4 dấu hiệu cho thấy bạn cần tránh xa mạng xã hội

Mục lục [Ẩn]

 

    Mạng xã hội được coi như một “con dao 2 lưỡi”. Nó có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến suy nghĩ, cảm xúc, lòng tự trọng, thậm chí là cả sức khỏe tinh thần của chúng ta. Thực tế ngày càng có nhiều người tiếp cận với mạng xã hội theo cách tiêu cực và lệ thuộc vào nó.

   Thế còn bạn thì sao? Bạn có đang nghiện mạng xã hội? Nếu đang có 4 dấu hiệu dưới đây bạn cần nghiêm túc hạn chế thời gian trên mạng xã hội và thực hiện chiến lựợc cai nghiện cho bản thân.

 

Mạng xã hội gây nghiện theo cách nào?

Mạng xã hội gây nghiện theo cách nào?

 

Tại sao bạn không thể từ bỏ mạng xã hội?

Mạng xã hội là một con dao 2 lưỡi

    Mạng xã hội đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại và chúng ta không thể phủ nhận những vai trò to lớn mà nó mang lại. Nó cho phép chúng ta duy trì kết nối với gia đình và bạn bè, là công cụ để chúng ta xây dựng các mối quan hệ xã hội, mở rộng kinh doanh, tìm kiếm việc làm mới, cập nhật tin tức mỗi ngày…

    Vậy còn “mặt tối” của mạng xã hội thì sao? Tại sao chúng ta ngày càng trở nên lệ thuộc vào nó? Lý do duy nhất khiến bạn không thể bỏ mạng xã hội là vì bạn nghiện nó.

    Cho dù mạng xã hội bạn đang sử dụng là Instagram, Facebook, TikTok, YouTube, Twitter, Snapchat, LinkedIn, Telegram, Pinterest, WhatsApp hay bất kỳ nền tảng nào khác, chúng đều gây nghiện.

    Những nền tảng truyền thông xã hội này được thiết kế dựa trên những thuật toán rất thông minh với chủ đích là khiến chúng ta bị cuốn hút. Bằng một cách đặc biệt nào đó, nó khai thác được sở thích của chúng ta, nó biết chúng ta muốn xem nội dung nào hay muốn mua gì. Hệ quả là chúng ta sẽ phải dành ra rất nhiều thời gian mỗi ngày cho mạng xã hội.

Mạng xã hội gây nghiện như thế nào?

    Những ứng dụng này gây nghiện bằng cách tác động đến các chất hóa học trong não của chúng ta. Trong đó, ảnh hưởng nhiều nhất là dopamine - một loại hormone hạnh phúc quan trọng của cơ thể.

    Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh được giải phóng trong não giúp bạn có cảm giác thích thú, hưng phấn và tràn đầy năng lượng. Đồng thời, lượng dopamine tiết ra lại tạo năng lượng, thôi thúc chúng ta thực hiện thêm những mục tiêu mới.

    Với mạng xã hội, mỗi khi chúng ta nhận được những lượt “like”, lượt “tim” hay một bình luận mang tính khen ngợi, chúng ta cảm thấy thỏa mãn và dopamine được tiết ra nhiều hơn.

    Nhưng nếu bạn quá để tâm tới những gì đang diễn ra trên trang cá nhân của mình thì sao? Dopamine sẽ không thể được tiết ra bằng những hoạt động thông thường, mà nó chỉ tiết ra từ các thành tựu trên mạng xã hội của bạn. Thiếu nó, bạn sẽ thấy mệt mỏi, mất năng lượng, không có động lực làm bất cứ một việc gì.

    Đó chính là lý do khiến bạn khó có thể từ bỏ mạng xã hội một khi đã nghiện nó.  

 

Mạng xã hội gây nghiện như thế nào?

Mạng xã hội gây nghiện như thế nào?

 

Mạng xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?

    Một nghiên cứu năm 2019 [1] đã được tiến hành trên 360 sinh viên tại Iran về mối liên hệ giữa nghiện mạng xã hội và kết quả học tập. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghiện mạng xã hội khiến sinh viên bị rối loạn giấc ngủ, giảm sự tập trung, giảm thời gian cho học tập. Hệ quả là điểm số GPA của sinh viên bị thấp hơn đáng kể so với những người không nghiện mạng xã hội.

    Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, bên cạnh mục đích giải trí, chúng ta có xu hướng tìm tới mạng xã hội nhằm cố gắng thoát khỏi một thực tại đáng buồn do những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu hoặc một biến cố tâm lý nào đó trong quá khứ.

    Không chỉ vậy, nghiện mạng xã hội có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe tâm thần như căng thẳng, stress, hay nghiêm trọng hơn là suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu, trầm cảm.

    Một nghiên cứu năm 2020 [2] của các nhà khoa học tới từ Viện Khoa học Thần kinh Hành vi và Tâm lý học California (California Institute of Behavioral Neurosciences & Psychology) đã kết luận rằng: “Mạng xã hội là nguyên nhân làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần”. Việc sử dụng mạng xã hội quá mức có liên quan đến chứng mất ngủ, lo âu, trầm cảm, lạm dụng các chất gây nghiện. Nó thúc đẩy hành vi tự làm hại bản thân, thậm chí là tự tử.

 

Dấu hiệu cho thấy bạn phải “cai” mạng xã hội

    Rời bỏ hoàn toàn mạng xã hội không phải ý tưởng tốt bởi nó vẫn có một số lợi ích nhất định với cuộc sống của bạn. Nhưng nếu bạn đang có một số dấu hiệu dưới đây thì tốt nhất bạn nên tạm ngừng sử dụng mạng xã hội một thời gian.

Bạn liên tục so sánh bản thân với người khác

    Dù là chủ đích hay vô thức thì Facebook, Instagram… đang khiến chúng ta so sánh cuộc sống của mình với người khác. Đây chắc chắn là một trong những việc làm tồi tệ nhất mà bạn có thể thực hiện với chính mình. Bởi chúng ta đang so sánh những khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời một ai đó với cuộc sống hàng ngày của mình, vốn ảm đạm, nhàm chán và không có nhiều biến cố.

    Sự thật là không mấy ai chia sẻ những khó khăn hay thất bại của mình. Họ thường chỉ kể về những thành tựu, những bức ảnh selfie đã qua hàng tá chỉnh sửa, những bãi biển tuyệt đẹp. Nó khiến bạn tin rằng cuộc sống của họ là hoàn hảo, còn cuộc sống của bạn lại thật tồi tệ.

    So sánh bản thân với người khác là con đường ngắn nhất khiến lòng tự trọng của bạn bị tổn hại. Bạn sẽ cảm thấy bản thân mình thật kém cỏi, bạn nghi ngờ chính mình, thiếu tự tin, sợ thất bại và cảm giác bất an xen lẫn một chút ghen tị sẽ dần dần chiếm lấy tâm trí bạn.

    Nếu bạn thấy mình đang có biểu hiện này thì đây là lúc bạn nên bắt đầu tạm rời xa mạng xã hội một khoảng thời gian.

Điện thoại là vật bất ly thân với bạn

    Bạn có biết rằng hơn 80% người dùng điện thoại thông minh có thói quen kiểm tra điện thoại của họ trong vòng 15 phút sau khi họ thức dậy?    

    Một thống kê gần đây [3] đã cho thấy, trung bình một người dành khoảng 145 phút trên mạng xã hội mỗi ngày. Đây là một con số quá lớn và nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự tập trung, kết quả học tập, công việc và các mối quan hệ của bạn.

    Nếu bạn là một trong số họ thì bạn cần phải tách rời khỏi mạng xã hội ngay lập tức, ít nhất là trong một khoảng thời gian cho tới khi bạn thấy bản thân đã ổn hơn.

 

Điện thoại là vật bất ly thân với bạn

Điện thoại là vật bất ly thân với bạn

 

Bạn không cảm thấy thoải mái khi truy cập mạng xã hội

    Mạng xã hội được cho là nơi chứa nhiều điều vui vẻ và hấp dẫn. Đó là một công cụ để chúng ta kết nối và tương tác với bạn bè thân quen và gặp gỡ những người mới.

    Nhưng nếu gần đây, thay vì cảm thấy vui vẻ, bạn lại có cảm giác bực bội, khó chịu hoặc buồn bã khi xem các bài đăng trên mạng xã hội thì hãy tránh xa nó.

Bạn bỏ bê cuộc sống cá nhân

    Quá ám ảnh với mạng xã hội hoặc thường xuyên lo lắng về những gì bạn sẽ đăng tiếp theo để nhận được nhiều lượt “like”, nhiều lượt bình luận hơn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cá nhân của bạn.

    Nó ngăn cản bạn theo đuổi đam mê và sở thích của mình, cản trở bạn học các kỹ năng mới và làm những việc liên quan đến sự phát triển cá nhân.  

    Hơn nữa, nó cũng có thể ảnh hưởng đến tính cách của bạn và biến bạn thành một kẻ bắt nạt bởi tính chất ẩn danh của mạng xã hội mang lại cho chúng ta sự tự tin sai lầm để thỏa sức xúc phạm hoặc chế giễu người khác. Nếu bạn cảm thấy mình đang dần đánh mất con người thật và cuộc sống của mình do mạng xã hội, hãy thực hiện các bước dưới đây để rời xa mạng xã hội.

 

Làm thế nào để “cai nghiện” mạng xã hội?

    Sau khi đã nhận thức được những tác động và dấu hiệu của việc nghiện mạng xã hội thì dưới đây là một số biện pháp có thể giúp bạn “cai nghiện” nó:

  • Làm một điều gì đó có ý nghĩa và hữu ích sau khi bạn thức dậy, chẳng hạn như ngồi thiền, tập thể dục, đi dạo hoặc nhâm nhi tách trà cùng một vài trang sách.
  • Bạn không nhất thiết phải cắt đứt hoàn toàn mạng xã hội của mình. Hãy đặt ra cho mình một kế hoạch về khoảng thời gian trong ngày, thời lượng cũng như nội dung mỗi lần kiểm tra các cập nhật trên mạng xã hội của mình.
  • Tránh sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ để có một giấc ngủ chất lượng.
  • Tắt thông báo từ các ứng dụng mạng xã hội để tránh bị phân tâm.
  • Dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động chăm sóc bản thân, gặp gỡ trực tiếp bạn bè và người thân.
  • Dành thời gian đắm mình trong thiên nhiên bằng một chuyến du lịch, một chuyến picnic mà không có sự can thiệp của mạng xã hội.
  • Tham gia vào các sở thích của bạn hoặc học hỏi thêm các kỹ năng mới.
  • Cuối cùng, nếu bạn nhận thấy mức độ “nghiện” của mình là quá lớn, hãy gỡ cài đặt các ứng dụng mạng xã hội khỏi điện thoại của bạn trong một khoảng thời gian nhất định nếu điều đó không gây ảnh hưởng gì xấu tới công việc và quá trình học tập của bạn.

    Mạng xã hội không phải là điều gì đó quá xấu xa. Tất cả phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng nó. Khi được sử dụng ở mức độ hợp lý, nó có thể là một công cụ tuyệt vời giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta. Nhưng khi bạn nghiện nó, nó sẽ gây ra nhiều tác hại tới sức khỏe tinh thần của bạn. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

  

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi