Cách đối phó với chứng ăn nhiều, hay thèm ăn ở bệnh nhân trầm cảm

Mục lục [Ẩn]

 

    Người trầm cảm có thể có sự thay đổi về cảm giác thèm ăn, sự hứng thú với thức ăn và lượng đồ ăn tiêu thụ hàng ngày. Ở bài viết “Người trầm cảm bị chán ăn - Nguyên nhân và cách cải thiện”, chúng tôi đã giải thích về hiện tượng không muốn ăn, ăn ít đi, thậm chí là bỏ bữa ở người bệnh. Còn ở phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về tình trạng trái ngược với nó, đó là ăn nhiều lên, tăng sự thèm ăn do trầm cảm. Cùng theo dõi ngay nhé!

 

Làm sao để khắc phục tình trạng hay bị thèm ăn, ăn nhiều lên ở người trầm cảm?

Làm sao để khắc phục tình trạng hay bị thèm ăn, ăn nhiều lên ở người trầm cảm?

 

Làm thế nào để nhận biết cảm giác thèm ăn, ăn nhiều là do trầm cảm?

    Thèm ăn là phản ứng bình thường khi cơ thể muốn nói cho bạn biết rằng, nó đang cần được bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Đôi khi rất khó để biết liệu bản thân có cảm thấy thèm ăn hay ăn nhiều hơn bình thường hay không. Chúng ta chỉ mơ hồ nghĩ rằng dạo này mình nhanh đói hơn, hay ăn hơn so với mọi khi. Đặc biệt là với người trầm cảm, họ càng khó để nhận ra sự bất thường trong việc tăng hay giảm sự thèm ăn của mình.

   Một cách tốt để biết mình có đang tăng sự thèm ăn, ăn nhiều hơn hay không là theo dõi lượng thức ăn của bạn trong nhật ký. Bạn có thể làm điều này bằng cách ghi lại những gì bạn ăn và vào thời gian nào mỗi ngày. Nếu sau 1 tuần, bạn thấy lượng thức ăn mình ăn tăng lên, ăn thành nhiều lần trong ngày, có xu hướng thèm ngọt và thực phẩm giàu tinh bột… đặc biệt là khi cảm thấy chán nản, bi quan thì rất có thể, bạn đang gặp tình trạng thèm ăn, ăn nhiều liên quan đến chứng trầm cảm.

 

 Người bệnh trầm cảm có thể tăng cảm giác thèm ăn, ăn nhiều không kiểm soát

Người bệnh trầm cảm có thể tăng cảm giác thèm ăn, ăn nhiều không kiểm soát

 

Giải thích hiện tượng tăng cảm giác thèm ăn, ăn nhiều ở người trầm cảm

    Có nhiều nguyên nhân khiến một người tăng cảm giác thèm ăn và ăn nhiều lên. Ở người bệnh trầm cảm, họ cảm thấy thèm ăn nhiều hơn, đặc biệt là thích ăn đồ ngọt và nhiều tinh bột bởi những nguyên nhân như: 

Mức serotonin thấp

   Ở người bệnh trầm cảm, mức serotonin bị giảm thấp có liên quan chặt chẽ đến cảm giác thèm ăn. Serotonin là hormon hạnh phúc của cơ thể, có vai trò điều chỉnh tâm trạng, giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu, hạnh phúc và bình tĩnh hơn. Nó cũng kiểm soát cảm giác thèm ăn của con người.

    Trong khi đó, các thực phẩm giàu tinh bột và đường sẽ làm tăng nồng độ serotonin. Cơ thể của con người rất thông minh, khi thiếu chất gì đó, nó sẽ thèm ăn những thực phẩm có khả năng bổ sung chính chất đó. Với người trầm cảm, họ có mức serotonin thấp nên họ thường xuyên thèm đồ ăn nhiều đường và tinh bột, thậm chí là không có khả năng kìm hãm khi đứng trước các loại thức ăn đó.

    Hãy tưởng tượng, dù biết rằng ăn bánh ngọt không phải là điều tốt cho cơ thể, tuy nhiên nếu có một chiếc bánh để trước mặt, bạn có thể đã ăn gần hết trước khi nhận ra mình đang ăn nó. Sự thèm ăn thôi thúc, khiến bạn không thể kiềm chế được trước những món đồ ăn hấp dẫn đó. 

 

Mức serotonin thấp khiến bệnh nhân trầm cảm bị thèm ăn, ăn nhiều

Mức serotonin thấp khiến bệnh nhân trầm cảm bị thèm ăn, ăn nhiều

 

Cố gắng tìm kiếm cảm giác hạnh phúc trong quá khứ

    Quá trình ăn uống gắn liền với cuộc sống của chúng ta. Thông thường, ngày nào chúng ta cũng ăn 3 bữa, chưa kể những bữa phụ. Thực phẩm xuất hiện trong nhiều sự kiện quan trọng của cuộc đời, như đám cưới, sinh nhật, những cuộc gặp gỡ bạn bè… Khi ăn ngon, con người sẽ có cảm giác vui vẻ và hạnh phúc.

    Cũng chính vì điều đó, nhiều người bệnh trầm cảm có xu hướng ăn nhiều hơn, ăn những thực phẩm mà mình yêu thích để cố gắng khơi gợi, tìm kiếm lại cảm giác hạnh phúc trong tiềm thức. 

Ăn để bù đắp cho mức năng lượng thấp

   Một triệu chứng trầm cảm điển hình đó là người bệnh thường xuyên mệt mỏi và có mức năng lượng thấp. Một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với cảm giác này đó là ăn nhiều hơn để cung cấp năng lượng. 

Sự căng thẳng làm tăng cảm giác thèm ăn

    Khi người bệnh căng thẳng, nồng độ cortisol tăng lên, điều này khiến họ cảm thấy thèm ăn nhiều hơn so với bình thường.  

Ăn nhiều lên để tìm kiếm cảm giác hạnh phúc ngắn ngủi

   Người bệnh trầm cảm sống chung với cảm giác bi quan, trống rỗng, mệt mỏi, mất năng lượng, thậm chí là tuyệt vọng. Trong khi đó, hoạt động ăn uống, đặc biệt là khi ăn đồ ngọt, thức ăn nhiều tinh bột và chất béo sẽ khiến họ cảm thấy bình tĩnh, mang lại cảm giác hạnh phúc trong thời gian ngắn. 

   Lúc này, người bệnh ăn nhiều hơn cho dù bản thân không thật sự đói để tìm kiếm cảm giác tích cực đó, trốn tránh, muốn đè nén và lấn át tâm trạng chán nản, bi quan của mình. 

 

Ăn nhiều lên để tìm kiếm cảm giác hạnh phúc ngắn ngủi

Ăn nhiều lên để tìm kiếm cảm giác hạnh phúc ngắn ngủi

 

Làm sao để giảm cảm giác thèm ăn, ăn nhiều quá mức ở người trầm cảm?

   Để giảm cảm giác thèm ăn, ăn nhiều quá mức, người bệnh cần đồng thời cải thiện hiệu quả bệnh lý nguyên nhân là trầm cảm, kết hợp với các biện pháp đánh lạc hướng cảm giác thèm ăn của mình.

Điều trị hiệu quả bệnh trầm cảm, tăng mức serotonin tự nhiên của cơ thể

   Người bệnh cần đi khám, tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ và chuyên gia tâm lý. Hiện nay, có các phương pháp điều trị trầm cảm như:

  • Sử dụng thuốc: Sau khi thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp.
  • Tâm lý trị liệu: Bệnh nhân sẽ trò chuyện trực tiếp với chuyên gia tâm lý để có thể nhận ra, thay đổi những suy nghĩ, nhận thức và hành vi sai lệch,  đồng thời được đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Phương pháp trị liệu thường dùng đó là liệu pháp nhận thức hành vi CBT.

    Ngoài ra, các chuyên gia về sức khỏe tâm thần cũng khuyên bệnh nhân áp dụng thêm các phương pháp tự nhiên khác như:

  • Dùng BoniBrain của Mỹ: Uống BoniBrain sẽ giúp cơ thể tăng tiết 2 loại hormone hạnh phúc là serotonin và dopamin. Điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả trầm cảm mà việc serotonin tăng lên còn giúp giảm cảm giác thèm ăn do thiếu hụt serotonin hiệu quả.
  • Tăng cường tập thể dục kết hợp tắm nắng.
  • Ăn thực phẩm giàu lợi khuẩn (kim chi, sữa chua kefir, dưa bắp cải) để giúp cơ thể tăng tiết serotonin.
  • Ngủ đủ giấc nhưng không ngủ quá nhiều.
  • Tập thiền, nhẹ nhạc.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ

 

Các biện pháp đánh lạc hướng cảm giác thèm ăn

    Thỉnh thoảng thưởng thức một lát bánh pizza hoặc cốc nước ngọt không phải là vấn đề. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình ăn nhiều hơn kể từ khi bị trầm cảm, thì có lẽ đã đến lúc áp dụng một hoặc nhiều phương pháp đối phó như:

  • Khi có cảm giác thèm ăn, hãy làm gì đó khiến bạn bị phân tâm, ví dụ như ra ngoài đi dạo, ngâm mình trong bồn tắm…
  • Không để sẵn thực phẩm nhiều tinh bột, đường và đồ ăn nhiều dầu mỡ trong nhà.
  • Chuẩn bị những thực phẩm giúp cải thiện tâm trạng để khi có cảm giác thèm ăn, bạn có thể ăn những thực phẩm tốt thay vì những đồ ăn không tốt cho sức khỏe.
  • Chia sẻ tình trạng của mình với người thân hoặc bạn bè, nhờ họ giúp đỡ ngăn bạn lại khi ban đang ăn quá nhiều, đặc biệt là ăn đồ nhiều tinh bột, đường và dầu mỡ.

    Khi thực hiện theo các phương pháp như trên, bệnh trầm cảm và tình trạng thèm ăn quá mức, ăn nhiều không kiểm soát cũng như những triệu chứng khác của bệnh sẽ được cải thiện hiệu quả.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi