Liệu pháp hành vi biện chứng là gì? Những thông tin mà bạn không thể bỏ qua

Mục lục [Ẩn]

 

     Bên cạnh dùng thuốc, các liệu pháp tâm lý cũng được sử dụng rất nhiều để giúp người bệnh vượt qua rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh… . Một trong số đó là liệu pháp hành vi biện chứng (DBT). Vậy, liệu pháp hành vi biện chứng là gì?

 

Liệu pháp hành vi biện chứng là gì? Những thông tin mà bạn không thể bỏ qua

Liệu pháp hành vi biện chứng là gì? Những thông tin mà bạn không thể bỏ qua

 

Liệu pháp hành vi biện chứng là gì?

   Liệu pháp hành vi biện chứng có tên tiếng anh là Dialectical Behavior Therapy - DBT. Đây là một chương trình trị liệu tâm lý được sửa đổi từ liệu pháp nhận thức-hành vi (CBT), để phù hợp hơn với một số đối tượng nhất định.

 

Liệu pháp hành vi biện chứng được sử dụng cho đối tượng nào?

   Liệu pháp hành vi biện chứng được dùng với mục đích dạy mọi người cách sống trong hiện tại, phát triển những kỹ năng lành mạnh để đối phó với căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc của chính mình và cải thiện mối quan hệ với những người khác.

   Với điểm chính là các kỹ năng điều chỉnh cảm xúc, DBT được ứng dụng trong điều trị cho một số trường hợp như:

  • Rối loạn nhân cách ranh giới BPD.
  • Người có hành vi tự hại và ý định tự tử.
  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).
  • Rối loạn sử dụng chất gây nghiện.
  • Rối loạn ăn uống vô độ và chứng cuồng ăn.
  • Rối loạn lo âu tổng quát (GAD).
  • Rối loạn trầm cảm nặng.

 

Liệu pháp hành vi biện chứng được dùng cho những người có hành vi tự hại

Liệu pháp hành vi biện chứng được dùng cho những người có hành vi tự hại

 

Một số kỹ thuật được sử dụng trong liệu pháp hành vi biện chứng

   Các kỹ thuật được sử dụng trong liệu pháp hành vi biện chứng có thể kể đến như:

Thực hành chánh niệm

   Liệu pháp hành vi biện chứng tập trung vào việc phát triển các kỹ năng chánh niệm. Chánh niệm sẽ giúp người bệnh tập trung vào hiện tại hoặc “sống trong khoảnh khắc”.

   Cụ thể, người bệnh sẽ chú ý đến những gì đang xảy ra bên trong bản thân bao gồm: suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác và xung động. Đồng thời, họ cũng được hướng dẫn cách cảm nhận những gì đang xảy ra xung quanh mình một cách không phán xét.

   Kỹ năng chánh niệm giúp người bệnh sống chậm lại và đối phó lành mạnh với nỗi đau tinh thần. Người bệnh sẽ giữ được sự bình tĩnh và tránh tham gia vào các kiểu suy nghĩ tiêu cực và hành vi bốc đồng (như lạm dụng chất kích thích hay quan hệ tình dục không an toàn).

Chịu đựng nỗi đau

   Kỹ năng chịu đựng đau khổ giúp người bệnh chấp nhận bản thân và hoàn cảnh hiện tại. Liệu pháp hành vi biện chứng giúp người bệnh học được một số kỹ thuật để xử lý khủng hoảng. Từ đó, người bệnh sẽ có sự chuẩn bị để đối phó với những cảm xúc mãnh liệt theo hướng tích cực hơn.

Giao tiếp tích cực

   Giao tiếp tích cực giúp người bệnh trở nên quyết đoán hơn trong một mối quan hệ, mà vẫn giữ được sự tích cực và lành mạnh. Người bệnh sẽ được học cách lắng nghe và giao tiếp hiệu quả hơn, đối phó với những người khó tính, cũng như biết phải làm như thế nào để tôn trọng bản thân và những người khác.

Điều tiết cảm xúc

   Điều tiết cảm xúc cho phép người bệnh đối phó với cảm xúc mạnh mẽ một cách hiệu quả hơn. Người bệnh sẽ được học cách xác định, đặt tên và thay đổi cảm xúc của mình.

   Khi có thể nhận ra và đối phó với những cảm xúc tiêu cực này, người bệnh sẽ giảm bớt sự tổn thương về mặt cảm xúc và có những trải nghiệm cảm xúc tích cực hơn.

 

Kỹ năng thực hành chánh niệm được sử dụng trong liệu pháp hành vi biện chứng

Kỹ năng thực hành chánh niệm được sử dụng trong liệu pháp hành vi biện chứng

 

4 giai đoạn của liệu pháp hành vi biện chứng

   Liệu pháp hành vi biện chứng được chia thành 4 giai đoạn điều trị gồm:

  • Giai đoạn 1: Khi bắt đầu điều trị, những hành vi nghiêm trọng nhất như: tự hủy hoại bản thân, tự gây thương tích, hay tự sát là điều ưu tiên được giải quyết.
  • Giai đoạn 2: Tiếp theo, việc điều trị tập trung giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ví dụ như, mối quan hệ với người khác, khả năng điều tiết cảm xúc và chịu đựng đau khổ.
  • Giai đoạn 3: Trong giai đoạn này, người bệnh được hướng dẫn cách để nâng cao lòng tự trọng và cải thiện chất lượng các mối quan hệ xung quanh.
  • Giai đoạn 4: Việc điều trị giúp người bệnh có được những trải nghiệm hạnh phúc, củng cố các mối quan hệ và theo đuổi mục tiêu cuộc sống của họ.

 

Những điều cần lưu ý về liệu pháp hành vi biện chứng

   Người bệnh sẽ cần chuẩn bị tâm lý trước khi lựa chọn liệu pháp hành vi biện chứng, vì trị liệu có thể sẽ khá mất thời gian. Bên cạnh đó, ngoài các buổi trị liệu thông thường, người bệnh còn cần thực hiện các bài tập tại nhà nhằm rèn luyện kỹ năng cần thiết. Điều này có thể là một thách thức nếu người bệnh gặp khó khăn khi sắp xếp thời gian để hoàn thành các bài tập trị liệu này.

     Liệu pháp hành vi biện chứng cũng rất phức tạp và thường không phải là thứ mà người bệnh có thể tự thực hành. Do đó, tuân thủ theo hướng dẫn của các chuyên gia tâm lý là điều bắt buộc để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về liệu pháp hành vi biện chứng. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 0243.760. 6666. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi