loạn lo âu

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi