Mất động lực làm việc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mục lục [Ẩn]

 

   Động lực là yếu tố quan trọng giúp chúng ta có đủ nhiệt huyết trong công việc. Vì thế khi bị mất động lực, chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi, không còn hứng thú để làm việc nữa. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó và cách khắc phục ra sao? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Mất động lực làm việc do nguyên nhân gì?

Mất động lực làm việc do nguyên nhân gì?

 

Nguyên nhân khiến bạn mất động lực làm việc

   Động lực là sức mạnh bên trong con người, là năng lượng, sự nhiệt tình, niềm đam mê, khát khao, tham vọng thúc đẩy bạn hành động, tiếp tục hướng tới một mục tiêu nhất định và hoàn thành mục tiêu của mình. Người có động lực luôn là những người mang năng lượng tích cực, nỗ lực, nhiệt huyết với công việc, sẵn sàng thách thức để đạt được mục đích mà mình hướng tới.

   Bởi vậy, khi mất động lực, chúng ta dường như rơi vào trạng thái kiệt sức, chán nản, mất hứng thú, không thể làm được bất kì việc gì.

   Cảm giác mất động lực rất thường gặp ở xã hội hiện đại ngày nay. Cho dù bạn đang làm một công việc mà mình cực kì yêu thích và đã gắn bó với nó trong thời gian dài thì cũng sẽ có lúc bạn rơi vào trạng thái này.

   Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Forbes, có khoảng 48% người lao động không yêu thích công việc hiện tại của họ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

Văn hóa công ty không phù hợp

   Văn hóa công ty là những quan niệm, thói quen, cách sinh hoạt, hành vi của các thành viên trong cùng môi trường làm việc.

   Mỗi một công ty đều có nét đặc trưng riêng về văn hóa, nó thường ăn sâu vào trong bộ máy tổ chức của các doanh nghiệp.

   Tuy nhiên, văn hóa lại là yếu tố có tác động mạnh mẽ đối với thái độ và động lực làm việc của nhân viên. Nó cũng chính là yếu tố then chốt để thu hút nhân lực, giữ chân các nhân tài và tạo động lực để họ có thể phấn đấu làm việc, gắn bó lâu dài.

  Một môi trường làm việc lành mạnh, phù hợp sẽ mang lại hiệu suất lao động cao, gia tăng sức sáng tạo, nhiều ý tưởng mới.

   Ngược lại, nếu bạn làm việc ở công ty quá gò bó, văn hóa độc hại thì sẽ dần chán nản, giảm động lực, hứng thú làm việc.

Không có cơ hội phát triển

   Thực tế, chẳng ai có động lực để làm việc khi nhận thấy không có cơ hội phát triển bản thân.

 

Công việc không có cơ hội phát triển thường gây mất động lực

Công việc không có cơ hội phát triển thường gây mất động lực

 

   Một công việc không được tăng lương, không có lộ trình thăng tiến rõ ràng, lại chẳng học hỏi được gì thì sẽ khiến nhân viên mất dần động lực để làm việc, cống hiến.

   Sau một thời gian đã làm việc hết mình, đóng góp nhiều công sức cho công việc nhưng con đường thăng tiến dường như bằng 0 hoặc thậm chí là không được công nhận thì bạn sẽ không thể tránh khỏi sự chán nản, mệt mỏi.

Bị mất quyền tự quyết

   Để phát huy tối đa khả năng của một người thì trong công việc, bạn cần phải có quyền tự do nhất định như tự do đề xuất, tự hoàn thành công việc theo cách của bản thân, miễn sao có hiệu quả. Điều đó giúp các nhân viên thỏa sức sáng tạo, có nhiều ý tưởng đột phá để hoàn thành tốt công việc.

   Ngược lại, nếu bạn làm trong công ty mà lúc nào công việc cũng phải tuân theo nguyên tắc có sẵn thì sẽ chẳng khác gì làm việc như cái máy. Tâm lý bạn dần ỉ lại vào những nguyên tắc, không cần suy nghĩ để cải thiện chất lượng công việc, động lực theo đó cũng giảm đi.

Bất đồng với đồng nghiệp, cấp trên

   Đồng nghiệp cũng là yếu tố tác động lớn đối với động lực làm việc của bạn. Nếu bạn phải sinh hoạt và làm việc trong một môi trường có những đồng nghiệp không thân thiện, không hòa hợp, hay soi mói, sân si thì tất nhiên bạn sẽ không còn sự hứng thú và vui thích để tiếp tục công việc hiện tại.

   Bên cạnh đó, tình trạng mất động lực làm việc cũng có thể xuất phát từ những áp lực cấp trên. Sếp thường xuyên la mắng, khiển trách hoặc không công nhận kết quả và sự nỗ lực bạn thì chắc chắn bạn sẽ chán nản, không còn hăng say với công việc nữa.

 

Sếp thường xuyên la mắng cũng khiến nhân viên chán nản với công việc

Sếp thường xuyên la mắng cũng khiến nhân viên chán nản với công việc

 

Không được công nhận năng lực

   Khi chúng ta bắt đầu một công việc nào đó, dù to hay nhỏ thì đều mong muốn được mọi người chú ý, ghi nhận hoặc đơn giản là những lời khen để động viên tinh thần.

   Tuy nhiên, nhiều nhà quản lý lại quên đi điều này hoặc không công nhận năng lực của nhân viên. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân thường gặp khiến nhiều người mất đi động lực làm việc.

Chưa có mục tiêu rõ ràng

   Để gắn bó lâu dài và nỗ lực cho công việc thì bạn cần phải có mục tiêu và định hướng rõ ràng cho bản thân. Việc không xác định cụ thể những gì mình mong muốn sẽ khiến cho bạn không biết nên bắt đầu từ đâu, không biết nên làm gì và không có động lực để cố gắng.

Công việc không đúng với sở thích

   Đây là nguyên nhân thường gặp nhất khiến nhiều người mất động lực làm việc.

   Thực tế hiện nay, nền kinh tế đang suy thoái, vì cơm áo gạo tiền mà nhiều trường hợp đã bỏ qua sở thích, chấp nhận lựa chọn công việc ổn định, đảm bảo kinh tế để chăm sóc cho gia đình.

   Thế nhưng, làm việc mà mình không yêu thích đôi khi sẽ đem lại sự nhàm chán và tẻ nhạt khiến bạn dễ mất động lực, nản lòng.

 

Cách khắc phục tình trạng mất động lực làm việc

   Giới trẻ là đối tượng rất dễ bị mất động lực trong xã hội hiện nay. Đôi khi cả ngày, họ chẳng biết làm gì, dành thời gian hàng giờ đồng hồ chỉ để lướt điện thoại, cày phim, ngủ nướng, không màng đến công việc.

 

Giới trẻ hiện nay dễ mất động lực làm việc

Giới trẻ hiện nay dễ mất động lực làm việc

 

   Đây có thể chỉ là những trạng thái tâm lý tạm thời, bạn hoàn toàn có thể khắc phục tốt hoặc nó cũng sẽ nhanh chóng được biến mất.

   Thế nhưng, nếu bạn để bản thân bị mất động lực kéo dài, tâm lý chán nản, buồn bã lâu ngày sẽ dần tiến triển thành các bệnh lý tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm.

   Vì vậy, ngay khi nhận thấy bản thân đang chán công việc, không có động lực, bạn nên:

Xác định rõ nguyên nhân khiến bạn mất động lực

   Điều đầu tiên bạn cần làm để có thể lấy lại sự hứng thú trong công việc đó chính là xác định cụ thể về nguyên nhân khiến bạn trở nên chán nản, mệt mỏi.

Hãy thử trả lời cho các câu hỏi:

  • Bạn có đang cảm thấy hài lòng với công việc hiện tại?
  • Bạn có cảm thấy hứng thú với những việc mình đang làm?
  • Bạn có bất đồng hay mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên?
  • Bạn có đang hưởng mức lương xứng đáng với công sức của mình?
  • Bạn đang ở vị trí gì và bạn cảm thấy chức danh đó có phù hợp với năng lực của mình?

   Sau khi trả lời được những câu hỏi trên, bạn sẽ tìm ra lý do vì sao bản thân lại cảm thấy mệt mỏi và chán chường. Từ đó, bạn cũng sẽ dễ dàng tìm cách khắc phục và vượt qua cảm giác tiêu cực này.

Nhắc nhở bản thân về động lực ban đầu

   Mỗi chúng ta đều có những lý do riêng biệt để bắt đầu một công việc như sở thích, muốn học hỏi kinh nghiệm, muốn trải nghiệm điều mới mẻ…

   Tuy nhiên, do làm việc quá lâu, quá quen thuộc với một công việc khiến bạn cảm thấy nhàm chán, quên đi mục tiêu, động lực ban đầu của bản thân.

   Lúc này bạn cần dừng lại và đánh giá chặng đường sự nghiệp của bản thân, nhắc nhở chính mình về những mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Đồng thời, bạn hãy xác định cho mình những mục tiêu mới, những trải nghiệm mới để khơi dậy sự hứng thú, hăng say trong công việc như những ngày đầu tiên.

Chia sẻ với đồng nghiệp, cấp trên

   Nếu bạn đang mất động lực làm việc và không biết làm sao để thoát ra khỏi trạng thái tiêu cực này thì bạn có thể thử trò chuyện với quản lý, đồng nghiệp - những người mà bạn thực sự có thể đặt được niềm tin.

 

Chia sẻ cảm xúc tiêu cực với cấp trên sẽ giúp bạn có thêm hướng giải quyết

Chia sẻ cảm xúc tiêu cực với cấp trên sẽ giúp bạn có thêm hướng giải quyết

 

   Đừng ngại mà hãy chia sẻ với họ về cảm xúc của bạn. Họ là những người đi trước, từng trải qua nhiều khó khăn, thử thách nên sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích, giúp bạn vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Chủ động thử sức với một vai trò mới

   Nếu bạn cảm thấy quá nhàm chán với công việc hiện tại, thấy nó không phù hợp với năng lực của bản thân thì cách tốt nhất để lấy lại động lực đó chính là chủ động thử sức với một vai trò mới, một công việc mới.

   Việc có thể trải nghiệm ở những vị trí khác nhau  không chỉ giúp bạn gia tăng hứng thú mà còn giúp bạn thỏa mãn được các mục tiêu, ước mơ của mình.

   Xin mời các bạn theo dõi bài viết: Nghệ thuật khám phá bản thân: Cách tìm kiếm năng lực thực sự của bạn.

Đặt mục tiêu cho bản thân

   Bạn sẽ trở nên nhiệt huyết và có thêm động lực hơn nếu biết bản thân nên làm gì, phấn đấu để đạt được điều gì. Khi xác định được rõ mong muốn và đích đến của mình, bạn sẽ tập trung hơn cho công việc, dành nhiều tâm huyết và sự cố gắng để có thể hoàn thành tốt những gì đã đề ra, từ đó gia tăng động lực, làm việc hiệu quả, hăng say.

Chăm sóc sức khỏe thể chất

   Để có đủ nguồn năng lượng tích cực để làm việc hăng say thì trước tiên bạn cũng cần có một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần thoải mái.

   Việc rèn luyện và duy trì một sức khỏe thể chất ổn định sẽ giúp bạn có thể đương đầu được với mọi khó khăn, thách thức và dễ dàng thành công trên con đường sự nghiệp.

Vì vậy, bạn hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân nhiều hơn bằng cách:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng
  • Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên

   Tóm lại, nếu bạn đang bị mất động lực làm việc, hãy tìm ra nguyên nhân và giải quyết nó. Nếu cảm thấy không để tiếp tục được công việc cũ, bạn hãy rời đi để tìm bến đỗ mới phù hợp hơn. Chúc các bạn thành công!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi