Trầm cảm và mất ngủ - Làm sao để cải thiện?

Mục lục [Ẩn]

 

    Trầm cảm và các vấn đề về giấc ngủ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ, người bị mất ngủ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 10 lần so với những người có một giấc ngủ ngon. Và trong số những người bị trầm cảm, có đến 75% bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc. Để hiểu rõ về mối liên hệ giữa hai tình trạng này và có cách cải thiện hiệu quả, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây.

 

Trầm cảm và mất ngủ - làm sao để cải thiện?

Trầm cảm và mất ngủ - làm sao để cải thiện?

 

Trầm cảm và mất ngủ có mối liên hệ chặt chẽ như thế nào?

   Mất ngủ là tình trạng trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, hay tỉnh giấc giữa đêm, sau đó rất khó hoặc không thể ngủ trở lại, cảm thấy mệt mỏi, uể oải khi thức dậy. 

   Trầm cảm được biểu hiện bằng những cảm xúc tiêu cực, buồn bã, thất vọng và vô vọng dai dẳng, cảm thấy trống rỗng, mất hứng thú… Những thay đổi về cảm xúc, tinh thần, thể chất khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động hàng ngày.

    Người bị mất ngủ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn những người ngủ ngon và đủ giấc. Mất ngủ sẽ khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc, họ dễ có những suy nghĩ tiêu cực, trở nên nhạy cảm hơn. Các vấn đề về giấc ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của chất dẫn truyền thần kinh serotonin, góp phần vào cơ chế hình thành bệnh trầm cảm. 

    Phần lớn những người bệnh trầm cảm bị rối loạn giấc ngủ. Khi mắc trầm cảm, những buồn bã, mệt mỏi, căng thẳng, cảm xúc tiêu cực hàng ngày hoặc những triệu chứng thực thể như tim đập nhanh, đánh trống ngực, rối loạn tiêu hóa, cảm giác khó chịu ngoài da, vã mồ hôi, đau đầu… đều sẽ khiến bạn khó vào giấc, thức giấc nhiều vào ban đêm và khó ngủ lại hơn so với những người không bị trầm cảm. Trên thực tế, các bác sĩ có thể do dự trong việc chẩn đoán trầm cảm nếu bệnh nhân không có bất kỳ phàn nàn nào về giấc ngủ của họ.

 

Người trầm cảm dễ bị mất ngủ

Người trầm cảm dễ bị mất ngủ

 

     Những người trầm cảm lại đặc biệt nhạy cảm với tác động của việc bị mất ngủ, ngủ không ngon. Khi bị mất ngủ, người bệnh lại có thêm 1 nỗi lo nữa, khiến tình trạng trầm cảm trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn.

    Mức serotonin thấp được cho là cơ chế chính dẫn đến mối liên quan giữa trầm cảm và mất ngủ. Khi mức serotonin được tiết đầy đủ, giấc ngủ của người bệnh sẽ dần quay trở lại bình thường, tình trạng trầm cảm cũng được cải thiện hiệu quả.  

 

Đâu là giải pháp cho người bị mất ngủ và trầm cảm?

   Khi bạn bị mất ngủ và trầm cảm, điều quan trọng nhất đó là bạn cần điều trị hiệu quả chứng trầm cảm. Khi chứng trầm cảm được khắc phục tốt, mức serotonin được tiết đầy đủ thì giấc ngủ cũng dần cải thiện.

    Để điều trị trầm cảm có các phương pháp như dùng thuốc, tâm lý trị liệu, liệu pháp kích thích não và những biện pháp tự nhiên khác. Bao gồm:

  • Dùng thuốc: Thuốc chống trầm cảm thường mất một thời gian dài để phát huy hiệu quả và gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, bác sĩ sẽ phải cân nhắc rất kỹ trước khi kê đơn cho người bệnh. Bệnh nhân cũng cần tuân thủ điều trị, không tự ý dùng hay đổi thuốc.
  • Liệu pháp tâm lý: Trầm cảm có thể được điều trị hiệu quả bằng một số liệu pháp tư vấn, bao gồm liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) và liệu pháp giao tiếp giữa các cá nhân (IPT).
  • Liệu pháp kích thích não: Khi thuốc và các phương pháp khác không hiệu quả, bệnh nhân có thể được áp dụng một số liệu pháp kích thích não như liệu pháp sốc điện (ECT), kích thích từ xuyên sọ lặp đi lặp lại (rTMS) và kích thích dây thần kinh phế vị (VNS). 
  • Các phương pháp tự nhiên giúp cải thiện bệnh trầm cảm hiệu quả, an toàn:
  • Dùng BoniBrain của Mỹ: Sản phẩm này giúp cơ thể tăng tiết hai hormon hạnh phúc là serotonin và dopamin, có công dụng cải thiện trầm cảm và mất ngủ do căng thẳng thần kinh, buồn rầu hiệu quả. 
  • Thực hiện một số biện pháp giúp tăng tiết serotonin và dopamin tự nhiên như tắm nắng, tập thể dục đều đặn, ăn thực phẩm giàu lợi khuẩn (sữa chua kefir, dưa bắp cải, kim chi), tập thiền, nghe nhạc, nuôi và thường xuyên âu yếm thú cưng…

 

BoniBrain giúp cải thiện trầm cảm, mang lại giấc ngủ ngon sâu cho người bệnh

BoniBrain giúp cải thiện trầm cảm, mang lại giấc ngủ ngon sâu cho người bệnh

 

    Khi bệnh trầm cảm được cải thiện hiệu quả thì bệnh nhân sẽ dần lấy lại được giấc ngủ. Để lấy lại giấc ngủ ngon nhanh hơn, sau đây sẽ là một số lời khuyên hữu ích dành cho bạn.

 

Mẹo để ngủ ngon hơn khi bị trầm cảm

  • Không nên ngủ trưa quá nhiều mà chỉ nên ngủ từ 15-30 phút.
  • Nếu bạn đã nằm trên giường 20 phút mà chưa ngủ được, bạn nên đứng dậy và làm những việc như đọc một cuốn sách nhàm chán, ngồi thiền… cho đến khi có cơn buồn ngủ thì vào giường nằm tiếp.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử 1 giờ trước khi ngủ
  • Giữ môi trường phòng ngủ thích hợp: Nhiệt độ giảm nhẹ sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Mỗi người có sở thích ngủ khác nhau, bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ về khoảng phù hợp nhất với cơ thể mình.
  • Không ăn quá no trước khi ngủ.
  • Hạn chế rượu bia, cà phê, thuốc lá trước khi ngủ.

     Khi thực hiện theo các phương pháp trên, tình trạng trầm cảm và mất ngủ của bạn sẽ dần được cải thiện. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi