Tổng hợp các nguyên nhân gây trầm cảm ẩn

Mục lục [Ẩn]

 

   Chúng ta đều biết rằng, người trầm cảm đặc trưng bởi khí sắc buồn bã, không tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. Thế nhưng với trầm cảm ẩn, người bệnh không biểu hiện nhiều ở tâm lý mà chủ yếu là các dấu hiệu về thể chất như đau đầu, đau răng, đau lưng… Quá trình chẩn đoán trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vậy nguyên nhân nào gây ra trầm cảm ẩn? Cách chẩn đoán bệnh ra sao?

 

 Các nguyên nhân gây trầm cảm ẩn là gì?

Các nguyên nhân gây trầm cảm ẩn là gì?

 

Tổng hợp các nguyên nhân gây trầm cảm ẩn

   Trầm cảm ẩn hay trầm cảm che giấu (Masked Depression) là chứng bệnh rối loạn tâm thần không điển hình. Người bệnh có xu hướng che dấu các triệu chứng hoặc không muốn thừa nhận bệnh tình của bản thân. Họ thường không có quá nhiều các triệu chứng về cảm xúc, tâm lý mà chủ yếu biểu hiện về thể chất, chẳng hạn như các cơn đau mãn tính (đau lưng, đau đầu, đau lưỡi, đau răng,…)

   Các chuyên gia nhận định các yếu tố dẫn đến trầm cảm ẩn bao gồm:

Nguyên nhân nội sinh

   Trầm cảm ẩn xảy ra do sự rối loạn các chất dẫn truyền bên trong não bộ, chẳng hạn như noradrenaline, serotonin, dopamine… Bình thường, chúng có nhiệm vụ chi phối tư duy, cảm xúc và hành vi của con người. Do đó khi chúng bị rối loạn, các vấn đề tâm lý như trầm cảm ẩn, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu sẽ xuất hiện.

Bệnh lý ở não bộ

   Não là cơ quan quan trọng giúp điều khiển khả năng nhận thức, tư duy, suy nghĩ, cảm xúc của con người. Vì vậy, nếu bộ phận này có vấn đề như u não, viêm não, chấn thương sọ não… trầm cảm ẩn cũng có nguy cơ cao xuất hiện.  

Chấn thương tâm lý

   Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực… Những cú sốc tâm lý như phá sản, ly hôn, mất người thân, bạo hành, lạm dụng tình dục… đều có nguy cơ cao bị trầm cảm ẩn.

 

 Người bị bạo hành dễ bị trầm cảm ẩn

Người bị bạo hành dễ bị trầm cảm ẩn

 

   Thông thường, não bộ của chúng ta sẽ có khả năng ứng phó tốt với những căng thẳng, áp lực trong một khoảng giới hạn nào đó. Vì thế, nếu sự việc xảy ra vượt qua ngưỡng chịu đựng đấy, tâm lý sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, dần dẫn đến trầm cảm ẩn.

Lạm dụng chất gây nghiện

   Khi cơ thể tiếp nhận một lượng nhỏ chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… tinh thần sẽ cảm thấy sảng khoái, hưng phấn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng chúng, hệ thần kinh trung ương sẽ bị ức chế hoạt động. Những cảm xúc tiêu cực như buồn chán, người mệt mỏi, đau nhức sẽ xuất hiện.

Một số yếu tố nguy cơ khác

   Một số đối tượng dưới đây cũng có nguy cơ trầm cảm ẩn cao hơn so với người khác, bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh.
  • Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh.
  • Những người thường xuyên phải đối mặt với áp lực, căng thẳng hoặc làm việc với cường độ cao trong khoảng thời gian kéo dài.
  • Những trẻ từng bị tổn thương về tâm lý hoặc thường xuyên thay đổi môi trường sống.

 

Trầm cảm ẩn có nguy hiểm không?

   Trầm cảm ẩn là một dạng khá đặc biệt của bệnh trầm cảm. Người bệnh thường chỉ than phiền về tình trạng đau nhức của bản thân, không có nhiều biểu hiện về tâm lý.

 

Trầm cảm ẩn có nguy hiểm không?

Trầm cảm ẩn có nguy hiểm không?

 

   Thực tế, những người mắc dạng trầm cảm này hầu hết đều phủ nhận hoàn toàn các vấn đề tâm lý của chính mình. Họ cũng không có quá nhiều cảm xúc đau buồn hay tổn thương trước những sự việc xảy ra. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức kéo dài khiến họ bị suy giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

   So với những dạng trầm cảm khác thì trầm cảm ẩn ít nguy hiểm hơn. Người bệnh cũng không có quá nhiều ý muốn tự sát hay làm tổn thương đến người khác.

   Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách, người bệnh dễ bị rối loạn giấc ngủ, sức khỏe dần suy kiệt.

 

Cách chẩn đoán trầm cảm ẩn

   Các chuyên gia cho biết, việc tiến hành chẩn đoán trầm cảm ẩn thường gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, các triệu chứng không hoàn toàn nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trầm cảm hiện nay.

   Người bệnh có xu hướng trả lời qua loa hoặc nói ra thông tin sai lệch về cảm xúc, suy nghĩ hay các sự kiện gây tổn thương tâm lý trong quá khứ. Họ chủ yếu chia sẻ về những cơn đau nhức hoặc các rối loạn chức năng khác. Điều đó khiến bác sĩ dễ bị nhầm lẫn.

   Kể cả khi tiến hành xét nghiệm máu, kết quả vẫn không tìm ra nguyên nhân vì sao họ lại đau như vậy.

  Do đó, việc chẩn đoán bệnh trầm cảm ẩn cần được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa hay trung tâm tâm lý có đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm. Họ có thể phát hiện vấn đề bất thường trong suy nghĩ, lời nói của bệnh nhân. Tùy từng đối tượng và kinh nghiệm của chuyên gia mà họ sẽ đưa biện pháp chẩn đoán phù hợp.

   Sau khi đã chẩn đoán chính xác trầm cảm ẩn, người bệnh sẽ được điều trị bằng cách trị liệu tâm lý và/hoặc sử dụng thuốc tây y. Tùy từng mức độ bệnh và thể trạng sức khỏe bệnh nhân, các chuyên gia sẽ chỉ định biện pháp phù hợp.

   Lưu ý, người trầm cảm ẩn nên có gia đình đồng hành trong việc đi thăm khám, trị liệu để giúp họ nhanh chóng vượt qua căn bệnh này.

   Hy vọng qua bài viết, các bạn đã biết nguyên nhân gây trầm cảm ẩn. Căn bệnh này thường không có triệu chứng đặc trưng, người bệnh lại hay che giấu bệnh tình của bản thân nên việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tốt nhất ngay từ bây giờ, bạn nên áp dụng biện pháp phòng ngừa trầm cảm ẩn bằng cách giải tỏa căng thẳng, xây dựng chế độ ăn uống và lối sống khoa học.

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Chủ đề: trầm cảm

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi