Vì sao mạng xã hội có thể gây rối loạn lo âu, trầm cảm?

Mục lục [Ẩn]

 

    Sử dụng mạng xã hội đã trở nên quá quen thuộc với tất cả mọi người, từ trẻ em đến người lớn tuổi. Mạng xã hội giúp mọi người kết nối với nhau dễ dàng hơn, cung cấp thêm kiến thức, thông tin bổ ích.

    Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có những mặt tối của nó. Một trong số đó là ảnh hưởng về mặt tâm thần, gây ra chứng rối loạn lo âu, trầm cảm. Tại sao lại có tình trạng này? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Rối loạn lo âu, trầm cảm do ảnh hưởng từ mạng xã hội   

Rối loạn lo âu, trầm cảm do ảnh hưởng từ mạng xã hội   

 

Trầm cảm do tiếp xúc với những thông tin tiêu cực từ mạng xã hội

   Sự bùng nổ của mạng xã hội đã đưa thế giới đến gần nhau hơn. Chúng ta dễ dàng nói chuyện với những người ở cách mình nửa vòng trái đất và cập nhật những thông tin mới nhất một cách nhanh chóng.

   Tuy nhiên, thế giới luôn có những người tốt và xấu, thông tin tích cực và độc hại. Do đó, kết nối nhiều hơn cũng có nghĩa chúng ta cũng tiếp xúc với những thứ độc hại nhiều hơn.

    Mỗi ngày, có đến hàng triệu thông tin và các trào lưu độc hại xuất hiện trên mạng xã hội. Đây chính là thứ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của chúng ta.

   Điều này thể hiện rõ ràng khi bạn đọc các tin tức về ngoại tình, bạo lực gia đình, lừa đảo, phim ảnh đồi trụy, khủng bố, bạo loạn,... Những người dễ bị ảnh hưởng bởi các tin tức này thường là người nhạy cảm, trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi,...

   Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tiêu thụ lượng lớn thông tin tiêu cực thường xuyên có thể khiến tinh thần rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, hoang mang. Nhiều người thậm chí còn hình thành suy nghĩ xã hội quá nguy hiểm nên ngày càng thu mình, sống khép kín hơn.

 

Tiếp nhận nhiều thông tin tiêu cực sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm

Tiếp nhận nhiều thông tin tiêu cực sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm

 

Trầm cảm do cô độc hơn, giảm các mối quan hệ đời thực 

   Các trang mạng xã hội giúp chúng ta thu hẹp khoảng cách về địa lý, nhưng cũng có thể khiến nhiều người có cảm giác cô độc hơn. Việc tập trung vào những tương tác trên mạng xã hội có thể làm giảm chất lượng các mối quan hệ xung quanh.

   Một nghiên cứu được đăng tải trên trang Journal of Social & Clinical Psychology cho thấy, những sinh viên sử dụng mạng xã hội nhiều lần trong ngày thường cảm thấy cô đơn, sợ bị bỏ rơi và phụ thuộc nhiều vào các bài đăng trên trang cá nhân.

   Họ thường xuyên đăng tải hình ảnh, bài viết, story và luôn chú ý vào lượt like, lượt comment để chắc chắn rằng không ai quên mất sự có mặt của mình. Thậm chí, họ sẽ cảm thấy lo lắng nếu các lượt tương tác bị giảm đi.

   Không chỉ có vậy, mạng xã hội cho phép mỗi người tự thêu dệt bản thân theo một cách hoàn hảo, khác xa so với đời thực. Điều này cũng sẽ khiến cho nhiều người cảm thấy cô độc hơn vì không còn là chính mình.

 

Mạng xã hội làm gia tăng sự so sánh bản thân với người khác gây rối loạn lo âu, trầm cảm

   Chúng ta không khó để tìm được một vài bài đăng về việc một người giỏi giang, đạt được nhiều thành tích, hay có một cuộc sống tốt đẹp, dư dả, luôn được mặc đồ hiệu, đi xe sang,...

   Đối với một số người, những điều này khá là bình thường. Nhưng với một số khác, chúng có thể khơi dậy và làm gia tăng sự đố kỵ, liên tục so sánh bản thân với người khác

      Việc so sánh với người khác sẽ khiến lòng tự trọng của bạn bị tổn thương. Bạn sẽ cảm thấy bản thân mình thật kém cỏi, bạn nghi ngờ chính mình, thiếu tự tin, sợ thất bại và cảm giác bất an xen lẫn một chút ghen tị. Tất cả chúng đều là nguyên nhân khiến bạn tiến gần hơn đến căn bệnh rối loạn lo âu hoặc trầm cảm.

 

 Mạng xã hội có thể làm tăng sự so sánh bản thân với người khác

Mạng xã hội có thể làm tăng sự so sánh bản thân với người khác

 

Mạng xã hội làm gia tăng tình trạng bắt nạt, bạo lực mạng

   Chúng ta đã không còn xa lạ với tình trạng bắt nạt và hành vi bạo lực trên mạng xã hội. Tình trạng này thậm chí còn diễn ra thường xuyên và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng hơn so với khi diễn ra ngoài đời thực.

   Bởi lẽ, một người có thể phải hứng chịu sự công kích đến từ hàng trăm người khác với những lời chì chiết, thô tục, khiếm nhã, mang tính chất hạ thấp danh dự, và phẩm giá. Việc hứng chịu những lời lẽ chỉ trích, tiêu cực hằng ngày sẽ khiến nhiều người cảm thấy áp lực, sợ hãi, lo lắng và căng thẳng quá mức.

   Nguy hiểm hơn, những người chịu đựng sự chỉ trích sẽ có thể rơi vào trạng thái khủng hoảng nghiêm trọng khi không biết giải quyết như thế nào. Về lâu dài, họ có thể gặp phải các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu.... Thậm chí, đã có những trường hợp không chịu đựng được áp lực nên phải tìm cách tự tử để giải thoát bản thân.

 

Sử dụng mạng xã hội quá nhiều tạo lối sống và sinh hoạt không khoa học

   Mạng xã hội có thể gây nghiện và khiến người dùng phụ thuộc vào chúng. Đây được gọi là hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out).

   Khi mắc hội chứng này, điện thoại hay máy tính bảng, laptop… trở thành vật bất ly thân với họ. Nhiều người có thể ở trong nhà nhiều ngày liền, nằm trên ghế sofa cả ngày, ăn nhiều thức ăn nhanh và thức từ đêm đến sáng.

    Chính lối sống và sinh hoạt không khoa học này khiến cho họ dễ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần và thể chất. Họ có thể trở nên uể oải, thiếu sức sống, não bộ không nhận đủ năng lượng và dẫn đến suy giảm chức năng. Điều này có thể khiến họ dễ mắc chứng suy nhược thần kinh và trầm cảm hơn.

 

 Người nghiện mạng xã hội thường có lối sống không khoa học

Người nghiện mạng xã hội thường có lối sống không khoa học

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn biết được lý do vì sao mạng xã hội có thể khiến nhiều người bị rối loạn lo âu, trầm cảm. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi