Trầm cảm ở học sinh: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Mục lục [Ẩn]

 

   Thời gian qua, nhiều vụ việc thương tâm xảy ra do trầm cảm ở lứa tuổi học sinh khiến dư luận bàng hoàng, đau xót. Trầm cảm ở lứa tuổi học sinh tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất của trẻ. Nếu không được phát hiện và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, bệnh có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra trầm cảm ở học sinh? Làm thế nào nhận biết tình trạng này? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Nguyên nhân nào dẫn tới trầm cảm ở học sinh?

Nguyên nhân nào dẫn tới trầm cảm ở học sinh?

 

Thực trạng trầm cảm ở học sinh hiện nay

   Trầm cảm là một rối loạn tâm lý khiến bệnh nhân luôn cảm thấy buồn chán, u sầu, mất dần các hứng thú với cuộc sống xung quanh. Đây là căn bệnh rất đáng lo ngại, nhất là khi nó tìm đến với những đứa trẻ ở lứa tuổi học sinh.

   Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF, cứ 7 trẻ vị thành niên thì có hơn 1 em từ 10-19 tuổi (13%) trên toàn cầu bị chẩn đoán rối loạn tâm thần. Mỗi năm, có gần 46.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử trên thế giới (cứ 11 phút lại có 1 trẻ).

   Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của UNICEF, khoảng 8 - 29% trẻ em đang ở lứa tuổi vị thành niên ở Việt Nam đang mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần, ước tính khoảng ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết.

   Trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới hành vi tự sát ở trẻ em. Thực tế thời gian gần đây, chúng ta đã gặp rất nhiều vụ việc thương tâm xảy ra do trầm cảm ở học sinh trên các phương tiện truyền thông. Điều này cảnh báo rằng, các bậc phụ huynh và nhà trường cần quan tâm hơn, sát sao hơn và không thể lơ là, chủ quan về các vấn đề sức khỏe tinh thần của lứa tuổi học đường.

 

Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm ở học sinh

   Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang phát triển tâm sinh lý, vì vậy trẻ rất nhạy cảm với những tác động xung quanh. Một số nguyên nhân dẫn tới trầm cảm ở học sinh là:

Áp lực học tập

   Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra trầm cảm ở học sinh thường gặp là do áp lực học tập. Nhà trường và phụ huynh chỉ quan tâm kết quả học tập, nhắc nhở về điểm số…, không quan tâm vấn đề tâm lý. Điều này làm gia tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ.

   Chương trình học tập của trẻ ngày nay rất nặng nề. Ngoài học tập cả 2 buổi trên trường, nhiều trẻ còn phải học thêm, học phụ đạo, học năng khiếu vào buổi tối. Thậm chí, có những em phải học cả tuần mà không được nghỉ ngơi, giải trí. Việc học tập quá nhiều khiến trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, sức khỏe suy giảm và tăng nguy cơ trầm cảm. Đáng chú ý, khi trẻ than mệt, nhiều phụ huynh còn nói với con rằng “có mỗi việc học thì có gì mà mệt mỏi, bố/ mẹ đi làm quần quật cả ngày còn chưa kêu”. Điều này khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, tội lỗi và càng áp lực hơn.

 

 Trẻ em hiện nay phải đối diện với áp lực học tập vô cùng lớn.

Trẻ em hiện nay phải đối diện với áp lực học tập vô cùng lớn.

 

   Áp lực học tập còn đến từ kỳ vọng quá cao từ gia đình. Nhiều bậc phụ huynh sợ con mình thua bạn kém bè. Do đó, họ đặt ra rất nhiều mục tiêu cho con của họ. Nếu kết quả học tập không được như mong muốn, họ tỏ ra thất vọng, mắng mỏ con một cách thậm tệ. Nhiều phụ huynh còn nói “Bố với mẹ đi làm cả ngày mệt mỏi, vất vả nuôi con ăn học, con có việc học mà cũng không ra hồn”. Những thái độ này của phụ huynh khiến trẻ luôn nghĩ rằng mình là người kém cỏi, thất bại, là gánh nặng của gia đình. Và thế là trẻ càng căng thẳng, lo lắng khi học tập, đặc biệt là khi đối diện với các kỳ thi.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây ra áp lực học tập ở học sinh, sinh viên và cách đối phó

Do bạo lực học đường

   Một nguyên nhân thường gặp khác gây trầm cảm ở học sinh là bạo lực học đường. Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Anh Vinh - Phó Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, các số liệu thống kê từ các điều tra tại Việt Nam cho thấy vấn nạn bạo lực học đường đang gia tăng đáng kể cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng.

   Bạo lực học đường có nhiều dạng, bên cạnh các dạng bạo lực hành động như bạo lực qua hành vi, lời nói,... nhiều học sinh còn bị bạo lực lạnh - tức là bị cô lập trong chính lớp học của mình. Bị bạo lực học đường khiến trẻ luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi đi đến trưởng. Trẻ dễ cáu gắt, nổi nóng với người thân, kết quả học tập bị giảm sút, nghỉ học thường xuyên hơn, trở lên lầm lì và ít nói, ăn uống kém, đêm ngủ chập chờn.

   Đâu đó một số nơi, các em bị bắt nạt, bị bạo lực, có phản hồi với bố mẹ, thầy cô nhưng không được tiếp nhận, chia sẻ, đã gây ra những hậu quả đáng tiếc. Ngày 16/4/2023, một nữ sinh trường THPT chuyên Đại học Vinh đã chọn cách kết thúc cuộc sống của mình sau một thời gian bị bạo lực học đường. Sự ra đi của nữ sinh này khiến nhiều người xót xa, thương tiếc, đồng thời cũng gióng lên một hồi chuông cảnh báo về vấn nạn bạo lực học đường.

>>> Xem thêm: Bạo lực học đường là gì? Cách nhận diện trẻ bị bạo hành.

Thiếu sự quan tâm của gia đình

   Gia đình đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển suy nghĩ, hành vi của trẻ. Nếu trẻ được sinh sống trong gia đình hạnh phúc, nhận được sự quan tâm, yêu thương đầy đủ thì nguy cơ mắc bệnh trầm cảm rất thấp. Ngược lại, nếu trẻ thiếu sự quan tâm, yêu thương từ cha mẹ sẽ dễ rơi vào tình trạng trầm cảm hơn.

   Hiện nay, nhiều gia đình cha mẹ đi làm cả ngày, nhiều khi từ trời sáng tới tối mịt mới về nhà, hoặc về nhà cũng vùi đầu vào công việc, thiếu sự quan tâm, giao tiếp với con. Trẻ ở nhà nhiều khi chỉ lủi thủi chơi một mình nếu là con một, hay khi có hai anh em hay chị em thì anh chị chơi phần anh chị, em chơi phần em. Tình trạng này khiến trẻ cảm thấy cô đơn, không có ai chia sẻ cùng.

   Phụ huynh thiếu quan tâm tới cảm xúc của con còn dẫn đến việc chậm phát hiện những bất thường trong tâm lý của trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng hạn chế chia sẻ, tâm sự với với phụ huynh hơn. Các vấn đề tâm lý không được phát hiện kịp thời sẽ khiến việc điều trị khó khăn hơn, thậm chí dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

 

Thiếu sự quan tâm của gia đình khiến trẻ dễ trầm cảm hơn.

Thiếu sự quan tâm của gia đình khiến trẻ dễ trầm cảm hơn.

 

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở học sinh

   Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm rất dễ nhận biết, cha mẹ nên để ý xem trẻ có các dấu hiệu sau không:

  • Trẻ có cảm xúc buồn bã, suy tư, chán nản.
  • Luôn có những suy nghĩ tiêu cực, bi quan,
  • Trẻ khó tập trung khi làm việc, học tập, kể cả những việc đơn giản. Từ đó dẫn đến kết quả học tập sa sút hơn so với trước kia.
  • Trẻ mất dần hứng thú với các hoạt động xung quanh, kể cả những hoạt động đã từng yêu thích. Một số trẻ không muốn đến trường, sợ đến trường (đặc biệt là những trẻ bị trầm cảm do bạo lực học đường).
  • Luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm, thất vọng về chính mình.
  • Tự cô lập bản thân, ngại giao tiếp với những người xung quanh.
  • Trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ gặp ác mộng.
  • Trẻ chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa.
  • Sức khỏe suy giảm, cơ thể mệt mỏi không có sức sống, đau đầu, đau lưng,...

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được các nguyên nhân gây ra trầm cảm ở học sinh và các dấu hiệu nhận biết tình trạng này. Trầm cảm ở lứa tuổi học đường đang ở mức báo động nên cần sự chú ý và quan tâm từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi