Tổng hợp các nguyên nhân nghiện game của giới trẻ và cách phòng ngừa

Mục lục [Ẩn]

 

   Các trò chơi điện tử luôn có sức hấp dẫn đặc biệt, thu hút người chơi game. Bởi vậy, những đối tượng có tâm lý tò mò, thích khám phá như giới trẻ rất dễ bị nghiện. Vậy cụ thể, nguyên nhân nghiện game của giới trẻ là gì? Cách phòng ngừa ra sao? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây!

 

Các nguyên nhân nghiện game của giới trẻ là gì?

Các nguyên nhân nghiện game của giới trẻ là gì?

 

Các nguyên nhân nghiện game của giới trẻ

   Nghiện game là một tình trạng rối loạn tâm thần xảy ra chủ yếu ở giới trẻ với biểu hiện điển hình là không thể kiểm soát cảm giác thèm muốn chơi game.

   Người nghiện game thường ưu tiên việc chơi điện tử hơn so với việc học, các mối quan hệ xã hội. Họ có thể chìm đắm cả ngày vào các thể loại trò chơi, nhất là game online.

   Những nguyên nhân gây nghiện game bao gồm:

Sự hấp dẫn của trò chơi điện tử

  • Chơi miễn phí: Sự phát triển của thời đại 4.0 hiện nay đã xuất hiện rất nhiều trò chơi miễn phí. Bạn chỉ cần một cái điện thoại thông minh hay một cái máy tính kết nối mạng là có thể tải và chơi game hoàn toàn không mất tiền. Bạn chỉ cần trả tiền điện nếu vào quán nét, thường chỉ 10-12.000đ/tiếng. Chính điều này đã tạo điều kiện cho rất nhiều bạn trẻ có thể chơi game dù chưa tự chủ về kinh tế. 
  • Cập nhật cấp độ mới cho người chơi: Khi bạn đã chiến thắng một cấp độ trong trò chơi, sẽ có hàng loạt cấp độ mới để thôi thúc bạn chơi tiếp. Những level mới này có nhiều thử thách, mức độ khó cũng cao hơn nhưng nhân vật trong trò chơi của bạn cũng có thêm các phần thưởng khác, hấp dẫn hơn.

   Phần thưởng có thể là điểm số, kỹ năng hoặc vật phẩm, được thiết kế đẹp mắt kèm hiệu ứng.

   Người chơi thường chấp nhận “nhiệm vụ” và hoàn thành chúng một cách vô thức cùng với sự tăng lên của độ khó. Điều này đòi hỏi game thủ phải tập trung và dành thời gian để chơi nhiều hơn mới có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

 

Đồ họa trò chơi game rất đẹp mắt, hấp dẫn, dễ gây nghiện

Đồ họa trò chơi game rất đẹp mắt, hấp dẫn, dễ gây nghiện

 

   Nghiêm trọng hơn, nó tạo ra khao khát chiến thắng của game thủ, khiến họ “cày game” trong vô định và mù quáng.

  • Được chơi với người khác: Game online hiện nay đa phần đều là trò chơi đồng đội như liên quân, liên minh huyền thoại, đế chế… Người chơi có thể chơi một mình và được chia vào từng nhóm khác nhau hoặc chơi với bạn bè. Chính vì đặc tính này mà nhiều trẻ ban đầu không chơi nhưng bị bạn bè rủ rê, sau cùng càng chơi càng ham, dần nghiện game online.

Nghiện game do bản thân người chơi

  • Chơi game để thỏa mãn cảm giác phấn kích: Khi chiến thắng một trò chơi, não bộ sẽ tiết ra hormone gây hưng phấn như dopamin, khiến người chơi cảm thấy sảng khoái, vui vẻ, thích thú. Chính cảm giác đó thôi thúc họ chơi thêm nhiều trận nữa và khó lòng thoát ra được.
  • Chơi game để thể hiện bản thân: Trò chơi điện tử thỏa mãn khao khát chiến thắng, hạ gục đối thủ của người chơi. Bởi vậy, các bạn trẻ có tính hiếu thắng, thích thể hiện bản thân thường dễ bị nghiện game.
  • Chơi game để có cảm giác làm chủ bản thân: Trong trò chơi, game thủ thoải mái làm những việc mà họ muốn, không bị ai chi phối hay gò ép, không phải nghe lời người khác. Do đó, những đứa trẻ từng sống trong môi trường nghiêm khắc hay tìm đến game để có cảm giác tự do.
  • Những bạn trẻ có tính cách nhút nhát, rụt rè, ít tham gia vào các hoạt động xã hội cũng dễ sa đà vào game. 

Nghiện game do những nguyên nhân khác

  • Gia đình không hạnh phúc: Cha mẹ ít quan tâm, bỏ rơi con cái, khiến đứa trẻ lạc lõng, thiếu tình yêu thương…
  • Có người nhà chơi game hoặc môi trường sống thường xuyên tiếp xúc với các trò chơi (bố mẹ làm quán nét…)

   Ban đầu, giới trẻ thường chỉ tò mò chơi cho biết. Tuy nhiên, càng chơi, chúng lại càng thích thú, dần ưu tiên cho việc này và không còn quan tâm đến những chuyện khác. Hậu quả là trẻ nghiện game từ lúc nào không hay.

 

Giới trẻ nghiện game có nguy hiểm không?

Giới trẻ nghiện game có nguy hiểm không?

 

Giới trẻ nghiện game có nguy hiểm không?

   Nghiện game không đe dọa ngay lập tức đến tính mạng nhưng lại gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống của giới trẻ, cụ thể:

Về cuộc sống

  • Trẻ trốn học, nói dối để lấy tiền chơi game, làm giảm kết quả học tập, ảnh hưởng đến tương lai sau này.
  • Cô lập với người khác để chơi game, giảm mối quan hệ xã hội. Đến một lúc nào đó, họ cảm thấy cô đơn, lạc lõng, lại vùi đầu vào game để khỏa lấp nỗi buồn.

Về sức khỏe

  • Cơ thể suy nhược: Game thủ thường ăn vội vàng, qua loa cho xong bữa để dành thời gian chơi. Bởi vậy, họ dễ bị thiếu dinh dưỡng, mệt mỏi, sụt cân, gầy gò.
  • Rối loạn giấc ngủ: Người nghiện game hay thức thâu đêm suốt sáng để chơi. Đến khi quá mệt, họ mới ngủ. Khi thức dậy, họ lại tiếp tục vùi vào trò chơi trực tuyến. Cứ như vậy, nhịp sinh học dần rối loạn, làm giảm chất lượng giấc ngủ.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, tăng nguy cơ rối loạn tâm thần, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm, rối loạn lo âu.

   Có thể thấy, nghiện game vừa làm giảm sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, vừa ảnh hưởng đến tương lai giới trẻ. Đặc biệt nguy hiểm khi những đối tượng này bị rối loạn lo âu trầm cảm, nguy cơ tự sát cao.

 

Cách phòng ngừa nghiện game cho trẻ là gì?

Cách phòng ngừa nghiện game cho trẻ là gì?

   Để tìm hiểu rõ hơn về những tác hại của nghiện game với sức khỏe của trẻ, xin mời các bạn theo dõi bài viết: Nghiện game gây ảnh hưởng nặng nề tâm lý, thể chất và cuộc sống.

Cách phòng ngừa nghiện game cho trẻ

   Để phòng ngừa trẻ nghiện game, cha mẹ nên:

  • Quan tâm, lắng nghe và thấu hiểu con nhiều hơn; giáo dục con ngay từ nhỏ, nghiêm khắc nhưng không gò bó, kiểm soát quá mức.
  • Xây dựng mục tiêu học tập phù hợp với khả năng của con; phát huy thế mạnh, phát triển ước mơ của trẻ.
  • Đưa ra quy định cụ thể về thời gian con sử dụng máy tính, điện thoại. Tùy vào độ tuổi của trẻ nhỏ mà cha mẹ đặt quy định phù hợp, tốt nhất chỉ nên cho trẻ chơi khoảng 30 đến 60 phút mỗi ngày. Nếu bé vi phạm thì cần có hình phạt răn đe.
  • Chọn lọc trò chơi lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi của con.
  • Cùng con tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, lao động công ích, cắm trại…
  • Cho con thực hiện các sở thích lành mạnh, học các môn nghệ thuật con yêu thích, khám phá khoa học, lịch sử, thiên nhiên,... để con thấy thế giới quanh con thật thú vị, giúp con không quan tâm tới thế giới ảo trong game.
  • Không để con tiếp xúc thường xuyên với trò chơi điện tử.
  • Nếu thấy trẻ ham chơi game quá đà, cha mẹ cần trò chuyện với con về tác hại của việc này, khuyên ngăn kịp thời.

   Nghiện game có thể gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc cho sức khỏe và tương lai con trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ có thể giúp bé phòng ngừa tình trạng này ngay từ đầu. Nếu gặp khó khăn gì, mời các bạn liên hệ với chuyên gia tâm lý theo số điện thoại 0243.760.6666 trong  giờ hành chính để được tư vấn nhanh nhất!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi