Rối loạn lo âu, trầm cảm ở cộng đồng LGBT

Mục lục [Ẩn]

 

    Rối loạn lo âu, trầm cảm đã và đang trở thành những mối lo ngại, có thể rình rập bất cứ ai trong số chúng ta. Nhưng với cộng đồng LGBT, nguy cơ mắc các tâm bệnh này được cảnh báo là cao hơn rất nhiều bởi họ đang sống trong một xã hội có sự kỳ thị và phân biệt đối xử với các nhóm thiểu số về xu hướng tình dục.

 

LGBT là gì?

    LGBT là chữ viết tắt của các danh từ đặc trưng cho xu hướng tình dục của một người, bao gồm các từ:

  • Lesbian (Đồng tính nữ): Thuật ngữ chỉ những người phụ nữ bị hấp dẫn về mặt tình yêu và tình dục bởi người cùng giới (tức là nữ thích nữ).
  • Gay (Đồng tính nam): Tương tự như Lesbian, gay là khái niệm thể hiện xu hướng tình dục hoặc tình yêu giữa nam và nam.
  • Bisexual (Lưỡng tính): Là danh từ để chỉ những người bị hấp dẫn về mặt tình yêu và tình dục với cả nam và nữ. Bisexual thường không được phân định rõ ràng là họ thích giới nào nhiều hơn. Xu hướng của họ có thể thay đổi liên tục trong suốt cuộc đời, phụ thuộc vào đối tượng mà họ gặp.
  • Transgender (Người chuyển giới): Đây không phải thuật ngữ chỉ để hướng tới những người đã trải qua phẫu thuật chuyển giới. Trên thực tế, đây là một khái niệm được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Đó là những người phụ nữ được sinh ra với bộ phận sinh dục nữ nhưng họ cho mình là nam (tức là bản dạng giới của họ là nam). Hoặc ngược lại là những người cho mình là nữ trong khi giới tính sinh học của họ là nam.

 

LGBT là gì?

LGBT là gì?

 

    Bên cạnh LGBT thì LGBTQ+ là một thuật ngữ cũng được sử dụng nhiều trong những năm gần đây. LGBTQ+ là một cộng đồng mở rộng của LGBT, bao gồm thêm nhóm Q (viết tắt của “Queer” hoặc “Questioning”) để chỉ những người chưa xác định được chính xác xu hướng tình dục hay bản dạng giới của mình là gì. Còn dấu “+” để biểu thị tất cả xu hướng tình dục và bản dạng giới khác.

 

Những vấn đề sức khỏe tâm thần ở cộng đồng LGBT

Rối loạn lo âu, trầm cảm khi là người thuộc cộng đồng LGBT

    Theo ước tính của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (American Psychiatric Association) năm 2017 [1], những người thuộc cộng đồng LGBT có nguy cơ mắc các chứng rối loạn tâm thần cao gấp 2,5 lần so với những người dị tính (người bị hấp dẫn bởi người khác giới). Trong đó thì rối loạn lo âu, trầm cảm là những căn bệnh hàng đầu được đề cập đến.

    Năm 2022, Dự án Trevor đã tiến hành một cuộc Khảo sát Quốc gia về Sức khỏe Tâm thần Thanh niên LGBT trên tổng số gần 34.000 người trong độ tuổi từ 13 đến 24 trên khắp Hoa Kỳ [2].

    Dự án Trevor (The Trevor Project) là một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ, được thành lập vào năm 1998 với mục đích là ngăn chặn hành vi tự tử và chăm sóc sức khỏe tâm thần dành cho cộng đồng LGBT.

    Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy, có tới 73% thanh niên LGBT cho biết họ đã xuất hiện các triệu chứng rối loạn lo âu và 58% có triệu chứng trầm cảm. Trong đó, có sự khác biệt giữa nhóm tuổi 13-17 và 18-24.

 

Những vấn đề sức khỏe tâm thần ở cộng đồng LGBT

Những vấn đề sức khỏe tâm thần ở cộng đồng LGBT

 

Nguyên nhân khiến cộng đồng LGBT dễ bị rối loạn lo âu, trầm cảm

    Nguyên nhân sâu xa nhất khiến người LGBT dễ mắc các chứng rối loạn tâm thần đó là xuất phát từ sự kỳ thị, phân biệt đối xử của toàn xã hội.

    Người LGBT có nguy cơ gặp nhiều khó khăn trong công việc, con đường thăng tiến của mình. Một số người chia sẻ rằng họ mất đi cơ hội thăng chức, thậm chí là bị sa thải khi cấp trên phát hiện ra họ là LGBT.

    Ngoài vấn đề việc làm, người LGBT cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những lời miệt thị, trêu chọc từ người khác. Điều này ngày càng trở nên nặng nề hơn dưới tác động của mạng xã hội.

    Họ có thể bị lạm dụng tình dục, bạo hành bằng lời nói, hay thậm chí là bạo hành về thể chất. Một khảo sát về môi trường học đường năm 2019[3] cho thấy, 86% thanh niên LGBT bị quấy rối hoặc bạo lực học đường. Điều này khiến họ luôn trong trạng thái lo lắng, sợ hãi và nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tâm thần của họ.

    Nguy hiểm hơn cả, có khoảng 40%[4] người LGBT không nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình hoặc bạn bè thân thiết. Đây vốn là nơi mà chúng ta coi là điểm tựa tinh thần vững chắc nhất. Nhưng với người LGBT, họ lại không có được điều đó. Nó khiến họ dần trở nên cô lập, sống thu mình khỏi xã hội, thậm chí là tách biệt với cả những người thân thiết nhất. Họ không có nơi để giải tỏa cảm xúc tiêu cực, từ đó những suy nghĩ lệch lạc dần hình thành và dẫn đến các tâm bệnh như rối loạn lo âu, trầm cảm.

 

 

    Cũng theo kết quả nghiên cứu của Dự án Trevor, có tới 60% thanh niên LGBT không được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. 10 nguyên nhân đã được đưa ra. Trong đó, có tới 45% là do sợ phải xin phép cha mẹ và 20% không nhận được sự ủng hộ từ gia đình.

    Đây chính là những rào cản cực kỳ lớn, ngăn người LGBT khỏi việc được bảo vệ khỏi những tâm bệnh nguy hiểm hàng đầu hiện nay.

Hệ quả của rối loạn lo âu, trầm cảm ở người LGBT

  • Lạm dụng rượu, bia, chất kích thích

    Rối loạn lo âu, trầm cảm ảnh hưởng đến cộng đồng LGBT nhiều hơn so với người dị tính. Việc thiếu đi người đủ tin tưởng để chia sẻ, tâm sự khiến người LGBT có xu hướng tìm tới rượu bia, thuốc lá, hay các chất gây nghiện như một cơ chế đối phó với những cảm xúc tiêu cực. Nhưng rõ ràng, lựa chọn này chỉ khiến cho bệnh lý của họ ngày càng trầm trọng hơn.

  • Bị gia đình bỏ rơi

    Sự từ chối của gia đình là một trải nghiệm phổ biến đối với các cá nhân thuộc cộng đồng LGBT, đặc biệt là ở những quốc gia mà LGBT chưa thực sự được công nhận rộng rãi như Việt Nam.

    Thậm chí, Trung tâm nghiên cứu Chapin Hall thuộc Đại học Chicago còn ước tính rằng, thanh niên LGBT có nguy cơ bị gia đình bỏ rơi và trở thành người vô gia cư cao hơn 120%. Đây thực sự là một thách thức rất lớn khiến họ dễ lún sâu vào trầm cảm.

  • Có ý định tự tử

    Ở mức độ nghiêm trọng nhất, rối loạn lo âu, trầm cảm còn có thể khiến người LGBT xuất hiện ý định tự sát. Đây là hệ quả của công cuộc đấu tranh trong im lặng suốt một khoảng thời gian dài nhưng kết quả lại phải đối mặt với tình trạng sức khỏe tồi tệ hơn.

    Báo cáo của Dự án Trevor cho biết, có tới 45% thanh niên LGBT đã cân nhắc tới việc tự tử trong năm 2021 và 14% đã cố gắng thực hiện điều đó. Họ coi đây là biện pháp cuối cùng giúp họ được giải thoát hoàn toàn khỏi một cuộc sống mà họ cho là đầy những bất công.

    Có thể thấy, rối loạn lo âu, trầm cảm ở cộng đồng LGBT là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Bất chấp việc tranh cãi giữa những luồng ý kiến ủng hộ LGBT và phía đối nghịch vẫn đang diễn ra gay gắt, chúng ta vẫn cần dành nhiều sự quan tâm hơn tới việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho họ. Cám ơn các bạn đã đón xem!

   

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi