5 cách vượt qua cảm giác cô đơn

Mục lục [Ẩn]

 

   Ngày nay mạng xã hội ngày càng phát triển nhưng con người lại càng cảm thấy cô đơn. Cảm giác này có thể gặp được ở bất kỳ đối tượng nào, bất kể là người già hay người trẻ. Nếu cảm giác cô đơn kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tinh thần và  thể chất của chúng ta. Vậy làm thế nào để vượt qua cảm giác cô đơn? Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn!

 

Cách vượt qua cảm giác cô đơn

Cách vượt qua cảm giác cô đơn

 

Cô đơn là gì?

   Cô đơn (Loneliness) là một trạng thái cảm xúc phức tạp, thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết nối hay giao tiếp với những cá nhân khác, cả trong hiện tại cũng như tiếp tục kéo dài đến tương lai.

   Khi nói đến cảm giác cô đơn, chúng ta thường hình dung ra một ai đó ngồi một mình trên ghế hoặc đứng một mình trong một buổi tiệc. Nhưng cô đơn không nhất thiết là ở một mình. Nhiều người cảm thấy cô đơn ngay cả khi đang nói chuyện với người khác hoặc cô đơn trong chính gia đình mình.

   Theo các chuyên gia, có 3 loại cô đơn:

  • Cô đơn xã hội: Cảm giác như không có ai ở bên, không có nơi nào để về, ngắt kết nối với người khác.
  • Cô đơn cảm xúc: Có giảm giác bị bỏ rơi.
  • Cô đơn hiện sinh: Cảm thấy tách biệt với phần còn lại của thế giới.

 

Nguyên nhân của sự cô đơn

   Các yếu tố góp phần gây cảm giác sự cô đơn là:

  • Các yếu tố hoàn cảnh: Ví dụ như mới chuyển đến nơi ở mới, ly hôn hoặc mất người thân, phải xa người thân.
  • Các rối loạn tâm thần: Cô đơn có thể là triệu chứng của các rối loạn tâm thần như trầm cảm. Trầm cảm thường khiến bệnh nhân muốn thu mình lại, tự cô lập khỏi xã hội. Ngược lại, nghiên cứu cho thấy cô đơn cũng có thể là một yếu tố góp phần gây ra các triệu chứng trầm cảm.
  • Lòng tự trọng thấp: Những người có lòng tự trọng thấp, thiếu tự tin vào bản thân thường cảm thấy mình không xứng đáng nhận được sự quan tâm của người khác, điều này dẫn đến họ tự cô lập và cô đơn mãn tính.

 

Hậu quả của sự cô đơn

Ảnh hưởng đến tâm lý

   Cảm giác cô đơn có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý. Một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên tạp chí Lancet Psychiatry đã tìm thấy mối liên hệ giữa cô đơn và các triệu chứng trầm cảm. Một nghiên cứu khác cho thấy sự cô đơn và trầm cảm có thể là nguyên nhân và hệ quả của nhau.

   Điều này là rất nguy hiểm, bởi những bệnh nhân mắc các vấn đề tâm lý nói chung và bệnh nhân trầm cảm nói riêng thì sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người khác là vô cùng cần thiết. Nếu như không nhận được sự hỗ trợ cần thiết, tình hình bệnh của bệnh nhân sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn.

Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất

   Cô đơn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất như:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Tác hại thường gặp nhất của cô đơn đó chính là làm gia tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề về bệnh tim mạch. Sự cô đơn làm tăng các phản ứng viêm trong cơ thể. Viêm mãn tính làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim
  • Cô đơn lâu ngày gây mất ngủ: Mất ngủ là một trong các tác hại phổ biến của sự cô đơn. Nguyên nhân do khi bạn cô đơn, cơ thể sẽ kích thích sản sinh ra hormone cortisol khiến bạn rơi vào tình trạng khó ngủ, chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo.
  • Ảnh hưởng đến não bộ: Sự cô đơn gây ảnh hưởng không nhỏ tới não bộ. Khi con người cô đơn, họ thường có xu hướng cảnh giác hơn trước các mối đe dọa và nguy hiểm có thể xảy ra.  Nguyên nhân do não của họ tự động hoạt động tích cực hơn trong các tình huống xã hội. Điều này khiến những người cô đơn trong thời gian dài rất khó tin tưởng người khác, ít chia sẻ và khó làm thân.
  • Gia tăng khả năng lạm dụng chất: Một số người có cảm giác cô đơn quá lâu đã tìm đến các chất kích thích để giải tỏa tâm trạng như rượu bia, thuốc lá hay các chất gây nghiện khác. Đây là đều các chất nguy hiểm đến sức khỏe.

 

Cảm giác cô đơn gia tăng nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện.

Cảm giác cô đơn gia tăng nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện.

 

5 cách để vượt qua cảm giác cô đơn?

Thừa nhận rằng bạn đang cảm thấy cô đơn

   Việc cảm thấy cô đơn không có nghĩa bạn là người yếu đuối bởi ai cũng có lúc cảm thấy cô đơn. Vì vậy, bạn không cần phải cố gắng kìm nén những cảm xúc này hoặc thấy xấu hổ khi chia sẻ nó với người khác. Nếu bạn đang có cảm giác cô đơn, hãy chấp nhận nó và triển khai những hành động để vượt qua cảm xúc này.

Kết nối với những người trong quá khứ của bạn

   Khi bạn cảm thấy cô đơn, đôi khi việc kết nối với những người bạn cũ sẽ dễ dàng hơn là kết bạn mới. Bạn hãy lập danh sách gồm 5 người từng thân thiết với bạn trước kia, liên lạc với họ và ôn lại kỷ niệm xưa.

Tham gia một nhóm hoặc câu lạc bộ

   Ngoài việc kết nối với những người trong quá khứ, bạn cũng nên xây dựng các mối quan hệ mới để giảm đi cảm giác cô đơn. Việc tham gia một nhóm hoặc một câu lạc bộ cùng sở thích là một sự lựa chọn không tồi.

   Có cùng một sở thích sẽ giúp bạn dễ kết nối hơn với người khác. Ví dụ: Tham gia vào câu lạc bộ nấu ăn, bạn và những người khác sẽ trao đổi về cách nấu một món ăn nào đấy hoặc các cách chế biến để món ăn ngon hơn.

Cải thiện các kỹ năng xã hội

   Việc tham gia vào một cộng đồng là cần thiết, nhưng không phải là tất cả. Bạn sẽ không hết cảm giác cô đơn nếu bạn chỉ đến điểm danh mà không kết nối với người khác. Do đó, bạn hãy cố gắng cải thiện các kỹ năng xã hội của bản thân mình như kỹ năng giao tiếp, lắng nghe.

Giúp đỡ người khác

   Việc giúp đỡ người khác sẽ khiến bạn tìm thấy nhiều giá trị  hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn. Việc giúp đỡ người khác cũng khiến bạn dễ dàng xây dựng được các mối quan hệ tốt đẹp và sâu sắc hơn. “Cho đi là nhận lại” - Bạn càng cho đi nhiều thì sẽ càng cảm thấy hài lòng và được yêu thương nhiều hơn.

   Sự cô đơn để lại nhiều hệ lụy cho các sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của mỗi người. Hy vọng biện pháp trong bài viết này đã giúp bạn vượt qua khỏi nỗi cô đơn. Nếu còn bất kỳ điều gì muốn tâm sự, chia sẻ, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: cô đơn

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi