Trầm cảm ảnh hưởng như thế nào đến não bộ?

Mục lục [Ẩn]

 

   Chúng ta thường biết rằng trầm cảm là một rối loạn tâm thần gây cảm giác buồn chán, tuyệt vọng, mất hứng thú,... Nhưng bạn có biết, căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Vậy trầm cảm ảnh hưởng đến não bộ như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Trầm cảm ảnh hưởng thế nào đến não bộ?

Trầm cảm ảnh hưởng thế nào đến não bộ?

 

Trầm cảm ảnh hưởng như thế nào đến não bộ?

    Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến  hiện đang gây ảnh hưởng đến hầu hết các đối tượng khác nhau, từ trẻ nhỏ cho đến người già cao tuổi. Bệnh lý này không phân biệt giới tính, độ tuổi, giai cấp, tầng lớp, nghề nghiệp xã hội.

Không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc, tinh thần của người bệnh, trầm cảm còn gây ra nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ. Dưới đây là một số ảnh hưởng của trầm cảm đến não bộ đã được chứng minh:

Giảm kích thước não

   Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy ở những bệnh nhân trầm cảm, kích thước một số vùng cụ thể ở não giảm.

   Trong một đánh giá khác năm 2012, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm làm ảnh hưởng đến các vùng sau của não:

  • Hồi hải mã: Đây là một cấu trúc quan trọng của não bộ, có tác dụng hỗ trợ khả năng ghi nhớ, học tập, điều hướng và nhận thức về không gian. Hồi hải mã bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng mất trí nhớ và mất phương hướng. Đặc biệt, nếu vùng này bị tổn thương nghiêm trọng thì bệnh nhân sẽ không có khả năng hình thành và lưu giữ những ký ức mới.
  • Đồi thị: Đồi thị được biết đến như một trạm chuyển tiếp các thông tin từ các giác quan (ngoại trừ khứu giác) đến não bộ của chúng ta. Ngoài ra, đồi thị còn có vai trò giúp chúng ta tỉnh táo, minh mẫn và tập trung.
  • Hạch hạnh nhân: Hạch hạnh nhân có chức năng xác định và điều chỉnh cảm xúc, chịu trách nhiệm về các phản ứng liên quan đến cảm xúc và hành vi một người. Ngoài ra, hạch hạnh nhân cũng có chức năng điều chỉnh trí nhớ.
  • Vỏ não trước trán: Vỏ não trước trán sẽ kiểm soát các chức năng quan trọng như trí thông minh, trí nhớ, tính khí, sự tập trung và cá tính của một người.

  Mức độ suy giảm kích thước của các vùng não này sẽ liên quan đến mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của căn bệnh trầm cảm. Khi một phần não bị co lại thì khả năng thực hiện các chức năng liên quan đến phần não đó sẽ giảm sút.

   Ví dụ: Hạch hạnh nhân và vỏ não trước trán phối hợp với nhau để quản lý các cảm xúc và giúp bạn nhận biết cảm xúc của người khác. Sự suy giảm kích thước của những vùng này có thể khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong sự đồng cảm và nhận biết được cảm xúc của người khác.

   Một nghiên cứu năm 2008 cho thấy vùng vỏ não trước trán và hạch hạnh nhân bị suy giảm có thể gây ra các triệu chứng sau ở bệnh nhân trầm cảm:

  • Mất hứng thú với những hoạt động đã từng yêu thích.
  • Suy giảm khả năng cảm nhận cảm xúc.
  • Mất khả năng điều tiết cảm xúc.

   Một đánh giá nghiên cứu năm 2020 đã cho thấy rằng ở những bệnh nhân mắc cả trầm cảm và rối loạn lo âu, kích thước hạch hạnh nhân của những đối tượng này sẽ tăng lên. Điều này cũng dẫn đến các triệu chứng khác nhau so với bệnh nhân chỉ bị trầm cảm.

 

Trầm cảm có thể dẫn đến việc giảm kích thước các phần của não.

Trầm cảm có thể dẫn đến việc giảm kích thước các phần của não.

 

Viêm não

   Tình trạng viêm não có liên quan đến việc một người bị trầm cảm bao lâu. Cụ thể, nó có nguy cơ xuất hiện nhiều ở những bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm dai dẳng - một dạng trầm cảm mãn tính.

   Những bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm nặng và không được điều trị trong thời gian dài cũng có nguy cơ bị viêm não cao. Cụ thể, một nghiên cứu năm 2018 đã cho thấy những bệnh nhân không được điều trị rối loạn trầm cảm nặng trong hơn 10 năm có tổng khối lượng phân phối protein dịch mã (TSPO VT) cao hơn 29 - 33% khi so sánh với những bệnh nhân bị trầm cảm trong thời gian ngắn hơn. Tổng khối lượng phân phối protein dịch mã (TSPO VT) là một dấu hiệu của tình trạng viêm não.

   Viêm não có thể gây tổn thương và chết các tế bào não, từ đó dẫn đến các hậu quả như:

  • Làm tổn thương hoặc giết chết các tế bào não
  • Ngăn chặn tế bào não mới phát triển
  • Gây ra các vấn đề về tư duy
  • Tăng tốc độ lão hóa não

Gây ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não

   Hệ thần kinh trung ương sử dụng các chất dẫn truyền thần kinh để truyền thông tin giữa các tế bào thần kinh và các tế bào khác trong cơ thể.

   Một nghiên cứu năm 2018 đã cho thấy những người mắc trầm cảm và rối loạn lo âu có mức độ các chất dẫn truyền thần kinh thấp, như:

   Một đánh giá năm 2016 đã tìm thấy bằng chứng cho thấy ở bệnh nhân trầm cảm đã xảy ra sự mất cân bằng một cách bất thường giữa các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau. Sự mất cân bằng này có thể là nguyên nhân làm giảm thể tích não ở bệnh nhân trầm cảm, theo nghiên cứu năm 2015.

Giảm lượng oxy trong cơ thể

   Trầm cảm cũng gây ra tình trạng giảm lượng oxy trong cơ thể. Theo các chuyên gia, tình trạng này có thể là do những thay đổi trong nhịp thở ở bệnh nhân trầm cảm. Não rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy, việc giảm oxy trong cơ thể có thể dẫn đến:

  • Viêm não.
  • Chấn thương tế bào não.
  • Chết tế bào não.

   Tế bào não bị tổn thương và chết gây ảnh hưởng nặng nề tới khả năng học tập, ghi nhớ và cả tâm trạng của bệnh nhân.

 

Những ảnh hưởng trên não có phải là mãi mãi không?

   Như vậy, chúng ta đã biết trầm cảm ảnh hưởng rất nhiều đến não bộ của chúng ta. Thật may mắn, các nghiên cứu cho thấy một số ảnh hưởng này có thể được đảo ngược nếu như bệnh nhân kiểm soát tốt tình trạng trầm cảm.

   Để kiểm soát tốt căn bệnh trầm cảm và phòng tránh những tổn thương đến não bộ, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

Trị liệu tâm lý

   Đây là phương pháp được khuyến khích sử dụng để điều trị các rối loạn tâm thần, đặc biệt là trầm cảm. Các chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện, trao đổi trực tiếp với bệnh nhân, từ đó sẽ khai thác được nhiều thông tin từ người bệnh, biết được nguyên nhân, các khúc mắc, khó khăn mà đối tượng đang gặp phải. Đồng thời, các chuyên gia tâm lý sẽ giúp bệnh nhân nhận biết được các suy nghĩ sai lệch của bản thân và điều chỉnh chúng. Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT) là liệu pháp tâm lý được sử dụng nhiều nhất.

>>> Xem thêm: 5 bước áp dụng liệu pháp nhận thức hành vi CBT.

 

Trị liệu tâm lý là phương pháp được khuyến khích.

Trị liệu tâm lý là phương pháp được khuyến khích.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả.
  • An toàn, lành tính.
  • Áp dụng được cho hầu hết các đối tượng bệnh, từ trẻ em cho đến những phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Sử dụng thuốc Tây

   Trong một số trường hợp cần thiết, bệnh nhân sẽ được kê thuốc chống trầm cảm để kiểm soát nhanh các triệu chứng bệnh, hạn chế các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

   Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

>>> Xem thêm: 8 tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm và cách đối phó với nó.

Thay đổi lối sống lành mạnh hơn

   Song song với những phương pháp điều trị chuyên khoa thì người bệnh trầm cảm cũng cần thay đổi lối sống hàng ngày của mình để đẩy lùi bệnh tật và gia tăng sự khỏe mạnh của não bộ, như:

  • Ăn uống đầy đủ: Bạn cần xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh, chú ý bổ sung các thực phẩm có lợi như rau xanh, hoa quả tươi, thịt, cá, các loại đậu,…Đồng thời hạn chế những món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo.
  • Ngủ đủ giấc: Các chuyên gia cho biết rằng, người trưởng thành cần đảm bảo giấc ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và nên tập thói quen ngủ trước 23 giờ. Sau một ngày làm việc vất vả, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, giúp cho não bộ và các cơ quan khác được thư giãn, lấy lại năng lượng.
  • Thường xuyên vận động: Tập luyện thể dục thể theo mỗi ngày vừa giúp nâng cao sức khỏe thể chất và giúp cải thiện tâm trạng. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dành ra 30 phút mỗi ngày để vận động, tập luyện các bài tập thể thao đơn giản.

>>> Xem thêm: Lợi ích của tập thể dục với bệnh nhân trầm cảm, rối loạn lo âu.

 

  • Sử dụng BoniBrain của Mỹ. BoniBrain giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm như buồn bã, căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, tạo cảm giác thoải mái, hạnh phúc nhờ các thành phần từ thảo dược như cây rễ vàng, các acid amin (như L - tryptophan, L - phenylalanine, L - tyrosine), vitamin  và các dưỡng chất. Đặc biệt, vì có thành phần từ tự nhiên như trên nên BoniBrain vô cùng an toàn và không có tác dụng phụ.

 

BoniBrain của Mỹ.

BoniBrain của Mỹ.

 

    Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp cho bạn đọc trả lời được câu hỏi ” Trầm cảm ảnh hưởng đến não bộ như thế nào?”. Trầm cảm gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng trầm cảm, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa để cải thiện bệnh tốt hơn. Nếu còn điều gì muốn tâm sự, tư vấn, mời bạn gọi đến tổng đài 0243.760.6666.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: não bộ trầm cảm

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi