Cha mẹ nên làm gì khi con bị bắt nạt trực tuyến?

Mục lục [Ẩn]

 

   Mạng xã hội càng phát triển, tình trạng bắt nạt trực tuyến càng rầm rộ. Nó là nguồn cơn khiến nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm. Nếu phụ huynh không có biện pháp can thiệp ngay từ sớm, các hệ lụy đáng tiếc sẽ xảy ra. Vậy cụ thể, cha mẹ nên làm gì khi con bị bắt nạt trực tuyến?

 

Cha mẹ nên làm gì khi con bị bắt nạt trực tuyến?

Cha mẹ nên làm gì khi con bị bắt nạt trực tuyến?

 

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị bắt nạt trực tuyến

   Bắt nạt trực tuyến (Cyberbullying) là hình thức gây rối, đe dọa thông qua các nền tảng mạng xã hội với mục đích hạ nhục, tra tấn tinh thần của một người.

   Hình thức này ảnh hưởng rất lớn để tâm lý giới trẻ, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên. Nó làm các bạn xuất hiện tâm lý sợ đi học, sợ ra ngoài giao tiếp với bạn bè, hàng xóm và các mối quan hệ xã hội khác. Kết quả học tập cũng dần sụt giảm.

   Về lâu dài, bắt nạt trực tuyến khiến trẻ mất tự tin, suy nghĩ trở nên tiêu cực, cản trở sự phát triển toàn diện, ảnh hưởng đến cả hiện tại và tương lai của trẻ.

   Một số dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị bắt nạt trực tuyến bao gồm.

  • Cảm giác chán nản, buồn bã, tuyệt vọng khi dùng mạng xã hội.
  • Xu hướng tránh né, không muốn tụ tập với người thân và bạn bè.
  • Tức giận, hoảng loạn hoặc mất kiểm soát sau khi nhìn thấy các nội dung chửi bới, hạ nhục hoặc đe dọa trên mạng.
  • Tâm trạng thay đổi một cách bất thường, khó kiểm soát suy nghĩ của bản thân.
  • Mất tập trung, kết quả học tập sa sút, thường xuyên bị điểm kém.
  • Thay đổi thói quen ăn uống, rối loạn giấc ngủ.
  • Luôn có cảm giác bất an, lo lắng hoặc kích động khi có thông báo email, tin nhắn mới.
  • Một số trẻ không muốn tiếp xúc với điện thoại, máy tính nhưng cũng có trẻ lại liên tục theo dõi các nền tảng xã hội để nắm bắt các tin tức xúc phạm, công kích bản thân.
  • Xu hướng tránh né tất cả các cuộc thảo luận có liên quan tới mạng xã hội.

   Khi sống trong cảm xúc tiêu cực, trẻ dễ bị mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng, tăng nguy cơ bị rối loạn lo âu, trầm cảm.

 

Bắt nạt trực tuyến làm tăng nguy cơ bị rối loạn lo âu, trầm cảm

Bắt nạt trực tuyến làm tăng nguy cơ bị rối loạn lo âu, trầm cảm

 

Cha mẹ nên làm gì khi con bị bắt nạt trực tuyến?

   Để tránh các hệ lụy do bắt nạt trực tuyến gây ra, cha mẹ nên:

Lắng nghe và chia sẻ cùng con

   Việc lắng nghe sẽ giúp con có thời gian tĩnh tâm hơn, tạo cảm giác an toàn để chúng chia sẻ vấn đề đang gặp phải. Thông qua đó, cha mẹ cũng hiểu sâu hơn về tình trạng của trẻ, cùng con tìm phương án giải quyết.

   Mặt khác, bạn cũng cần chia sẻ thêm cho con về những mặt tích cực và tiêu cực của mạng xã hội. Đồng thời, bạn nên chuẩn bị trước tâm lý cho trẻ để đối phó với những mối quan hệ độc hại.

Giúp trẻ quản lý nạn bắt nạt trực tuyến

   Khi bị bắt nạt trên mạng, trẻ thường tỏ ra lo lắng và hoang mang, không có phương hướng giải quyết. Do đó, cha mẹ cần sát cánh cùng con, giúp đỡ con vượt qua những phiền toái này bằng cách:

  • Để các thiết bị điện tử ở những khu vực chung trong nhà để theo dõi con trẻ sử dụng mạng một cách dễ dàng và tự nhiên hơn.
  • Thảo luận về những mối nguy hiểm tiềm ẩn và hệ quả nghiêm trọng của nạn bắt nạt trực tuyến.
  • Xem xét những lời đe dọa đến con một cách nghiêm túc, ngay cả khi những lời đó chỉ với mục đích “nói đùa”.
  • Tuyệt đối không trả đũa vì điều này sẽ cho phép kẻ bắt nạt biện minh cho hành vi của mình, lúc này nạn nhân được coi là người góp phần vào vấn đề.
  • Hướng dẫn con trẻ cách phớt lờ kẻ bắt nạt. Nếu không hiệu quả, bạn có thể ủng hộ con phản ứng một cách bình tĩnh, quyết đoán hơn.
  • Xác định cho con những người lớn có thể hỗ trợ giúp đỡ như giáo viên, huấn luyện viên…
  • Cùng con đối đầu với kẻ bị bắt nạt nếu con cảm thấy thoải mái.

 

Cha mẹ nên giúp con quản lý nạn bắt nạt trực tuyến

Cha mẹ nên giúp con quản lý nạn bắt nạt trực tuyến

 

Thực thi các quy tắc

   Cha mẹ cần có lập trường mạnh mẽ và dứt khoát trong việc chống lại hành vi bắt nạt trên mạng. Bạn nên bàn luận về các quy tắc sử dụng mạng xã hội với con trước khi thực thi. Đồng thời, bạn cần đưa ra giải pháp nếu trẻ không tuân thủ đúng theo các quy tắc.

   Một số quy tắc phụ huynh nên tham khảo bao gồm:

  • Bỏ qua thông tin liên lạc từ những người mà trẻ không biết
  • Báo cáo hành vi bắt nạt trên mạng, các mối đe dọa hay các hành vi đáng ngờ khác.
  • Không chuyển những hình ảnh hay tin nhắn có thể gây tổn thương cho những đứa trẻ khác.

Xây dựng lòng tin cho con

   Cha mẹ giúp con cái chống lại bắt nạt trực tuyến bằng cách xây dựng lòng tin cho chúng. Bạn hãy cho trẻ biết rằng chúng luôn được cha mẹ coi trọng. Cách này sẽ giúp trẻ tự tin hơn, xây đắp lòng tự trọng lành mạnh.

   Ngoài ra, bạn cũng nên dạy con các kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định và thực hiện các hành vi đúng đắn một cách quyết đoán.

Đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý

   Một số trường hợp bắt nạt trực tuyến kéo dài mà cha mẹ không phát hiện ra. Đến khi tâm lý trẻ bị tổn thương nghiêm trọng, trở nên căng thẳng quá mức hoặc thậm chí trầm cảm, cha mẹ nên đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý.

    Các chuyên gia sẽ trò chuyện cùng con, giúp con hiểu rõ vấn đề mà mình đang gặp phải. Đồng thời, họ còn trau dồi thêm cho con các kỹ năng để quản lý căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc và cách xử lý khi bị bắt nạt trên mạng.

 

Làm thế nào để ngăn chặn trẻ bị bắt nạt trực tuyến trong tương lai?

Làm thế nào để ngăn chặn trẻ bị bắt nạt trực tuyến trong tương lai?

 

Làm thế nào để ngăn chặn trẻ bị bắt nạt trực tuyến trong tương lai?

   Để phòng ngừa tình trạng bắt nạt trực tuyến xảy ra, bạn nên:

  • Chặn kẻ bắt nạt: Hầu hết các thiết bị điện tử đều có chức năng cài đặt cho phép bạn chặn tin nhắn hoặc email từ những người cụ thể. Nếu nghi ngờ đối tượng nào đó có thể là mối đe dọa với con bạn thì tốt nhất nên chặn liên lạc từ họ.
  • Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử. Khi con sử dụng, bạn nên cùng trẻ xem những video hay tin tức bổ ích. Đồng thời, bạn nên giám sát tài khoản mạng xã hội của con, dặn con báo cho cha mẹ biết nếu có ngôn ngữ hay hình ảnh không phù hợp nào.
  • Trở thành một phần trong thế giới trực tuyến của con: Cha mẹ có thể yêu cầu “kết bạn” hay “theo dõi” con trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên lạm dụng đặc quyền này bằng cách bình luận hay đăng bất cứ thứ gì lên trang cá nhân của con. Bạn chỉ nên kiểm tra các bài đăng và các trang mà con truy cập. Nếu có vấn đề, bạn hãy điều chỉnh ngay cho con.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết cha mẹ nên làm gì khi con bị bắt nạt trực tuyến. Mạng xã hội mang lại rất nhiều lợi ích tốt nhưng cùng không kém các vấn nạn tiêu cực. Để tránh trẻ gặp những vấn nạn đó, bạn hãy đồng hành cùng con khi dùng mạng xã hội nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: mạng xã hội

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi