Chuẩn bị tâm lý cho con trẻ khi cha mẹ ly hôn

Mục lục [Ẩn]

 

     Lo cho con cái là lý do lớn nhất khiến một cặp vợ chồng tuy có nhiều mâu thuẫn nhưng vẫn sống chung và dày vò nhau mà không ly hôn. Việc cha mẹ ly hôn là một cú sốc rất lớn, có thể khiến trẻ gặp nhiều vấn đề trên tâm lý. Vậy nhưng, nếu sống trong gia đình mà bố mẹ không hạnh phúc, trẻ cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

     Vậy, là bậc cha mẹ, bạn nên làm gì? Hãy chuẩn bị tốt tâm lý cho con trước khi tiến hành các thủ tục ly hôn theo những lời khuyên trong bài viết sau đây!

 

 Chuẩn bị tâm lý cho con trẻ khi cha mẹ ly hôn

Chuẩn bị tâm lý cho con trẻ khi cha mẹ ly hôn

 

Tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng như thế nào khi bố mẹ ly hôn?

    Khi mâu thuẫn vợ chồng không thể tháo gỡ và có những căng thẳng, xung đột lên đến đỉnh điểm, hai người sẽ phải giải thoát cho nhau bằng quyết định ly hôn.

    Vậy nhưng, với những đứa trẻ ngây thơ, đó là một cú sốc lớn, là điều vô cùng tồi tệ và chúng không hề muốn điều đó xảy ra. Việc phải chứng kiến bố mẹ ly hôn là một trong những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho trẻ. Trong khi người lớn có thể kiểm soát cảm xúc và vực dậy sau sự đổ vỡ thì con trẻ lại khó có thể điều chỉnh được và dễ gặp phải những vấn đề tâm lý như:

Trẻ trở nên nhạy cảm hơn

    Những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn thường có tâm lý nhạy cảm quá mức với mọi thứ xảy ra trong cuộc sống. Chúng sẽ có những biểu hiện như trở nên chán nản, ít vui vẻ, giảm hứng thú với mọi thứ, ngay cả với những điều mà trước đây trẻ rất thích. Các bé cũng có thể phản ứng quá mức trước những việc không mong muốn.

    Với những trẻ có tính cách yếu đuối và nhạy cảm thì việc chịu đả kích từ chuyện bố mẹ ly hôn có thể khiến chúng trở nên kiệm lời, sống khép kín, không muốn trò chuyện hay chia sẻ với bất cứ ai.

 

Bố mẹ ly hôn khiến trẻ sống khép kín hơn

Bố mẹ ly hôn khiến trẻ sống khép kín hơn

 

    Tâm lý nhạy cảm này sẽ khiến trẻ khó kết bạn, đặc biệt là khi chúng vì phải theo cha hoặc mẹ mà cần chuyển trường, chuyển nơi sống. Nhiều trẻ còn có biểu hiện bất ổn về giấc ngủ như trằn trọc, khó ngủ, la hét khi ngủ. 

    Đặc biệt, khi trưởng thành, những đứa trẻ từng chịu tổn thương sâu sắc do bố mẹ ly hôn thường mất niềm tin vào hôn nhân. Chúng lo lắng rằng, nếu kết hôn, gia đình nhỏ của mình cũng đổ vỡ và nỗi đau sẽ lặp lại. Vì không có gia đình trọn vẹn nên trẻ cũng không hiểu được ý nghĩa của cuộc hôn nhân. Do vậy, chúng có xu hướng không muốn kết hôn trong tương lai. 

Trẻ hay cáu giận và hình thành tâm lý chống đối

    Với con trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi, khi biết bố mẹ ly hôn chúng sẽ thấy hoảng sợ, cáu kỉnh, tức giận, nghĩ rằng bố mẹ bỏ rơi, không còn yêu thương, quan tâm đến mình nữa. 

    Tính tình hay cáu giận, nổi nóng cũng có thể bắt nguồn từ việc phải thay đổi nơi ở, môi trường sống và học tập, việc thiếu vắng sự hiện diện của bố hoặc mẹ trong nhà. 

    Một số trẻ hình thành tâm lý chống đối khi bố mẹ ly hôn. Đây có thể là hành vi nhằm thu hút sự quan tâm do trẻ có tâm lý bị bỏ rơi và sợ trở thành người thừa thãi trong cuộc sống tương lai của bố hoặc mẹ. 

Cảm thấy bất lực và cô đơn

   Khi sống trong môi trường không có đầy đủ cả cha và mẹ, trẻ sẽ dễ đối mặt với cảm giác cô đơn. Việc chăm sóc con cái một mình cũng khiến phụ huynh trở nên bận rộn và ít có thời gian quan tâm đến con của mình hơn. Điều đó càng khiến trẻ cảm thấy trống rỗng và buồn bã hơn. 

   Khi biết cha mẹ sắp và đã ly hôn, rất nhiều trẻ nỗ lực giúp bố mẹ quay lại và hàn gắn với nhau. Chúng có thể khóc lóc, nói nhớ bố hoặc mẹ khi không được ở cùng, nài nỉ bố mẹ đừng ly dị hay làm bất kỳ điều gì mà chúng có thể. Khi những nỗ lực đó không mang lại kết quả gì, trẻ dễ rơi vào trạng thái bất lực và vô vọng.

 

Trẻ cảm thấy bất lực khi mọi nỗ lực hàn gắn bố mẹ của mình đều không có kết quả

Trẻ cảm thấy bất lực khi mọi nỗ lực hàn gắn bố mẹ của mình đều không có kết quả

 

Cảm thấy tội lỗi và tự dằn vặt bản thân

    Sau khi trải qua cảm xúc tức giận và cáu kỉnh, trẻ có thể hình thành cảm giác tội lỗi và tự dằn vặt bản thân.

    Trẻ có thể có những suy nghĩ sai lệch như vì mình hư, mình chưa đủ ngoan, học không giỏi nên bố mẹ mới bỏ đi. Chúng thường dùng những câu như “có phải tại con….” để hỏi về lý do vì sao bố mẹ ly hôn. Suy nghĩ này bám lấy trẻ trong một thời gian dài khiến chúng đau khổ, mệt mỏi, lo âu, kết quả học tập kém đi, thậm chí là tăng nguy cơ rối loạn lo âutrầm cảm

Trẻ bị mất lòng tin với mọi thứ

    Trong mắt con trẻ, gia đình gần như là toàn bộ cuộc sống, là chỗ dựa vững chắc cũng như là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ. Sự đổ vỡ từ những điều tưởng chừng như chắc chắn đó sẽ khiến trẻ bị sụp đổ và mất niềm tin vào bất cứ điều gì khác trong cuộc sống.

   Tình trạng này gặp nhiều ở những trẻ trước đó sống trong một vỏ bọc hạnh phúc, cha mẹ không bao giờ cãi vã trước mặt con, luôn quan tâm và nuông chiều con và khi ly hôn không có dấu hiệu báo trước.

    Tuy rằng việc bố mẹ ly hôn có thể gây ra nhiều tổn thương tâm lý cho con trẻ như đã kể ở trên. Vậy nhưng, nếu sống trong gia đình mà bố mẹ không hạnh phúc, trẻ cũng sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, khi cuộc hôn nhân đã không thể cứu vãn, điều bạn cần làm là chuẩn bị tốt tâm lý cho con trước khi bố mẹ ly hôn.

 

Chuẩn bị tâm lý cho con trẻ khi bố mẹ ly hôn

    Khi đưa đến quyết định ly hôn, bạn cần có sự chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho con bằng cách:

  • Trò chuyện thẳng thắn để trẻ biết về việc trong thời gian tới, vợ chồng bạn sẽ không sống cùng nhau nữa. Bạn cũng đừng quên nói với con rằng dù hai bố mẹ không còn sống cùng nhau nhưng vẫn quan tâm và chăm lo cho con. Bạn có thể xoa dịu con bằng cách nói “Từ nay, con sẽ có hai ngôi nhà để trở về”.
  • Cần nói lý do ly hôn cho con hiểu nhưng cần tránh đổ lỗi, chỉ ra điểm xấu của nhau trước mặt con cái.
  • Lắng nghe những chia sẻ của con và giải thích để con hiểu về việc nếu tiếp tục sống chung, mọi chuyện sẽ còn trở nên tệ hơn và đây là phương án tốt nhất cho tất cả.
  • Dù ly hôn nhưng cũng cần hạn chế tối đa việc thay đổi đột ngột môi trường sống và học tập của con.
  • Lựa chọn thời điểm ly hôn phù hợp, chỉ ly hôn khi đã thực hiện các bước chuẩn bị tâm lý cho con, cho trẻ một khoảng thời gian để bình ổn tâm lý trước khi đối mặt với hàng loạt các thay đổi trong cuộc sống. Đồng thời, các bậc phụ huynh cần tránh những giai đoạn quan trọng đối với trẻ như thi học kỳ, thi chuyển cấp…
  • Hậu ly hôn, cha mẹ vẫn cần dành thời gian cho con. Điều đó sẽ giúp trẻ biết rằng, dù không sống chung như trước đây nhưng bố mẹ vẫn luôn dành tình cảm và sự quan tâm đến con.
  • Nếu trẻ có những phản ứng bất thường, bạn nên cư xử mềm mỏng, thay vì quát mắng hay giáo dục trẻ quá nghiêm khắc.

 

Trò chuyện và thẳng thắn với con về việc cha mẹ sẽ ly hôn

Trò chuyện và thẳng thắn với con về việc cha mẹ sẽ ly hôn

 

    Hy vọng đến đây, bạn đã biết mình nên làm gì để chuẩn bị tâm lý cho con mình trước khi tiến hành thủ tục ly hôn. Hãy làm những điều để tâm hồn non nớt của con trẻ không bị tổn thương nhiều vì những mâu thuẫn không thể hàn gắn của người lớn nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi