Trầm cảm ở nam giới: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Mục lục [Ẩn]

 

   Trầm cảm là một trong các chứng rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới, có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh trầm cảm ở nam giới có những điểm khác biệt so với trầm cảm ở nữ giới và thường  không được chẩn đoán kịp thời. Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu về trầm cảm ở nam giới: Nguyên nhân gây bệnh, các dấu hiệu nhận biết và phương hướng điều trị.

 

 Trầm cảm ở nam giới có những điểm gì khác biệt?

Trầm cảm ở nam giới có những điểm gì khác biệt?

 

Biểu hiện trầm cảm ở nam giới

   Do định kiến xã hội về “phái yếu” và “phái mạnh” khiến nhiều người đàn ông bị trầm cảm không dám bộc lộ sự yếu đuối của mình. Họ lo sợ rằng bản thân sẽ bị đánh giá là yếu đuối, nhu nhược. Nếu như ở nữ giới, biểu hiện trầm cảm thường thấy là buồn bã, dễ xúc động và dễ khóc thì trầm cảm ở nam giới lại thường bị che đậy bởi các cơ chế ứng phó không lành mạnh. Chính vì vậy, nam giới bị trầm cảm khó nhận ra hơn nữ giới và để nhận ra điều đó thì cần sự quan tâm rất lớn từ những người xung quanh.

    Dưới đây là một số biểu hiện trầm cảm tiêu biểu ở nam giới:

Mệt mỏi, uể oải, mất năng lượng

   Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trầm cảm. Người bệnh bị mệt mỏi kéo dài, uể oải, chán nản, không có động lực để làm bất cứ việc gì.

Dễ mất bình tĩnh, khó kiểm soát cảm xúc

   Trạng thái mệt mỏi, khó chịu do trầm cảm khiến tính tình của người bệnh trầm cảm thay đổi. Nếu chị em chuyển những cảm xúc tiêu cực thành nước mắt thì đàn ông lại thể hiện bằng những cơn giận dữ. Nam giới bị trầm cảm thường khó kiểm soát cảm xúc của bản thân, nóng nảy bất thường, dễ dàng giận dữ mặc dù trước đây họ có thể là người hiền lành, ít nổi giận. Đặc biệt, sự mất bình tĩnh có thể kéo theo các hành động bạo lực, làm tổn thương người xung quanh..

   Ví dụ: Họ chửi mắng, quát tháo vợ con, cãi tay đôi với bạn thân hoặc đánh nhau trong quán nhậu chỉ vì một vài câu bông đùa.

Rối loạn giấc ngủ

   Bệnh nhân trầm cảm thường bị rối loạn giấc ngủ. Một số người bị mất ngủ vào ban đêm, ngủ không sâu giấc, hoặc dễ dàng giật mình nửa đêm và rất khó ngủ lại. Một số người lại ngủ nhiều hơn, lúc nào họ cũng trong trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ.

Kém tập trung

   Trầm cảm lâu ngày sẽ khiến cho người bệnh khó có thể tập trung, giảm chú ý và không thể tiếp nhận, xử lý thông tin chính xác. Điều này khiến năng suất học tập và làm việc của người bệnh suy giảm rõ rệt.

   Thấy vậy, trong nhiều trường hợp, nam giới sẽ càng dành nhiều thời gian tăng ca để đảm bảo hiệu suất và đền bù thiếu hụt trong công việc. Kết quả, tình trạng trầm cảm của họ lại ngày càng nặng hơn. Chất lượng công việc cũng theo đó mà giảm sút vì trong lúc vội vàng, họ sẽ phạm nhiều lỗi sai mà bình thường không mắc phải.

Lạm dụng chất kích thích

   Biểu hiện này thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Những cảm xúc tiêu cực, dồn nén trong lòng lâu ngày không được giải tỏa khiến người bệnh có xu hướng tìm đến bia rượu, các chất kích thích, chất gây nghiện để cải thiện tâm trạng. Đây là một cơ chế ứng phó không lành mạnh, với mục đích nhằm làm tê liệt bản thân, để họ không còn nghĩ đến những thứ khiến họ đau khổ.

   Tuy nhiên, việc lạm dụng các chất kích thích chỉ khiến tình trạng bệnh của họ càng trở nên tồi tệ hơn.

Tự cô lập bản thân

   Ảnh hưởng của trầm cảm khiến người bệnh chỉ muốn ở một mình, thiếu động lực và không có hứng thú tham gia các cuộc vui chơi hội họp. Họ thường lảng tránh những nơi đông người, ít quan tâm đến gia đình hơn và ngày càng khép kín, tách mình ra khỏi xã hội.

 

Tự cô lập bản thân là một biểu hiện trầm cảm ở nam giới.

Tự cô lập bản thân là một biểu hiện trầm cảm ở nam giới.

 

   Đặc biệt, nếu nguyên nhân gây trầm cảm là do thất nghiệp hoặc một cú sốc tâm lý nào đó thì việc gặp bạn bè là một điều hết sức khó khăn. Họ sợ bị người xung quanh chê cười, dè bỉu, coi thường. Nỗi sợ này luôn thường trực cản trở việc họ tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Giảm ham muốn tình dục

   Sự mệt mỏi, tiêu cực, chán nản luôn thường trực khiến nam giới bị mất hứng thú với chuyện chăn gối, dễ gặp phải các vấn đề về chức năng sinh lý như rối loạn cương dương, liệt dương, xuất tinh sớm,...

Các biểu hiện thể chất

   Nam giới bị trầm cảm thường có các biểu hiện thể chất sau:

  • Nhức đầu, đau lưng, đau cơ.
  • Tim đập nhanh, đau ngực.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • ….

Có các hành vi mạo hiểm

   Nhiều nam giới tìm đến các hoạt động mạo hiểm như đua xe, đánh nhau, ẩu đả, những hành vi tự hại hay quan hệ tình dục không an toàn khi bị ảnh hưởng bởi trầm cảm.

Có ý định tự tử

   Theo các chuyên gia, mặc dù nữ giới có ý định tự tử thường xuyên hơn khi trầm cảm nhưng nam giới lại có tỷ lệ tự tử thành công cao hơn. Nguyên nhân do nam giới sử dụng các biện pháp dứt khoát, có khả năng gây tử vong cao hơn.

   Nếu các triệu chứng trên kéo dài trên 2 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí ngày càng trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống thì rất có thể bạn đang bị trầm cảm.

 

Nguyên nhân gây trầm cảm ở nam giới

Do thiếu hụt hormone

   Testosterone ở nam giới có vai trò thúc đẩy sản sinh dopamine - một chất giúp điều chỉnh tâm trạng và tăng năng lượng cho cơ thể. Do đó, những đối tượng có hàm lượng testosterone thấp sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn, ví dụ như nam giới bước vào giai đoạn mãn dục nam.

Do áp lực, căng thẳng kéo dài

   Khi bị căng thẳng quá mức và kéo dài liên tục, hàm lượng hormone cortisol sẽ tăng cao. Nếu cortisol tăng trong thời gian ngắn, não bộ sẽ tăng cường sản sinh dopamine để kiểm soát và làm thuyên giảm triệu chứng căng thẳng.

   Tuy nhiên, nếu sự căng thẳng, áp lực cứ kéo dài triền miên mà không có biện pháp khắc phục sẽ khiến cho hàm lượng dopamine bị cạn kiệt, làm gia tăng nguy cơ trầm cảm ở nam giới.

Do sự thay đổi các chất dẫn truyền trong não bộ

   Một số sự thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh cũng góp phần hình thành nên căn bệnh trầm cảm, ví dụ như serotonin và dopamin:

  • Serotonin: Serotonin còn được gọi là hormon hạnh phúc, có tác dụng điều chỉnh tâm trạng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu, sảng khoái, hạnh phúc hơn. Khi nồng độ hormone này được tiết ra đầy đủ, bạn sẽ dễ tập trung, ổn định cảm xúc, dễ bình tĩnh hơn. Ngoài ra, serotonin còn có tác dụng điều hòa giấc ngủ, não bộ cần serotonin để tạo ra melatonin. Do đó, khi cơ thể có đủ serotonin, bạn sẽ dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Ngược lại, nếu cơ thể thiếu hụt serotonin, bạn rất dễ bị rối loạn giấc ngủ.
  • Dopamin: Dopamine còn được gọi là “hormone tạo động lực”, giúp tạo động lực, năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, dopamine còn giúp bạn ứng phó và quản lý sự căng thẳng tốt hơn, tăng cường sự tập trung và trí nhớ.

Tác động từ ngoại cảnh

   Bên cạnh những nguyên nhân trên, nam giới rất dễ bị trầm cảm do:

  • Bệnh tật: Như tim mạch, tiểu đường, ung thư, đột quỵ,…Đây là yếu tố thường gặp làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở nam giới.
  • Biến cố: Như mất việc, mất mát người thân, mất tài sản, ly hôn, mắc bệnh hiểm nghèo,... Những biến cố này có thể gây ra những tổn thương về tâm lý, khiến nam giới bị trầm cảm.

Tác dụng phụ của thuốc

   Một số thuốc làm tăng nguy cơ trầm cảm và khả năng tự sát của người bệnh là:

  • Thuốc kích thích.
  • Thuốc chống co giật.
  • Thuốc benzodiazepin.
  • Thuốc chẹn beta.
  • Corticosteroid,….

   Ngoài ra, nam giới lạm dụng rượu bia, thuốc lá và các chất gây nghiện khác có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn.

 

Cách điều trị trầm cảm ở nam giới

   Cũng tương tự như trầm cảm ở các đối tượng khác, trầm cảm ở nam giới cũng được điều trị bằng các biện pháp tâm lý, sử dụng thuốc hoặc thay đổi lối sống tại nhà dựa vào tình trạng bệnh như:

 Tâm lý trị liệu

   Đây là phương pháp thường được áp dụng để điều trị các vấn đề về tâm lý như trầm cảm, stress, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, suy nhược cơ thể,…. Biện pháp này hiệu quả, an toàn và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải chuẩn bị tinh thần nói chuyện một cách thẳng thắn, trung thực với chuyên gia tâm lý.

 

Trị liệu tâm lý là biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

Trị liệu tâm lý là biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả.

 

   Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp họ tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm, từ đó có cách tháo gỡ những vướng mắc trong lòng. Người bệnh sẽ dần nhận ra được những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi tiêu cực của bản thân.

   Ngoài ra, người bệnh sẽ được học cách kiểm soát cảm xúc của bản thân, biện pháp đối mặt và vượt qua khó khăn trong cuộc sống để hạn chế tối đa tình trạng tái phát bệnh về sau.

Điều trị bằng thuốc

   Nếu nam giới đã bị bệnh trầm cảm ở giai đoạn nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống hoặc người bệnh đã có các hành vi tự hại hoặc ý định muốn tự sát thì sẽ được chỉ định kết hợp với các thuốc chống trầm cảm.

   Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm thường mang lại nhiều tác dụng phụ như khô miệng, chóng mặt, đau đầu, đầy hơi, táo bón, khó tiêu, suy giảm chức năng sinh lý, suy giảm chức năng gan thận, tích nước tăng cân… Do đó, bệnh nhân chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ và phải tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

   Bên cạnh các biện pháp điều trị, người bệnh nên áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị sau để bệnh nhanh chóng được khắc phục:

  • Thường xuyên thể dục thể thao: Khi thể dục thể thao, cơ thể sẽ tăng cường sản sinh hormone hạnh phúc serotonin và dopamin, giúp cải thiện bệnh trầm cảm. Ngoài ra, thể dục thể thao còn giúp nâng cao sức khỏe thể chất cho bạn.
  • Ăn uống lành mạnh: Bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh xa các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
  • Ngủ đủ giấc: Bạn nên ngủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, cố gắng đi ngủ trước 23h.
  • Hạn chế căng thẳng, stress: Qua một số biện pháp như thiền, chánh niệm, yoga,...
  • Sử dụng BoniBrain của Mỹ. BoniBrain giúp tăng nồng độ hormone hạnh phúc serotonin và dopamin nhờ các thành phần thảo dược, acid amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Từ đó giúp cho người bệnh cảm thấy sảng khoái, vui vẻ, hạnh phúc và yêu đời hơn…

 

BoniBrain của Mỹ

BoniBrain của Mỹ

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về trầm cảm ở nam giới. Trầm cảm ở nam giới tuy không phổ biến như nữ giới nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tử vong ở người bệnh hơn. Do đó, nếu nhận thấy mình có các dấu hiệu trong bài, bạn nên đến gặp các chuyên gia hoặc bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ. Nếu còn gì muốn chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi