Sang chấn tâm lý sau tai nạn và những hệ lụy

Mục lục [Ẩn]

 

   Một vụ tai nạn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về cả người và của. Với những người may mắn sống sót, tai nạn không chỉ gây tổn thương về sức khỏe, kinh tế mà còn gây tổn hại về mặt tinh thần, khiến nạn nhân bị sang chấn tâm lý sau tai nạn. Nếu không được khắc phục kịp thời, sang chấn tâm lý sau tai nạn có thể dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng.  
 

Sang chấn tâm lý sau tai nạn và những hệ lụy

Sang chấn tâm lý sau tai nạn và những hệ lụy

 

Sang chấn tâm lý sau tai nạn là gì?

   Theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA), sang chấn tâm lý là một phản ứng cảm xúc đối với một sự kiện kinh hoàng xảy ra đối với bản thân, sự kiện đó có thể là tai nạn, thiên tai, bị lạm dụng tình dục,... Trong đó, tai nạn là một trong những sự kiện dễ gây sang chấn nhất bởi nạn nhân vừa bị tổn thương về thể chất, vừa bị tổn thương về tinh thần.

   Những tai nạn có nhiều nguy cơ để lại sang chấn tâm lý là:

  • Tai nạn giao thông để lại thương tật nặng, mất nhiều thời gian điều trị và phục hồi.
  • Tai nạn nghiêm trọng.
  • Tai nạn với tỷ lệ thương vong cao, người bệnh là một trong số ít người sống sót
  • Bệnh nhân có các chấn thương thực thể sau tai nạn không thể điều trị được, người bệnh mất đi một cơ quan hay một chức năng nào đó.
  • Trong tai nạn người thân, bạn bè của nạn nhân đều mất.
  • Tai nạn lao động dẫn đến mất khả năng làm việc, thất nghiệp
  • Cuộc sống khó khăn, không được bồi thường, không có đủ chi phí chi trả

   Tuy nhiên, sức chịu đựng của mỗi người là khác nhau nên chúng ta không thể xác định mức độ tai nạn nào đủ để gây sang chấn tâm lý. Ví dụ: Có người bị tai nạn giao thông gãy tay hoặc gãy chân nhưng họ vẫn coi như bình thường nhưng có người lại thấy sợ hãi khi đi xe.

 

Các dấu hiệu nhận biết sang chấn tâm lý sau tai nạn

   Biểu hiện của sang chấn tâm lý sau tai nạn rất đa dạng, tùy vào nguyên nhân và mức độ tai nạn mà bệnh nhân có những triệu chứng khác nhau. Trong đó, các dấu hiệu điển hình của sang chấn tâm lý sau tai nạn là:

  • Về nhận thức: Họ thường khó tập trung, dễ nhầm lẫn, mất trí nhớ, hay gặp ác mộng về vụ tai nạn, có cảm giác lâng lâng, bị mất phương hướng,...
  • Về hành vi: Né tránh địa điểm diễn ra tai nạn hoặc không dám làm những hoạt động dễ kích hoạt ký ức của vụ vụ tai nạn. Một số người thu mình và cách ly với xã hội, trở nên thiếu hứng thú với những hoạt động trước đây vốn thấy rất thú vị,...
  • Về sức khỏe thể chất: Dễ giật mình, cảm thấy kiệt sức, dễ tức giận, nhịp tim nhanh, mất ngủ, chức năng tình dục rối loạn, luôn cảnh giác với các nguy cơ tiềm ẩn,...
  • Về tâm lý: Họ luôn tràn ngập nỗi lo sợ, cảm xúc bị tê liệt, hay muộn phiền, có cảm giác tội lỗi, phẫn nộ, lo ngại,...

 

Bệnh nhân dễ giật mình tỉnh giấc sau cơn ác mộng.

Bệnh nhân dễ giật mình tỉnh giấc sau cơn ác mộng.

 

Hệ lụy của sang chấn tâm lý sau tai nạn

    Sang chấn tâm lý sau tai nạn khiến nạn nhân bị rối loạn cảm xúc, nhận thức và hành vi. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của tai nạn và ngưỡng chịu đựng của mỗi người mà ảnh hưởng của sang chấn tâm lý sẽ thuyên giảm sau một thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nạn nhân bị ám ảnh tâm lý dai dẳng và dẫn đến các rối loạn tâm thần như:

  • Rối loạn stress cấp tính, rối loạn căng thẳng sau sang chấn.
  • Trầm cảm: Nhiều bệnh nhân sau khi tai nạn thì sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (đặc biệt nếu nạn nhân là trụ cột gia đình, chịu áp lực kinh tế) thì rất dễ dẫn đến trầm cảm. Đặc biệt, trầm cảm cũng thường gặp ở những bệnh nhân bị chấn thương sọ não sau tai nạn do thương tổn ở vùng vùng vỏ não trước trán lưng bên và hạch nền. Bệnh nhân luôn ở trong trạng thái mệt mỏi, tâm trạng thấp, khó chịu, mất hứng thú và mất ngủ kéo dài,...
  • Rối loạn lo âu: Một số trường hợp, bệnh nhân vì căng thẳng, lo lắng về quá nhiều vấn đề sau tai nạn như lo lắng về tình hình sức khỏe, lo lắng về viện phí,... mà hình thành rối loạn lo âu.
  • Sang chấn tâm lý sau tai nạn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe thể chất như mất ngủ, cao huyết áp, rối loạn tiền đình, suy nhược cơ thể, kích thích các bệnh cơ địa bùng phát,…

   Có thể thấy, sang chấn tâm lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong trường hợp xấu nhất, một bệnh nhân có thể nảy sinh ý nghĩ tự sát và nỗ lực tự tử để giải thoát bản thân.

 

Cách vượt qua sang chấn tâm lý sau tai nạn

   Để vượt qua sang chấn tâm lý sau tai nạn, tránh những hệ lụy đáng tiếc, bệnh nhân có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Chia sẻ với người khác

   Sang chấn sau tai nạn nghiêm trọng khiến người bệnh luôn trong trạng thái sợ hãi, bi quan, hoảng loạn và bất lực. Thậm chí, một số người bắt đầu hình thành ý nghĩ sai lệch về nguyên nhân, hậu quả của vụ tai nạn và có xu hướng tự đổ lỗi cho bản thân.

   Thay vì tự mình đắm chìm trong nỗi đau và những cảm xúc tiêu cực, bệnh nhân nên học cách chia sẻ với người khác. Khi nói ra hết những suy nghĩ và cảm xúc trong lòng, bản thân người bệnh sẽ cảm giác nhẹ nhõm hơn. Sự đồng cảm và thấu hiểu của những người xung quanh sẽ giúp bệnh nhân được xoa dịu tinh thần, chữa lành các tổn thương.

Xây dựng lối sống lành mạnh

   Việc duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe thể chất. Một sức khỏe thể chất tốt sẽ nâng đỡ một tinh thần khỏe mạnh.

   Người bị sang chấn tâm lý sau tai nạn nên:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi và đảm bảo ngủ đủ giấc để hồi phục sức khỏe. Bạn chỉ nên quay trở lại học tập và làm việc khi cơ thể đã thật sự thoải mái.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để phục hồi sức khỏe và chấn thương. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất để giải tỏa tâm trạng và giảm căng thẳng.
  • Rèn luyện thể chất phù hợp, thiền và hít thở sâu nhằm giảm stress.
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu bia.
  • Không cô lập bản thân, nên dành thời gian nói chuyện với bạn bè, gia đình và những người có cảm xúc tích cực.

   Nếu thấy bản thân mình rơi vào trạng thái khủng hoảng và không thể vượt qua được, người bệnh nên tìm đến những sự giúp đỡ chuyên nghiệp như bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Tùy vào mức độ bệnh, bệnh nhân sẽ được chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp như tâm lý trị liệu hoặc điều trị bằng thuốc.

 

Bạn không nên kìm nén cảm xúc mà hãy chia sẻ với bạn bè.

Bạn không nên kìm nén cảm xúc mà hãy chia sẻ với bạn bè.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về tình trạng sang chấn tâm lý sau tai nạn và các hệ lụy. Sang chấn tâm lý sau tai nạn ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý và thể chất. Nếu còn điều gì muốn tư vấn, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi