Phải làm sao khi bạn luôn cảm thấy lo lắng, bất an trong mối quan hệ?

Mục lục [Ẩn]

 

   Trong một mối quan hệ, bạn có hay có những suy nghĩ như “Chắc là mình không quan trọng…”, “có khi nào vì vậy mà họ chán mình rồi không?”,... Vậy điều gì khiến bạn luôn cảm thấy lo lắng, bất an trong mối quan hệ như vậy? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé

 

Tại sao bạn luôn thấy lo âu trong mối quan hệ?

Tại sao bạn luôn thấy lo âu trong mối quan hệ?

 

Tại sao bạn luôn lo lắng, bất an trong một mối quan hệ?

Bạn thuộc kiểu gắn bó lo âu

   Gắn bó lo âu là một trong 4 kiểu gắn bó được nghiên cứu trong thuyết gắn bó bởi nhà Tâm lý học John Bowlby năm 1958. Hiểu đơn giản, thuyết gắn bó nói về cách con người xây dựng các mối quan hệ xung quanh họ (như gia đình, người yêu, bạn đời,...) dựa trên tác động của tình yêu gia đình từ tấm bé.

   Những người thuộc kiểu gắn bó lo âu thường lớn lên trong môi trường thiếu thốn tình yêu thương, không được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cảm xúc như lắng nghe, bày tỏ quan điểm, chia sẻ và cảm thông từ bố mẹ hoặc người nuôi dưỡng. Lúc này, trẻ sẽ gồng mình gây sự chú ý và giành lấy tình yêu thương từ bố mẹ. Điều này khiến trẻ vô tình tin rằng nó phải cố gắng “theo đuổi ai đó” thì mới có được tình yêu và niềm tin này sẽ theo trẻ đến tận lúc trưởng thành. Những người thuộc kiểu gắn bó lo âu luôn cảm thấy lo lắng, bất an trong các mối quan hệ. Họ lo sợ đối phương sẽ rời bỏ mình, và luôn cảm thấy mình phải níu kéo họ bằng mọi giá. Điều này khiến họ dễ bị dính vào các mối quan hệ độc hại dù luôn khao khát nhận được sự yêu thương và có mối quan hệ lành mạnh.

Các dấu hiệu nhận biết một người thuộc kiểu gắn bó lo âu:

  • Họ luôn lo rằng “mình sẽ là người bị bỏ” dù mối quan hệ đang tốt đẹp: Mặc dù mối quan hệ cả hai đang rất tốt nhưng bạn vẫn luôn nghi ngờ người kia. Mải bận lòng lo âu khiến bạn không thể tận hưởng mối quan hệ tốt đẹp, quên mất cảm giác hạnh phúc ở mối quan hệ.. 
  • Bạn phân tích thái quá mọi hành động “bất thường” nhỏ lẻ từ họ: Vốn dĩ họ có quan tâm bạn cũng bất an, nên họ không quan tâm bạn càng… bất an. Những sự hời hợt nhỏ lẻ như quên trả lời tin nhắn, không hỏi thăm bạn, quên chúc ngủ ngon… cũng khiến bạn lo lắng.
  • Bạn liên tục cần sự khẳng định của người kia
  • Bạn phớt lờ những cảm xúc tiêu cực người kia gây ra cho mình

Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ

Những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ hiện đại của bạn, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã vượt qua được chúng.

Một số trải nghiệm tiêu cực khiến bạn có thể bị lo lắng, bất an trong mối quan hệ hiện tại là:

  • Đã từng bị lừa dối.
  • Từng bị bỏ rơi một cách đột ngột
  • Từng bị lợi dụng.

Không có gì lạ khi bạn cảm thấy khó đặt niềm tin vào ai đó sau khi đã bị tổn thương (kể cả khi người kia không có bất kỳ dấu hiệu không trung thực nào).

 

Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ cũng khiến bạn bất an với mối quan hệ hiện tại.

Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ cũng khiến bạn bất an với mối quan hệ hiện tại.

 

Lòng tự trọng thấp

   Lòng tự trọng thấp đôi khi sẽ góp phần gây ra sự lo lắng, bất an trong các mối quan hệ. Họ luôn đánh giá thấp bản thân, cho rằng mình không xứng đáng, từ đó nghi ngờ tình cảm của người kia.

>>> Xem thêm: 10 dấu hiệu của người có lòng tự trọng thấp.

 

Người suy nghĩ quá nhiều

   Những người suy nghĩ quá nhiều cũng thường cảm thấy lo âu trong các mối quan hệ. Họ tự hỏi bản thân về tất cả những tình huống có thể xảy ra trong một mối quan hệ. Điều này thường dẫn tới những cảm xúc bất an, lo lắng.

Giao tiếp kém

   Trong một số trường hợp, việc lo âu, bất an về tình cảm của đối phương trong mối quan hệ xuất phát từ việc thiếu giao tiếp, thấu hiểu lẫn nhau. Bạn không thể hiểu được đối phương nghĩ gì, cảm nhận những gì, từ đó luôn lo lắng, bất an.

 

Những dấu hiệu cho thấy bạn luôn lo âu, bất an trong mối quan hệ

Một số biểu hiện cho thấy bạn luôn lo lắng, bất an trong mối quan hệ:

  • Luôn cảm thấy mình không quan trọng với đối phương.
  • Luôn tự hỏi liệu đối phương có thật sự có tình cảm với mình không.
  • Luôn cần sự trấn an từ đối phương.
  • Cố gắng làm hài lòng người kia bằng mọi giá, dù có gây bất lợi cho bản thân.
  • Cố gắng kiểm soát, theo dõi đối phương.
  • Suy diễn những từ ngữ và hành động bình thường để tìm dấu hiệu tan vỡ.
  • Thường xuyên có cảm giác như người kia đang có ý định chấm dứt mối quan hệ.
  • Dành nhiều thời gian để lo lắng về mối quan hệ hơn là tận hưởng nó

Trong một số trường hợp, sự lo âu, bất an trong mối quan hệ có thể được thể hiện bằng các hành động cố tình phá hoại mối quan hệ. Ví dụ: Bạn đặt bẫy để kiểm tra sự chung thủy của người kia.

 

Cách để vượt qua sự lo lắng về mối quan hệ

Cho đối phương biết cảm xúc của bạn

   Để vượt qua sự lo lắng, điều quan trọng là bạn phải trò chuyện thành thật với đối phương về những lo lắng, kỳ vọng hoặc ước mơ của bạn cho tương lai. Bằng cách nói chuyện rõ ràng với đối phương, bạn sẽ tránh được những lo lắng không đáng có.

 

Hãy cho đối phương biết những lo lắng và bất an của bạn.

Hãy cho đối phương biết những lo lắng và bất an của bạn.

 

Rèn luyện suy nghĩ tích cực

   Bạn cần học cách nghĩ về bản thân một cách tích cực. Thay vì những suy nghĩ tiêu cực về đối phương và các mối quan hệ, bạn hãy thử thay đổi suy nghĩ tích cực hơn. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên về sự thay đổi cách bạn nghĩ về bản thân chỉ bằng cách loại bỏ việc tự nói chuyện tiêu cực.

Phân tích những nghi ngờ của bạn

   Đặt câu hỏi về những suy diễn và nghi ngờ của bạn và bắt đầu phân tích chúng, điều này sẽ giúp bạn nhận ra những nghi ngờ của bản thân chỉ là những giả định không có căn cứ. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ đối phương, bạn có thể đặt câu hỏi trực tiếp cho họ để làm rõ, từ đó loại bỏ tất cả sự bất an của bạn.

Tập trung vào những điều khiến bạn cảm thấy thư giãn

   Bạn không nên để bản thân suy nghĩ quá nhiều về những chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Suy nghĩ quá nhiều không giúp bạn giải quyết được vấn đề, mà chỉ làm bạn lo lắng, căng thẳng hơn. Thay vì suy nghĩ quá nhiều, bạn hãy tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống, hoặc làm gì đó giúp bạn thư giãn, vui vẻ.

Tham gia trị liệu

   Nếu bạn không thể ngừng cảm thấy bất an về các mối quan hệ, sự bất an này thậm chí đã gây ảnh hưởng lớn đến bạn và các mối quan hệ, bạn hãy đến gặp các chuyên gia tư vấn để được trị liệu tâm lý. Thông qua trị liệu, chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn thay đổi những suy nghĩ tiêu cực của bản thân về giá trị của bản thân bạn và mối quan hệ của bạn. Trị liệu tâm lý cũng sẽ giúp bạn biết cách kiểm soát sự lo lắng, bất an, nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ.

   Trên đây là những lý do khiến bạn luôn cảm thấy lo âu và bất an trong các mối quan hệ. Hy vọng các biện pháp trong bài sẽ giúp ích cho bạn cải thiện được sự lo âu và bất an không đáng có. Nếu còn điều gì muốn tâm sự, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi