Những phản ứng tâm lý thường gặp sau sang chấn

Mục lục [Ẩn]

 

   Những sự kiện đau thương trong quá khứ không phải là một tờ giấy để chúng ta có thể vo viên và ném vào sọt rác. Trên thực tế, hầu hết những người trải qua các sự kiện đau buồn đều gặp phải các phản ứng tâm lý ngay sau đó. Để phục hồi sau sang chấn, bước đầu tiên mà bạn cần làm là nhận biết những phản ứng tâm lý mình gặp phải sau sự kiện gây sang chấn. Dưới đây là một số phản ứng tâm lý thường gặp, mời bạn theo dõi!

 

Đâu là những phản ứng tâm lý thường gặp sau sang chấn?

Đâu là những phản ứng tâm lý thường gặp sau sang chấn?

 

Các phản ứng tâm lý thường gặp sau sang chấn

   Mỗi người sẽ lại có các phản ứng tâm lý khác nhau khi đối diện với sự kiện gây sang chấn. Dưới đây là một số phản ứng tâm lý phổ biến nhất:

Lo lắng, sợ hãi

   Lo lắng là một phản ứng tâm lý tự nhiên khi đối mặt với một tình huống nguy hiểm. Với nhiều người, phản ứng này kéo dài rất lâu sau khi sự kiện gây sang chấn đã qua. Trong một số trường hợp, bệnh nhân tưởng chừng đã vượt qua sang chấn thì sự lo lắng, sợ hãi lại đến một cách đột ngột. Các yếu tố kích hoạt sự sợ hãi là địa điểm, tiếng ồn hoặc bất kỳ tình huống nào gợi nhớ lại đến sự kiện gây sang chấn.

Hồi tưởng lại sự kiện gây sang chấn

   Sau sự kiện gây sang chấn, một số người thường có những phản ứng hồi tưởng lại những gì diễn ra khi ấy. Ví dụ: Họ luôn nghĩ đến những điều diễn ra và không thể loại bỏ những suy nghĩ ấy ra khỏi đầu. Một số người có những hồi tưởng vô cùng sống động, khiến họ cảm thấy những sự kiện đau buồn như đang xảy ra lần nữa.

   Ác mộng cũng là một phản ứng thường thấy sau chấn thương tâm lý. Phản ứng này xảy ra do bệnh nhân quá sốc trước sự kiện gây sang chấn hoặc những sự kiện này quá khác biệt với những trải nghiệm hàng ngày của bạn. Vì vậy, để hiểu những gì đã xảy ra, não bộ sẽ liên tục hồi phóng các ký ức nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn.

Tăng cường cảnh giác

   Những người trải qua các sự kiện gây sang chấn thường luôn duy trì sự cảnh giác cao độ với những biểu hiện như bồn chồn, run rẩy, lo lắng, dễ bị giật mình, khó tập trung, khó ngủ. Phản ứng này do lúc nào họ cũng phải gồng mình ứng phó, hệ thần kinh liên tục bị kích động và nhạy cảm hơn với các tín hiệu ngoại cảnh. Những người bị sang chấn tâm lý có thể thấy thế giới tràn ngập sự nguy hiểm nên họ luôn trong trạng thái cảnh giác. Chỉ một chút bất thường cũng đủ để não coi là mối nguy, báo động cơ thể sẵn sàng phản ứng.

   Sự cảnh giác duy trì liên tục trong một thời gian dài khiến họ dễ dàng thiếu kiên nhẫn, cáu kỉnh và nổi nóng, đặc biệt khi bệnh nhân không ngủ đủ giấc.

Nhìn thế giới bằng ánh mắt tiêu cực

   Những người bị sang chấn tâm lý thường nhìn bản thân mình và thế giới một cách tiêu cực hơn. Họ có thể tự nhủ rằng “Nếu mình không như vậy thì điều đó sẽ không xảy ra với mình” hoặc “Nếu mình như vậy thì điều đó đã không xảy ra”,... Nói chung, họ nhìn nhận bản thân mình tiêu cực hơn sau tổn thương “Tôi là một kẻ tồi tệ và tôi xứng đáng bị như vậy”.

 

Họ thường nhìn cuộc sống bằng ánh mắt tiêu cực.

Họ thường nhìn cuộc sống bằng ánh mắt tiêu cực.

 

   Không chỉ nhìn nhận bản thân tiêu cực hơn, những người từng bị tổn thương cũng sẽ nhìn thế giới qua lăng kính tiêu cực. Nếu trước đó, họ nghĩ thế giới là một nơi an toàn thì sự kiện gây sang chấn có thể khiến bạn nghĩ rằng thế giới này là vô cùng nguy hiểm và những người xung quanh không đáng tin tưởng. Điều này có thể khiến cho mối quan hệ giữa họ và người xung quanh trở nên căng thẳng và giảm thân mật hơn nhiều.

Né tránh

   Né tránh là một phản ứng phổ biến được thực hiện để cố gắng kiểm soát các triệu chứng của sang chấn tâm lý. Người bệnh thường tránh tiếp xúc lại những tình huống khiến họ nhớ lại sự kiện sang chấn. Ví dụ: Người bị sang chấn tâm lý do tai nạn ô tô có thể tránh đi xe ô tô sau này.

Tê liệt cảm xúc

   Tê liệt cảm xúc là một phản ứng tâm lý thường gặp khi bạn đối mặt với sự căng thẳng tột độ. Đây là tình trạng một người mất khả năng cảm nhận và trải nghiệm cảm xúc của mình, dù đó là cảm xúc tích cực hay tiêu cực. Nó là phản ứng của con người nhằm mục đích thoát khỏi cảm xúc và ký ức tiêu cực nhưng lại vô tình chặn cả niềm vui và những cảm xúc tích cực khác.

Luôn muốn kiểm soát

   Trong nhiều trường hợp, những sự kiện gây sang chấn khiến người trải qua nó cảm thấy vô cùng bất lực. Để phản kháng lại điều này, họ tìm mọi cách để kiểm soát và lấy lại trật tự trong cuộc sống. Họ muốn kiểm soát và quản lý những gì diễn ra xung quanh mình bằng cách đặt  ra các ranh giới và quy định cứng nhắc. Đối với họ, hoàn hảo là trên hết, rủi ro và lỗi lầm là điều tối kỵ.

Hành xử bốc đồng, liều lĩnh

   Rất nhiều người bị sang chấn thì đã tìm đến các hành vi bốc đồng, liều lĩnh để giải tỏa và đánh lạc hướng bản thân khỏi những tổn thương. Bên cạnh đó, khi thùy trán bị căng thẳng làm gián đoạn hoạt động, khả năng suy nghĩ thấu đáo của con người cũng bị giảm đáng kể.

   Vì vậy, chúng ta có thể thấy nhiều người sau khi trải qua một cú sốc, bị tổn thương thì như thay đổi thành một con người khác, họ đập phá đồ đạc, ăn uống mất kiểm soát, lạm dụng chất kích thích hay quan hệ tình dục không an toàn. Nghiêm trọng hơn, họ cố ý làm hại bản thân với hy vọng nỗi đau thể xác có thể đè nén nỗi đau tinh thần.

 

Cần làm gì khi nhận ra những dấu hiệu này?

Nếu nhận ra bản thân mình đang chìm đắm vào các phản ứng sau sang chấn, bạn có thể thử một số phương pháp sau để khắc phục:

  • Điều chỉnh lối sống: Sức khỏe thể chất khỏe mạnh sẽ là nền tảng cho một sức khỏe tinh thần tốt. Do đó, bạn hãy duy trì một lối sống lành mạnh, có thể bắt đầu tập các thói quen lành mạnh như ăn uống điều độ, tập thể dục, tránh các chất độc hại, ngủ đủ giấc.
  • Chia sẻ với người thân yêu:  Bạn có thể tâm sự với bạn bè, người thân hay bất kỳ ai bạn cảm thấy thoải mái khi ở bên. Không chỉ giảm bớt căng thẳng, việc này còn giúp bạn tìm lại niềm vui và hơi ấm của yêu thương.
  • Áp dụng các liệu pháp thư giãn: Như yoga, thiền, chánh niệm,... Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm BoniBrain của Mỹ. BoniBrain có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên như thảo dược, acid amin, vitamin và dưỡng chất, giúp làm tăng hormone hạnh phúc serotonindopamin. Do đó, BoniBrain giúp giảm lo âu, căng thẳng, buồn rầu, mất ngủ,... giúp bệnh nhân nhanh chóng lấy lại tâm trạng tốt sau sang chấn.

 

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ

Sản phẩm BoniBrain của Mỹ.

 

  • Tâm lý trị liệu: Trị liệu có thể giúp một người xây dựng khả năng phục hồi, phát triển các kỹ năng đối phó và giải quyết những cảm xúc mắc kẹt.

   Trên đây là một số phản ứng tâm lý thường gặp sau khi trải qua một sự kiện gây sang chấn và một số biện pháp vượt qua. Ngoài sự thay đổi chủ động từ người gặp sang chấn thì vai trò của những người xung quanh cũng rất quan trọng. Bạn hãy chủ động quan tâm, chia sẻ, chăm sóc nếu những người thân yêu phải trải qua một sang chấn tâm lý. Nếu còn bất kỳ điều gì muốn tâm sự, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: sang chấn tâm lý

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi