Lòng tự trọng thấp: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

   Lòng tự trọng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của con người. Nếu lòng tự trọng cao, bạn sẽ suy nghĩ mọi việc theo hướng tích cực, dễ dàng vượt qua khó khăn. Ngược lại, người lòng tự trọng thấp thường xu hướng nhìn nhận bản thân và vấn đề theo hướng tiêu cực. Vậy lòng tự trọng thấp là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao?

 

Thế nào là lòng tự trọng thấp?

Thế nào là lòng tự trọng thấp?

 

Thế nào là lòng tự trọng thấp?

   Lòng tự trọng là cách đánh giá chủ quan của mỗi người về giá trị chính bản thân mình.

   Một người được coi là có lòng tự trọng thấp khi có các dấu hiệu bao gồm:

  • Nói về bản thân bằng những ngôn từ tiêu cực, thậm chí là chỉ trích.
  • Bỏ qua thành tích của bản thân, chỉ tập trung vào sự thất bại, lỗi lầm mà mình đã gây ra.
  • Đổ lỗi cho bản thân kể cả khi lỗi đó không liên quan đến họ.
  • Mặc định người khác tốt hơn mình.
  • Mặc định bản thân không xứng đáng được vui vẻ.
  • Không nhận lời khen từ người khác.
  • Trốn tránh các thử thách vì sợ thất bại.
  • Cảm thấy buồn, chán nản, lo lắng, xấu hổ, tức giận hoặc vô dụng.

 

Nguyên nhân hình thành lòng tự trọng thấp

   Một người hình thành lòng tự trọng thấp thường do các nguyên nhân như:

  Di truyền.

  • Tổn thương thời thơ ấu: Bị bạo hành, bạo lực học đường, bị bỏ rơi, lạm dụng tình dục, cha mẹ ly hôn…
  • Sống trong gia đình không hạnh phúc: Cha mẹ quá nghiêm khắc, áp đặt kỳ vọng quá mức, so sánh với người khác…

  Chấn thương tâm lý do:

  • Bị chỉ trích, đả kích trên mạng xã hội.
  • Hôn nhân không hạnh phúc.
  • Mất người thân.
  • Mắc bệnh hiểm nghèo.
  • Thất bại trong học tập, công việc, trong cuộc sống.

   Những nguyên nhân trên đều tác động đến tâm lý, khiến họ hình thành suy nghĩ tiêu cực về bản thân, làm lòng tự trọng thấp.

 

Tổn thương thời thơ ấu dễ gây lòng tự trọng thấp

Tổn thương thời thơ ấu dễ gây lòng tự trọng thấp

 

Lòng tự trọng thấp có hại ra sao?

   Những ảnh hưởng của lòng tự trọng thấp bao gồm:

  • Khó tạo ra các mối quan hệ xã hội: Họ rất khó chịu nếu bị người khác đánh giá, chỉ trích nên thường có xu hướng không chơi với ai.
  • Xu hướng tự cô lập bản thân với cộng đồng: Tránh tất cả các tình huống mà họ cảm thấy khó khăn, không muốn thử những điều mới hay công việc mới.
  • Tăng nguy cơ lạm dụng chất kích thích: Có xu hướng sử dụng rượu bia, ma túy, các chất kích thích khác để giải tỏa cảm xúc tiêu cực hoặc để cố gắng hòa nhập với xã hội.
  • Tăng nguy cơ bị rối loạn lo âu, trầm cảm: Người có lòng tự trọng thấp thường hay suy nghĩ tiêu cực về bản thân và về cả những sự việc trong cuộc sống. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến họ rơi vào trạng thái rối loạn lo âu, trầm cảm.

 

Cách khắc phục lòng tự trọng thấp

   Để cải thiện tình trạng lòng tự trọng thấp, bạn nên:

Lập danh sách những điều tích cực về bản thân

   Danh sách đó đơn giản chỉ là bạn nấu ăn ngon, hát hay, vẽ đẹp, viết lách tốt… Bạn hãy liệt kê chúng ra và dán lên những vị trí mà bản thân dễ quan sát được.

   Khi xuất hiện suy nghĩ tiêu cực về bản thân, bạn hãy nhìn vào danh sách đó để phản bác lại. Điều đó sẽ giúp bạn dần tự tin hơn, đánh giá bản thân cao hơn.

Tự khen ngợi bản thân khi hoàn thành một việc gì đó, kể cả việc nhỏ

   Dù là những việc nhỏ như dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo, đọc xong một cuốn sách… bạn cũng nên khen ngợi bản thân vì đã hoàn thành nó.

 

Tự khen ngợi bản thân giúp tâm trạng bạn thoải mái hơn

Tự khen ngợi bản thân giúp tâm trạng bạn thoải mái hơn

 

   Bạn cũng nên đặt mục tiêu mỗi ngày vừa sức với mình, chẳng hạn như sáng dậy sớm đi bộ 15 phút, trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp hoặc tham gia hoạt động xã hội như tình nguyện… Khi làm được những mục tiêu đó, bạn sẽ cảm thấy hưng phấn hơn, lòng tự trọng được nâng cao hơn.

Chấp nhận bản thân không hoàn hảo

   Ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu riêng, là con người thì không ai hoàn hảo. Bởi vậy, bạn không cần quá khắt khe với bản thân.

   Nếu bị chỉ trích, bạn hãy xem xét họ nói đúng hay không và phản bác lại. Nếu điều người ta nói là đúng, bạn có thể tự nhủ “Không có ai là hoàn hảo, mắc sai lầm là chuyện bình thường, mình sẽ sửa chữa sai lầm đó”. Nếu họ nói sai về bản thân mình, bạn đừng ngại mà hãy phản bác lại họ.

Chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt

  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, ngủ ngon giấc
  • Ăn uống đủ dinh dưỡng, tích cực bổ sung nhiều rau củ quả tươi, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ.
  • Tập thể dục thể thao, phơi nắng vào buổi sáng mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng mạng xã hội, tránh xa những thông tin tiêu cực.

Làm những việc mà bản thân thấy thoải mái

  • Nuôi thú cưng, xem phim, đi dạo, ngồi thiền…
  • Trò chuyện với người mang lại năng lượng tích cực.
  • Thực hành tính quyết đoán, từ chối những việc khiến bản thân bị khó chịu.
  • Sử dụng sản phẩm BoniBrain để cải thiện tâm trạng. BoniBrain giúp kích thích cơ thể tăng tiết hormone hạnh phúc là serotonin và dopamin, tạo cảm giác sảng khoái, vui vẻ, yêu đời, hạnh phúc. Đồng thời, sản phẩm còn giúp tăng năng lượng, tăng động lực làm việc hiệu quả.

   Như vậy, lòng tự trọng thấp gây nhiều ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất, tinh thần và cuộc sống của một người. Do đó, tình trạng này cần được khắc phục càng sớm càng tốt. Nếu bạn gặp khó khăn gì trong việc nâng cao lòng tự trọng, hãy liên hệ chuyên gia tâm lý qua số điện thoại 0243.760.6666 giờ hành chính để được hỗ trợ nhanh nhất!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: lòng tự trọng

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi