Mục lục [Ẩn]
Đau nhức cơ thể không chỉ xuất hiện ở những người có tuổi, mà còn ở giới trẻ. Nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, tình trạng này hầu như không đáng ngại. Ngược lại, nếu kéo dài triền miên, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó, ví dụ như trầm cảm.
Vậy, đau nhức cơ thể là do bệnh gì gây ra? Khi nào là dấu hiệu bệnh trầm cảm? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Đau nhức cơ thể là bệnh gì? Khi nào là dấu hiệu bệnh trầm cảm?
Đau nhức cơ thể là dấu hiệu của bệnh gì?
Chúng ta vẫn thường được nghe những câu nói đùa như: “Tuổi mới 20 nhưng mang chiếc lưng của tuổi 80”, hay “người trưởng thành không đau lòng vì chuyện tình cảm, mà đau nhức xương cơ thể, đau mỏi cổ vai gáy”,...
Dù chỉ là câu nói vui, nhưng chúng cũng đã cho thấy tình trạng đau nhức cơ thể phổ biến như thế nào. Không chỉ người có tuổi, ngay cả những bạn trẻ cũng thường xuyên bị đau nhức mà không rõ nguyên nhân vì sao.
Theo đó, một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau nhức cơ thể là:
Các bệnh lý xương khớp
Đây là một nguyên nhân thường gặp nhất gây đau nhức cơ thể. Các bệnh lý này thường gây ra những cơn đau tại những vị trí nhất định tùy theo từng bệnh lý. Ví dụ như: Thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây đau mỏi cổ vai gáy; thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ gây đau lưng dưới, có thể lan xuống chân,...
Do suy giáp
Suy giáp khiến lượng hormone tuyến giáp sụt giảm, gây đau nhức cơ và khớp. Bên cạnh đó, suy giáp còn có một số biểu hiện khác như: suy giảm trí nhớ, da khô, tóc mỏng, hoặc nhịp tim chậm,...
Do các bệnh tự miễn
Lupus ban đỏ và viêm khớp dạng thấp là hai bệnh tự miễn có thể gây đau nhức cơ thể. Trong các bệnh lý này, hệ miễn dịch hoạt động không đúng cách, và tấn công vào một hoặc nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như: Da, xương khớp, hay cơ quan nội tạng,...
Bên cạnh đó, lupus ban đỏ còn có biểu hiện khác là: Đau đầu, phát ban, điển hình hồng ban hình cánh bướm trên mặt. Viêm khớp dạng thấp thường chỉ gây sưng đau khớp, viêm có tính chất đối xứng và xuất hiện ở nhiều khớp, kèm theo mệt mỏi.
Viêm khớp dạng thấp có thể gây đau nhức tại các khớp
Hội chứng mệt mỏi mãn tính
Hội chứng mệt mỏi mãn tính đặc trưng bởi tình trạng người bệnh luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi mà không tìm được lý do, không liên quan đến các bệnh lý khác. Tình trạng này thường kéo dài ít nhất 6 tháng và không được cải thiện kể cả khi người bệnh đã nghỉ ngơi.
Ngoài mệt mỏi, một số biểu hiện khác của tình trạng này có thể kể đến như: Kiệt sức sau khi hoạt động gắng sức, rối loạn giấc ngủ, giảm nhận thức, hạ huyết áp tư thể, và đau nhức cơ thể,...
Trầm cảm
Trầm cảm là một căn bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong xã hội hiện đại. Trong những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh đang không ngừng gia tăng. Theo đó, căn bệnh này thường được nhận diện theo các triệu chứng về tâm lý. Tuy nhiên, trên thực tế, trầm cảm cũng gây đau nhức rải rác trên khắp cơ thể.
Đau nhức cơ thể là một dấu hiệu của trầm cảm
Có thể thấy, đau nhức cơ thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có cả trầm cảm. Vậy, làm cách nào để có thể phân biệt được đau nhức là do trầm cảm, hay do các bệnh lý khác gây ra?
Khi nào đau nhức cơ thể là dấu hiệu của trầm cảm?
Trước hết, đau nhức cơ thể ở người bị trầm cảm thường là những cơn đau không rõ ràng. Người bệnh có thể bị đau khớp, đau chân tay, đau lưng,... mà không tìm được các tổn thương thực thể. Tình trạng này khá tương đồng với hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Tình trạng đau nhức có thể đi kèm với các vấn đề thực thể khác như: Rối loạn tiêu hóa, vã mồ hôi, tay lạnh, khô miệng, buồn nôn, tim đập nhanh, hụt hơi, hoa mắt chóng mặt, suy giảm trí nhớ,...
Bên cạnh đó, vì liên quan đến tâm lý, nên người bệnh trầm cảm sẽ có những triệu chứng đặc trưng như:
- Khí sắc kém, luôn có tâm trạng ủ rũ, buồn rầu, lo lắng, bất an, sợ hãi.
- Cảm xúc bị rối loạn, trở nên nhạy cảm hơn, dễ xúc động, hoặc cáu gắt, giận dữ, thiếu kiên nhẫn.
- Luôn có những suy nghĩ tiêu cực, tư duy sai lệch như: Mặc cảm tội lỗi, cảm thấy bản thân vô dụng, bi quan, bất lực, phóng đại những vấn đề tiêu cực, tự chán ghét bản thân,...
- Mệt mỏi, mơ phờ, mất năng lượng, thiếu sức sống.
- Mất hứng thú với mọi thứ, kể cả những việc bản thân từng yêu thích.
- Tự cô lập bản thân, không giao lưu với những người xung quanh.
- Rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống: Mất ngủ (hoặc ngủ nhiều), chán ăn (hoặc ăn uống vô độ),...
- Có ý nghĩ tự làm hại bản thân, hoặc tự sát.
Người bệnh trầm cảm thường suy nghĩ bi quan, khí sắc kém, mất ngủ
Cần làm gì khi phát hiện bệnh trầm cảm?
Trầm cảm là một bệnh lý nguy hiểm, dẫn đến kiệt quệ về cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Người bệnh trầm cảm nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Trên thực tế, người bệnh trầm cảm thường không nhận biết được, hoặc thậm chí là che giấu, phủ nhận việc mình mắc bệnh. Vì vậy, khi phát hiện người thân của mình có các triệu chứng bệnh trầm cảm kể trên, bạn cần làm những việc sau đây:
- Đưa người bệnh đến gặp các chuyên gia tâm lý. Các chuyên gia sẽ dùng các biện pháp chuyên môn để tìm ra nguyên nhân gây trầm cảm, từ đó giúp người bệnh hiểu tình trạng của mình và có hướng điều trị phù hợp.
- Luôn ở bên cạnh, quan tâm người bệnh, đồng cảm, chia sẻ, động viên họ tuân thủ điều trị.
- Động viên người bệnh ăn uống đầy đủ, suy nghĩ tích cực, tập thể dục hàng ngày.
- San sẻ các công việc hàng ngày để họ có nhiều thời gian nghỉ ngơi.
- Cho người bệnh sử dụng thêm các sản phẩm giúp tăng tiết serotonin và dopamin như: BoniBrain của Mỹ.
Để tìm hiểu chi tiết về cách chăm sóc người bệnh trầm cảm, mời các bạn cùng theo dõi bài viết: Chăm sóc người bị trầm cảm tại nhà bằng cách nào?
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề: “đau nhức cơ thể là bệnh gì?”, cũng như khi nào triệu chứng này là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi!
Đăng nhập để tham gia bình luận
Hoặc
Bình luận không đăng nhập