Cha mẹ “trực thăng” - Khi sự quan tâm cản trở sự phát triển của con trẻ

Mục lục [Ẩn]

 

   Chúng ta đều biết rằng, bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng đều yêu thương những đứa con của mình. Bản năng tự nhiên của người làm cha mẹ là chăm sóc, nuôi dưỡng, và bảo vệ con cái khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài.

   Tuy nhiên, sự quan tâm có thể trở thành bao bọc quá mức và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của con trẻ. Đây chính mà một biểu hiện của cha mẹ “trực thăng”. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về điều này nhé!

 

Cha mẹ “trực thăng” - Khi sự quan tâm cản trở sự phát triển của con trẻ

Cha mẹ “trực thăng” - Khi sự quan tâm cản trở sự phát triển của con trẻ

 

Cha mẹ “trực thăng” là gì?

   Cha mẹ “trực thăng” có tên tiếng anh là Helicopter Parent. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1969, trong cuốn sách có tựa đề “Between Parent & Teenager”.

    Trong cuốn sách này, cậu thiếu niên đã kể lại rằng, mẹ đã dõi theo cậu ấy giống như một chiếc trực thăng. Kể từ đó, thuật ngữ này được sử dụng để ám chỉ việc cha mẹ tiếp tục cố gắng trông chừng con cái họ từ xa, hay nói một cách đơn giản là bao bọc quá mức, luôn ở bên cạnh và hướng con theo ý của mình.

Lý do khiến cha mẹ trở thành “trực thăng” của con

    Chúng ta đều biết rằng, chăm sóc và bảo vệ con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Bất cứ ai cũng muốn dành cho con mình những điều kiện tốt nhất để phát triển. Tuy nhiên, vì yêu thương quá mức, hay một lý do nào đó, nhiều cha mẹ luôn theo dõi sát sao con của mình.

    Một số lý do khiến cha mẹ trở thành “trực thăng” của con có thể kể đến như:

Muốn con có một tuổi thơ hạnh phúc

   Các chuyên gia cho rằng, một số cha mẹ nuôi dạy con cái theo kiểu “trực thăng” đơn giản vì mong muốn mang đến cho con cái một tuổi thơ hạnh phúc. Điều này có thể bắt nguồn từ việc quá khứ của họ không nhận được đầy đủ sự yêu thương.

Áp lực thành công từ xã hội

    Một số người cảm thấy áp lực phải thành công với tư cách là cha mẹ. Họ cho rằng, nếu con họ không làm tốt việc gì đó, thì sẽ bị người khác nhìn nhận và đánh giá về cách nuôi dạy con. Chính vì vậy, những người này có xu hướng đặt nhiều kỳ vọng vào con cái của họ, hoặc kiểm soát con mình quá mức.

Quá lo lắng cho con

    Nhiều cha mẹ quá lo lắng về việc con mình sẽ bị tổn thương về cả mặt cảm xúc lẫn thể chất. Chính vì vậy, họ theo sát con mình, nhằm bảo vệ chúng tránh khỏi những rủi ro, thất bại, hay sự thất vọng về điều gì đó.

 

Nhiều cha mẹ vì quá lo lắng n nên theo sát con mình quá mức

Nhiều cha mẹ vì quá lo lắng mức nên theo sát con mình quá mức

 

Những biểu hiện của cha mẹ “trực thăng”

    Một số dấu hiệu nhận biết cha mẹ “trực thăng” có thể kể đến như:

  • Có xu hướng tham gia quá nhiều vào cuộc sống của con cái từ khi còn nhỏ cho đến khi học đại học.
  • Chi tiêu tập trung nhiều vào việc những đứa trẻ cần hoặc muốn gì.
  • Gác lại các mục tiêu cá nhân và nguyện vọng nghề nghiệp để ưu tiên cho những gì họ nghĩ là tốt nhất cho con cái của mình.
  • Đặt quá nhiều áp lực lên con cái của họ để thành công trong trường học hoặc các hoạt động khác.
  • Bảo vệ con mình quá mức và làm hết mọi việc cho chúng.
  • Có xu hướng lên quá nhiều lịch trình cho con cái nhằm cố gắng tạo lợi thế cạnh tranh cho chúng trong mọi thứ.
  • Cố gắng quản lý các mối quan hệ xã hội của con mình.

 

Những hạn chế của việc nuôi dạy con cái theo kiểu cha mẹ “trực thăng”

   Trên thực tế, việc cha mẹ nuôi dạy con cái theo kiểu “trực thăng” không hoàn toàn xấu. Về một khía cạnh nào đó, con cái của họ sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ và hướng dẫn hơn về những điều đang diễn ra trong cuộc sống.

    Tuy nhiên, kiểu nuôi dạy con này cũng cho thấy nhiều điểm bất lợi như:

Trẻ lo lắng, hoang mang khi gặp vấn đề trong cuộc sống

   Ở mỗi giai đoạn, đứa trẻ cần được học những kỹ năng tự giải quyết các vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Sự bao bọc và can thiệp quá mức của cha mẹ sẽ làm hạn chế khả năng này. Do đó, khi đối mặt với khó khăn, chúng sẽ cảm thấy lo lắng, hoang mang, thậm chí là sợ hãi vì thiếu kỹ năng cần thiết để đối phó.

Dẫn đến sự phụ thuộc vào cha mẹ

   Khi được chăm sóc quá mức cần thiết, những đứa trẻ sẽ trở nên phụ thuộc vào cha mẹ của chúng. Ngay cả những việc đơn giản nhất chúng cũng không biết làm. Điều này có thể khiến chúng không thể tự tồn tại và phát triển sau này.

Gia tăng việc sử dụng chất gây nghiện

   Bao bọc quá mức khiến trẻ không có cơ hội phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề, hoặc không có khả năng đối phó với căng thẳng. Điều này có thể khiến họ chuyển sang sử dụng chất kích thích (ma túy, rượu) để đối phó khi bị căng thẳng hoặc khi cảm thấy bế tắc trước một vấn đề khó giải quyết.

Sợ thất bại

    Học tập từ những thất bại là một “quyền lợi” của trẻ em. Chúng phải được trải nghiệm sự “thất bại” và những hậu quả đến từ điều này, từ đó tự rút ra bài học và kinh nghiệm để sau này không mắc phải. Tuy nhiên, sự quản lý và bảo vệ quá mức của cha mẹ sẽ khiến trẻ không có được cơ hội này, từ đó tạo ra tâm lý lo sợ sự thất bại.

 

Trẻ được cha mẹ bao bọc quá mức sẽ tạo ra tâm lý sợ thất bại

Trẻ được cha mẹ bao bọc quá mức sẽ tạo ra tâm lý sợ thất bại

 

Hình thành lòng tự trọng thấp

   Cha mẹ thường xuyên theo dõi và làm thay mọi việc có thể khiến trẻ cảm thấy chúng không làm được điều gì đúng, hoài nghi và đánh giá thấp khả năng của bản thân. Điều này cũng có thể khiến trẻ trở nên do dự khi đưa ra một quyết định nào đó, gây ảnh hưởng đến tương tác ngoài xã hội, cũng như khả năng đối phó, và thích ứng với những sự thay đổi.

Tăng nguy cơ trầm cảm

   Sự kết hợp giữa sợ thất bại và lòng tự trọng thấp có thể thúc đẩy cảm giác tuyệt vọng và làm tăng nguy cơ mắc chứng trầm cảm. Điều này rất dễ phát triển khi họ gặp phải một biến cố lớn trong cuộc sống, mà không biết cách để thích nghi và thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh.

 

Làm cách nào để từ bỏ việc nuôi dạy con theo kiểu “trực thăng”?

   Từ bỏ cách nuôi dạy con theo kiểu “trực thăng” là một điều không dễ dàng. Nó có thể gây ra căng thẳng, lo lắng và bất an. Để vượt qua được điều này, bạn có thể tìm đến sự trợ giúp của những chuyên gia tâm lý.

   Họ có thể giúp bạn nhận ra rằng, đây là một kiểu nuôi dạy con độc hại, sẽ cản trở sự phát triển của chúng sau này. Ví dụ như, việc kiểm soát, can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con có thể dẫn đến sự phản kháng, khi mà chúng đã bắt đầu hiểu chuyện và muốn làm chủ cuộc sống.

   Nếu điều này không dừng lại, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ gặp nhiều xích mích, rạn nứt. Vì vậy, từ bỏ những điều này là điều cần thiết để con bạn có thể trở nên độc lập và có một cuộc sống tốt hơn sau này.

    Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về kiểu cha mẹ “trực thăng”. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: nuôi dạy con cái

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi