Dấu hiệu nhận biết 6 loại trầm cảm phổ biến

Mục lục [Ẩn]

 

     Trầm cảm là một căn bệnh nghiêm trọng và đã đến lúc chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu bản chất của căn bệnh này để xóa bỏ đi sự kỳ thị khiến nhiều người bệnh phải chịu đựng trong im lặng. Trầm cảm có thể biểu hiện dưới vô số hình thức và được kích hoạt bởi một số nguyên nhân. Xác định các loại và triệu chứng của trầm cảm là bước đầu tiên để chữa bệnh. Dưới đây là danh sách 6 loại trầm cảm phổ biến nhất hiện nay.

 

 

 

Trầm cảm là gì?

    Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần trong đó người bệnh thường xuyên phải trải qua cảm giác chán nản hoặc buồn bã kéo dài và có xu hướng ác cảm với tất cả những hoạt động thường ngày, những hoạt động mà vốn vẫn mang lại niềm vui cho họ.

    Trầm cảm không đơn giản chỉ là cảm giác buồn bã hay cô đơn. Điều khác biệt giữa trầm cảm với buồn bã đó là nỗi buồn chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn rồi sau đó kết thúc trong khi trầm cảm thì vẫn tiếp diễn trong thời gian dài.

    Xin mời bạn theo dõi bài viết: Sự khác biệt giữa "Nỗi buồn" và "Trầm cảm".

    Một người bị trầm cảm phải vật lộn với cảm giác đau buồn, tuyệt vọng, vô giá trị và trống rỗng hàng ngày. Mức độ nghiêm trọng của những cảm giác này khiến người bệnh mất đi hứng thú với chính những hoạt động thường ngày. Tuy nhiên triệu chứng và mức độ biểu hiện là không giống nhau ở các loại trầm cảm, hoặc cũng có thể có sự khác nhau giữa những bệnh nhân thuộc cùng một kiểu trầm cảm.

 

6 loại trầm cảm phổ biến và dấu hiệu nhận biết

1. Rối loạn trầm cảm nặng

    Rối loạn trầm cảm nặng (MDD) là loại trầm cảm phổ biến nhất và có tỷ lệ tự_tử cao nhất trên toàn cầu. Nếu bạn cảm thấy có năm hoặc nhiều hơn các triệu chứng được đề cập dưới đây trong một khoảng thời gian kéo dài ít nhất hai tuần thì có khả năng bạn đang mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng:

  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Cảm giác tuyệt vọng hoặc bi quan
  • Cảm giác tội lỗi, xấu hổ, vô dụng hoặc lòng tự trọng thấp
  • Cảm giác cáu kỉnh hoặc bồn chồn
  • Ăn quá nhiều hoặc chán ăn
  • Mất hứng thú với những hoạt động từng yêu thích
  • Cảm giác trống rỗng và buồn bã dai dẳng
  • Xu hướng tự làm hại bản thân hoặc có ý định tự sát

 

Mất hứng thú với những sở thích vốn có

Mất hứng thú với những sở thích vốn có

    Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này sẽ khác nhau ở mỗi người và từng giai đoạn của bệnh. Loại trầm cảm này có thể được điều trị bằng cách kết hợp liệu pháp tâm lý, thuốc chống trầm cảm và những sản phẩm giúp điều chỉnh tâm trạng, tăng cảm giác hạnh phúc cho bệnh nhân như BoniBrain.

 

2. Rối loạn trầm cảm dai dẳng

    Rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD) là một chứng rối loạn hành vi và tâm trạng được đặc trưng bởi các triệu chứng trầm cảm mãn tính có thể đã tồn tại trong vòng 2 năm hoặc hơn.

    Người bệnh trải qua những giai đoạn thoái lui của triệu chứng, nhưng thường chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, ít hơn 2 tháng. Mặc dù mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng không quá nặng nhưng chúng kéo dài suốt cuộc đời của một người, do đó ảnh hưởng đến khả năng theo đuổi thành công trong học vấn, sự nghiệp và các mối quan hệ của họ.

    Các triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn trầm cảm dai dẳng bao gồm:

  • Mức năng lượng và tâm trạng thấp
  • Mệt mỏi
  • Lòng tự trọng thấp
  • Cáu gắt
  • Trí nhớ suy giảm
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Thờ ơ, mất hứng thú với những niềm vui trong cuộc sống

 

3. Rối loạn cảm xúc theo mùa

    Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) là một loại trầm cảm liên quan đến sự thay đổi cảm xúc theo mùa, nó còn có thể được gọi là trầm cảm theo mùa. SAD thường xảy ra ở những quốc gia xa vùng xích đạo nhất.

    Những người mắc loại trầm cảm này phải trải qua một số triệu chứng nhất định hàng năm, bao gồm:

  • Dễ cáu kỉnh
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn kèm theo dao động cân nặng
  • Mệt mỏi
  • Cách ly với xã hội

    Người ta tin rằng một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới trầm cảm theo mùa đó là thời gian chiếu sáng của ánh sáng mặt trời ít hơn, khiến bệnh nhân thay đổi về tâm trạng và dễ cáu kỉnh. Nhiều người có vẻ bắt đầu xanh xao hơn khi gió mùa hoặc mùa đông tới.

    SAD có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý, thuốc chống trầm cảm hoặc kết hợp với liệu pháp ánh sáng (ngồi trước hộp đèn sáng đặc biệt trong khoảng 15-30 phút mỗi ngày để bù đắp sự thiếu hụt của ánh sáng mặt trời vào ban ngày).

 

4. Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt

    Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) được xem là dạng nghiêm trọng nhất của Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Trong đó, người bệnh sẽ phải trải qua các thay đổi cả về thể chất và hành vi như: nỗi buồn tột cùng, thay đổi tâm trạng cực độ, vô vọng, cáu gắt, tức giận, đau nhức cơ thể… Các triệu chứng đó sẽ giảm khi bắt đầu hành kinh.

 

5. Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh

    Trầm cảm sau sinh (PPD) là dạng trầm cảm có tốc độ gia tăng chóng mặt trong những năm trở lại đây. Kể từ khi người phụ nữ bắt đầu mang thai, nồng độ nội tiết tố thay đổi đáng kể.

    Sự thay đổi từ bên trong cơ thể, cộng với những áp lực bên ngoài tới từ cuộc sống hôn nhân, áp lực kinh tế… gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới tinh thần người phụ nữ. Hậu quả là sự khởi phát của trầm cảm.

    Các triệu chứng của trầm cảm sau sinh cũng rất giống với các loại trầm cảm khác, nhưng suy nghĩ tự_tử và ý định làm tổn thương tới em bé là hai vấn đề nghiêm trọng nhất cần chú ý đến.

    Để điều trị trầm cảm sau sinh, cần có một biện pháp tổng thể ngay từ khi người phụ nữ bắt đầu mang thai. Trong đó công tác tư tưởng cho bản thân người phụ nữ và vai trò của người chồng là hai yếu tố quan trọng nhất.

    Xin mời các bạn theo dõi bài viết: 7 dấu hiệu trầm cảm sau sinh cần nhận biết sớm.

 

6. Trầm cảm không điển hình

    Đây là một loại trầm cảm đặc biệt với những biểu hiện không giống như những dạng trầm cảm khác. Hầu hết các loại trầm cảm đều có triệu chứng đặc trưng là buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, mất hứng thú với những hoạt động hàng ngày.

    Tuy nhiên, người mắc trầm cảm không điển hình lại cực kỳ nhạy cảm với việc bị từ chối và đặc biệt là tâm trạng của họ có thể chuyển sang trạng thái phấn chấn tạm thời để đáp ứng với các sự kiện tích cực.

    Xin mời các bạn theo dõi bài viết: 7 nguyên nhân chính gây trầm cảm.

     Nhìn chung, các loại trầm cảm đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống bởi chúng gây tê liệt các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Thậm chí một số trường hợp nặng có thể dẫn đến ý định tự sát hoặc gây tổn thương tới người xung quanh.

 

    Chính vì vậy, không được xem nhẹ căn bệnh này và cần phải chẩn đoán sớm, can thiệp điều trị đúng đắn mới có thể giúp người bệnh và người thân của họ có cuộc sống hạnh phúc, viên mãn hơn. Cám ơn các bạn đã đón xem!

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi