Cha mẹ nên làm gì để dạy con tự lập?

Mục lục [Ẩn]

 

   Hiện nay nhiều bậc phụ huynh khi nuôi nấng con cái thường bao bọc chúng quá mức, không cho trẻ tự làm hay quyết định bất kỳ việc gì. Điều này vô tình làm trẻ ỷ lại, phụ thuộc vào cha mẹ, sau này khó có thể tự lập trong cuộc sống của mình. Do đó, việc dạy con tự lập từ những ngày còn nhỏ là điều cần thiết đối với tất cả phụ huynh.

 

Cha mẹ nên làm gì để dạy con tính tự lập?

Cha mẹ nên làm gì để dạy con tính tự lập?

 

Những biểu hiện của việc cha mẹ bao bọc con quá mức

      Những dấu hiệu cho thấy cha mẹ đang bao bọc trẻ quá mức gồm có:

Làm hết việc nhà cho con

   Nhiều cha mẹ thương con còn nhỏ tuổi, phải học hành vất vả hay sợ chúng bị bẩn quần áo hoặc lo sợ con bị ngã, bị thương… nên không cho trẻ làm bất kỳ việc gì.

   Hành động này vô tình khiến con trở nên lười nhác, ỉ lại, không có ý thức tự giác làm việc nhà.

Cha mẹ luôn bênh vực và bao biện cho con

   “Trẻ con biết gì đâu”- Đây có lẽ là câu nói mà rất nhiều bậc phụ huynh đã bao biện khi thấy con mắc phải sai lầm, gây thiệt hại tài sản hoặc tinh thần cho người khác.

    Điển hình là câu chuyện của hai bé đánh đập dã mang con mèo nhỏ của người khác đã được rất nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội facebook. Thay vì dạy con nhận ra lỗi lầm, đồng thời xin lỗi con mèo nhỏ và chủ nhân của nó thì cha mẹ của hai bé lại ứng xử khác. Họ chỉ buông một câu biện minh “trẻ con không biết gì, chỉ là con mèo thôi mà”, sau đó còn đe dọa ngược lại người kia.

   Ngoài ra, khi trẻ có xung đột với bạn bè, nhiều cha mẹ không xem xét nguyên nhân do con hay bạn sai đã bênh con và mắng nhiếc người bạn kia. Đây cũng là hành động bao bọc con quá mức cha mẹ cần thay đổi. 

Cha mẹ luôn quyết định thay con

 

Cha mẹ ra quyết định hộ con trong mọi việc

Cha mẹ ra quyết định hộ con trong mọi việc

 

   Cha mẹ quyết định tất cả mọi việc trong cuộc sống của con, từ những việc nhỏ như mặc quần áo gì, để kiểu tóc như thế nào… cho đến việc lớn như thi trường gì, ngành gì, học ở đâu, làm công việc nào…

   Điều này đã khiến cho trẻ trở nên thụ động, không dám tự quyết định hay làm bất kỳ việc gì.

Luôn gọi điện giám sát mọi lúc, mọi nơi

  • Cha mẹ thường xuyên gọi điện thoại cho giáo viên để cập nhật tình hình của con ở lớp.
  • Con không thể sang nhà bạn chơi mà không nhận điện thoại của phụ huynh mỗi giờ.
  • Con chơi gì, với ai, làm việc gì cũng phải báo cáo cho bố mẹ hằng ngày.

   Đây cũng là biểu hiện của tình trạng kiểm soát, bao bọc trẻ quá mức ở phụ huynh.

   Xin mời bạn theo dõi bài viết: Nhận diện và đối phó với 10 kiểu nuôi dạy con độc hại của các bậc cha mẹ.

Đứa trẻ được bao bọc quá mức sẽ ra sao?

   Việc bảo vệ quá mức của cha mẹ có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho trẻ như:

Trở nên thụ động trong mọi việc

   Cha mẹ bao bọc quá mức có thể tạo ra một đứa trẻ thụ động, không sẵn sàng để đối phó với những biến cố trong cuộc sống theo cách của chúng.

   Các con sẽ quen với việc cha mẹ lên kế hoạch và dọn dẹp “đống lộn xộn” của chúng. Thậm chí, chúng có thể cảm thấy bất lực ngay cả khi phải đối mặt với những thách thức nhỏ.

Nói dối để đối phó

   Việc bao bọc, kiểm soát quá mức của cha mẹ khiến trẻ cảm thấy ngột ngạt. Chúng có thể bắt đầu nói dối để cha mẹ vừa lòng.

 

Trẻ nói dối để đối phó với sự áp đặt của cha mẹ

Trẻ nói dối để đối phó với sự áp đặt của cha mẹ

 

   Việc nói dối thường xảy ra khi trẻ cảm thấy không thể đối mặt với áp lực từ những kỳ vọng không thực tế hoặc quy tắc nghiêm ngặt của cha mẹ.

Trở thành người phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác

   Bởi hành động bao bọc của cha mẹ mà trẻ trở nên ỷ lại, phụ thuộc, dựa dẫm phụ huynh. Trẻ không phát triển lòng tự trọng, không tự đứng lên khi thất bại hoặc không thể vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

   Lúc này người phụ thuộc dễ bị suy sụp tinh thần, bế tắc, tăng nguy cơ bị rối loạn lo âu, trầm cảm.

Cảm giác sợ hãi, thiếu tự tin vào bản thân

   Đứa trẻ được cha mẹ bao bọc quá mức sẽ cảm thấy sợ hãi khi thử một điều gì đó mới mẻ. Chúng thiếu tự tin vào bản thân, sợ bị tổn thương, thất bại nên không dám thử sức hoặc trốn tránh các trải nghiệm mới.

 

Trẻ tự lập là như thế nào?

   Tự lập không phải tự nhiên mà có, nó là kết quả của quá trình học hỏi rèn luyện không ngừng.

   Một đứa trẻ tự lập là tự mình làm những công việc phù hợp với lứa tuổi như: Thức dậy, vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, ăn uống, quét nhà, rửa bát, nhặt rau,…phụ giúp cha mẹ. 

 

Trẻ tự lập là tự mình làm những công việc phù hợp với lứa tuổi

Trẻ tự lập là tự mình làm những công việc phù hợp với lứa tuổi

 

   Con không ỷ lại, dựa dẫm vào người lớn; từ chối sự chiều chuộng của ông bà, bố mẹ; không né tránh hay từ chối công việc được giao.

   Trong học tập, trẻ tự lập sẽ tự giác học tập theo chương trình và hướng dẫn của thầy cô giáo, tự giác lắng nghe bài giảng, tự thực hành luyện tập các bài tập được giao, tự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu các vấn để mở rộng tri thức…

 

Bạn cần làm gì để dạy trẻ tự lập?

   Để dạy trẻ tự lập, không dựa dẫm phụ thuộc vào người khác, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ nên:

Để con hỗ trợ làm việc nhà

   Bạn hãy giúp con hiểu những gì con cần làm để chăm sóc bản thân, ngôi nhà và gia đình.

   Khi mới bắt đầu, trẻ có thể làm chậm, mắc lỗi nhưng bạn hãy cứ để con tự thực hành. Qua đó, các bé sẽ học hỏi được nhiều điều từ kinh nghiệm của bạn đối với các công việc gia đình.

   Theo thời gian, con sẽ quen hơn với các công việc nhà phù hợp với lứa tuổi. Để con làm việc nhà còn giúp trẻ cảm thấy trách nhiệm và năng lực của bản thân. Khi lớn lên, con có thể tự lập trong mọi công việc mà không cần hỗ trợ của bố mẹ.

Khen trẻ khi hoàn thành một công việc nào đó

   Trẻ nhỏ rất cần sự chú ý và công nhận từ cha mẹ mỗi khi chúng đạt được mục tiêu nào đó. Bởi vậy, nếu con hoàn thành tốt bài tập về nhà hay tự gấp gọn được quần áo… phụ huynh hãy chúc mừng hoặc khen trẻ.

 

Khen trẻ khi hoàn thành một công việc nào đó sẽ giúp con tự tin hơn

Khen trẻ khi hoàn thành một công việc nào đó sẽ giúp con tự tin hơn

 

Cho phép con tự đưa ra những quyết định nhỏ

   Ra quyết định là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà trẻ cần có để trở nên chín chắn hơn khi trưởng thành. Tốt nhất, cha mẹ hãy cho con một số lựa chọn để quyết định và tăng số lựa chọn đó khi chúng lớn lên.

   Ví dụ: Nếu bạn và con đến siêu thị, trẻ muốn mua tất cả đồ ăn vặt, bạn có thể nói với con rằng không thể có được tất cả mọi thứ, nhưng con có quyền lựa chọn giữa kẹo, nước ngọt hoặc bim bim.

   Một ý tưởng khác để khuyến khích trẻ tự quyết định là cho con chọn trang phục để mặc. Điều này sẽ giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng, tập đưa ra ý kiến.

Thường xuyên cho con một thử thách mới

   Đối mặt với thử thách là điều rất quan trọng để trẻ cảm thấy tự tin. Bởi vậy, cha mẹ có thể đề xuất những thách thức mới mà các bé có khả năng vượt qua tùy theo độ tuổi, khả năng và sự phát triển của mình.

   Ví dụ, bạn có thể yêu cầu trẻ 3 tuổi tự mặc quần áo, đánh răng hoặc hát một bài hát.

Dạy con cách thực hiện nhiệm vụ để con học hỏi tốt hơn

   Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con, vì vậy, nếu bạn muốn con thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, hãy hướng dẫn con cách làm trước. Nếu không, con có thể nản lòng hoặc không làm chỉ vì con không biết cách.

 

Dạy trẻ cách thực hiện nhiệm vụ sẽ giúp con học hỏi dễ dàng hơn

Dạy trẻ cách thực hiện nhiệm vụ sẽ giúp con học hỏi dễ dàng hơn

 

     Ngoài ra cha mẹ có thể thực hành trước, sau đó chỉ con làm theo. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy an toàn và tự tin hơn.

Lắng nghe và khám phá nỗi sợ của con

   Những nỗi sợ hãi của trẻ con là hoàn toàn bình thường. Là người lớn, chúng ta cần nhận thức được nỗi sợ hãi đó, trấn an để con chia sẻ những cảm xúc sâu kín nhất trong lòng. Đồng thời bạn hãy cho con biết rằng sợ hãi là một phần tự nhiên của bất kỳ thử thách nào.

   Một ý tưởng hay để xoa dịu nỗi sợ hãi là giải thích cho con cách bạn đã vượt qua một khó khăn nào đó của bạn.

   Việc dạy con tự lập sớm sẽ giúp trẻ phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần. Khi gặp khó khăn, con cũng sẽ tự mình tìm cách vượt qua được chứ không phải dựa dẫm, phụ thuộc vào bất kỳ ai. Hãy là những ông bố bà mẹ thông thái để dạy con mạnh mẽ, tự lập ngay từ những ngày còn bé nhé!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi