Nhiều người cao tuổi bị rối loạn lo âu vì hay lo lắng, suy nghĩ nhiều

Mục lục [Ẩn]

 

   Ở người cao tuổi, quá trình lão hóa làm giảm tiết các chất dẫn truyền thần kinh, các nội tiết tố khiến họ trở nên nhạy cảm hơn. Đôi khi, sự việc không có vấn đề gì nhưng họ lại hay lo lắng, suy nghĩ quá nhiều. Chính tính cách này dẫn đến những căn bệnh tâm lý như rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh.

 

Nhiều người cao tuổi bị rối loạn lo âu vì hay lo lắng, suy nghĩ nhiều

Nhiều người cao tuổi bị rối loạn lo âu vì hay lo lắng, suy nghĩ nhiều

 

Vì sao người cao tuổi thường lo lắng, suy nghĩ nhiều?

   Suy nghĩ là hoạt động được não bộ kiểm soát và chi phối. Nó diễn ra hầu hết thời gian trong ngày, nhất là khi chúng ta làm việc, học tập, giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Suy nghĩ giúp mỗi người phát triển năng lực, tăng tính nhanh nhạy và khả năng vượt qua khó khăn.

   Tuy nhiên, việc lo lắng, suy nghĩ quá nhiều lại gây ảnh hưởng tiêu cực. Nó làm não bộ căng thẳng, tăng nguy mắc các bệnh tâm lý. Điều đáng ngại là người cao tuổi thường hay gặp tình trạng này, nguyên nhân là do:

  • Đặc điểm tính cách: Những người có tính cách nhạy cảm, hay lo hay nghĩ, căng thẳng quá mức thì khi về già, tâm trí sẽ liên tục suy nghĩ. Kể cả những sự việc không có gì nhưng họ vẫn trăn trở, băn khoăn kéo dài.
  • Có nhiều thời gian rảnh: Khi về già, chúng ta không còn những ngày tháng đi làm 8 tiếng trên công ty, tối đến lại cùng bạn bè ăn uống, vui chơi. Lúc này, người cao tuổi thường chỉ ở nhà một mình, con cái đi làm, cháu chắt đi học. Quá trình lão hóa làm sức khỏe họ suy giảm, khả năng vận động bị hạn chế. Họ không còn làm được những việc như hồi trẻ nên thời gian rảnh rỗi nhiều.

   Khi ngồi một mình, những dòng suy nghĩ tiêu cực lại hiện lên trong tâm trí của đối tượng này. Họ nhớ lại về quá khứ, về những ngày làm việc bận rộn nhưng vui vẻ. Càng nhớ về ngày xưa, họ lại càng buồn bã cuộc sống thực tại.

  • Nỗi lo về tài chính: Người cao tuổi không còn công việc, nguồn thu nhập của họ bị giảm sút, thậm chí không có. Vì vậy mà họ lo lắng về tiền bạc, phải sống phụ thuộc con cái.

 

Nhiều người cao tuổi thường lo lắng, suy nghĩ về tài chính

Nhiều người cao tuổi thường lo lắng, suy nghĩ về tài chính

 

  • Mắc nhiều bệnh lý: Quá trình lão hóa tự nhiên làm sức khỏe người cao tuổi suy giảm. Họ dễ gặp nhiều bệnh tật như cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, xương khớp… Những bệnh này phải uống thuốc kéo dài, thăm khám định kỳ, tốn nhiều chi phí. Mà lúc này họ không làm ra tiền. Một mặt, họ lo lắng sợ hãi cái chết, mặt khác lại lo bản thân là gánh nặng cho con cháu. Mỗi đêm, những dòng suy nghĩ tiêu cực sẽ hiện hữu tâm trí họ
  • Gặp nhiều biến cố trong cuộc sống: Những người gặp nhiều biến cố như ly hôn, người thân gặp tai nạn, mất người thân, bị lừa đảo, gia đình con cái không hạnh phúc hay con cái bất hiếu… đều khiến họ lo lắng, suy nghĩ nhiều.

 

Nhiều người cao tuổi bị rối loạn lo âu vì hay lo lắng, suy nghĩ nhiều

   Tình trạng lo lắng, suy nghĩ quá mức sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống. Nó làm não bộ luôn trong trạng thái căng thẳng, suy giảm chức năng ghi nhớ, tính linh hoạt. Đồng thời, tình trạng này còn gia tăng cảm xúc tiêu cực khác như phiền muộn, buồn bã, bi quan,…

   Về lâu dài, tình trạng lo lắng, suy nghĩ nhiều sẽ dẫn đến các vấn đề tâm lý như rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, trầm cảm ở người cao tuổi.

   Có thể kể đến như trường hợp cô Mai 71 tuổi. Ngày từ thời trẻ, cô đã hay lo lắng suy nghĩ nhiều, kể cả những chuyện nhỏ nhặt. Về già, cô lo lập gia đình cho con cái. Con lớn rồi mà chả chịu lấy vợ, lấy chồng làm cô sốt ruột lắm. Đôi khi, cô mâu thuẫn với chú chút chuyện thôi mà tối đó, cô nằm suy nghĩ cả đêm.

   Tình trạng này làm cô mất ngủ, hay cáu gắt, sức khỏe giảm sút. Khi đi khám ở Bệnh viện 108, bác sĩ kết luận cô bị rối loạn giấc ngủ, suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu. Cô uống thuốc theo bác sĩ kê, dùng cả thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ nhưng vẫn lo lắng, hồi hộp, tim đập nhanh.

 

Người cao tuổi thường lo lắng suy nghĩ chuyện con cái

Người cao tuổi thường lo lắng suy nghĩ chuyện con cái

 

   Hay trường hợp chú Tuấn, 68 tuổi bị rối loạn lo âu khoảng 2 năm nay. Chú trước đây là cán bộ nhà nước, kinh tế dư giả không phải lo lắng gì. Con cái lớn, dựng vợ gả chồng rồi, chỉ còn thằng út nghịch ngợm, không chịu tu chí làm ăn, khiến chú bực. Về hưu được một thời gian, chú bị khó ngủ, tâm trí lo lắng vì mắc bệnh bệnh huyết áp, mỡ máu. Chú đi khám, phải uống thuốc tây bác sĩ kê nhưng không cải thiện nhiều.

   Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp người cao tuổi bị rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh vì lo lắng, suy nghĩ nhiều. Nếu không khắc phục sớm, tình trạng này tiến triển nặng sẽ dẫn đến các hành vi nguy hiểm như tự hại, tự tử.

 

Giải pháp nào giúp người cao tuổi giảm bớt lo lắng, suy nghĩ nhiều?

   Để hạn chế tình trạng lo lắng, suy nghĩ nhiều, người cao tuổi nên tham khảo các biện pháp sau:

Thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực, lạc quan

   Cuộc sống sẽ có những tình huống, sự việc không đúng theo ý muốn của chúng ta. Đó là chuyện rất bình thường, ai cũng đều sẽ phải đối mặt ít nhất một lần trong đời. Thay vì nhìn nhận sự việc theo hướng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến cảm xúc, sức khỏe của bản thân, bạn nên xem xét các khía cạnh khác, tích cực hơn.

   Mặc dù suy nghĩ tích cực giúp bạn tỉnh táo và sáng suốt hơn khi đưa ra quyết định. Hơn nữa, việc này còn góp phần ổn định tâm trạng, gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực như phiền muộn, lo lắng, chán nản.

 

 Nhìn nhận mọi việc theo hướng lạc quan hơn

Nhìn nhận mọi việc theo hướng lạc quan hơn

 

Dành thời gian cho các hoạt động hữu ích

   Người cao tuổi nên lấp đầy thời gian rảnh rỗi bằng những hoạt động hữu ích như trồng cây cảnh, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc thú cưng… Khi bận rộn làm việc, những dòng suy nghĩ sẽ không còn hiện hữu trong tâm trí nữa. 

   Nếu không thích những việc nêu trên, bạn có thể lựa chọn hoạt động theo sở thích như vẽ tranh, đan len, chơi thể thao, tìm hiểu về các nền văn hóa, học ngoại ngữ,…

Áp dụng các biện pháp thư giãn

   Những biện pháp thư giãn phù hợp với người cao tuổi bao gồm:

  • Ngồi thiền: Ngồi thiền là biện pháp đơn giản và hữu hiệu giúp giải tỏa căng thẳng, phiền muộn, gạt bỏ suy nghĩ và những cảm xúc tiêu cực. Thiền định giúp tâm trí và thân thể hòa hợp, mang lại cảm giác thư thái và thoải mái. Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe thể chất như thư giãn cơ bắp, tăng cường chức năng hô hấp,…
  • Tập những bài tập nhẹ nhàng như dưỡng sinh, yoga, đi bộ
  • Nghe nhạc, đọc sách
  • Sử dụng sản phẩm BoniBrain để cải thiện tâm trạng, giúp giảm căng thẳng lo âu, tinh thần sảng khoái, hạnh phúc hơn.
  • Trò chuyện với chuyên gia tâm lý khi cần thiết.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết nhiều người cao tuổi bị rối loạn lo âu vì lo lắng, suy nghĩ nhiều. Nếu cần giúp đỡ vấn đề gì, bạn hãy gọi đến số điện thoại 0243.760.6666 giờ hành chính, các chuyên gia sẽ giải đáp sớm nhất!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi