Sự khác biệt giữa “Nỗi buồn” và “Trầm cảm”

Mục lục [Ẩn]

 

   Một số người thường xuyên bị nỗi buồn ghé thăm thì nghi ngờ mình bị trầm cảm, trong khi có những người mắc chứng trầm cảm thì lại cho rằng mình chỉ đang buồn. Nhầm lẫn giữa trầm cảm và buồn bã sẽ khiến việc điều trị trầm cảm chậm trễ, để lại hậu quả nặng nề. Hiểu được sự khác biệt giữa hai vấn đề này là rất quan trọng.

 

Tại sao phân biệt “Nỗi buồn” và “Trầm cảm” lại quan trọng?

 

Tại sao phân biệt “Nỗi buồn” và “Trầm cảm” lại quan trọng?

    Đôi khi chúng ta nghe thấy thuật ngữ “trầm cảm” được đưa ra một cách rất nhẹ nhàng trong câu chuyện của một ai đó. Nhưng chúng ta cũng có thể trở về nhà sau một ngày làm việc căng thẳng và nói với gia đình vào bữa tối rằng mình đang cảm thấy chán nản. Chúng ta có thể đã nhận đã được một tin xấu về một người thân yêu và tự nhủ rằng đó chỉ đơn giản là nỗi buồn đang ghé thăm mình.

    Nỗi buồn là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trầm cảm, và bởi vì chính chúng ta đang tự liên kết những điều này với nhau nên chúng ta thường gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa hai trạng thái tâm lý phổ biến này.

   Không có khả năng phân biệt giữa nỗi buồn và trầm cảm có thể khiến chúng ta bỏ qua một tình trạng rối loạn tâm lý nghiêm trọng (trầm cảm) và phản ứng thái quá với một trạng thái cảm xúc bình thường (nỗi buồn).

    Nếu chỉ dùng từ “buồn bã” để che giấu đi “trầm cảm”, tức là chúng ta đang đơn giản hóa chứng rối loạn sức khỏe tâm thần nghiêm trọng này, điều đó sẽ khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Ngược lại, việc lạm dụng thuật ngữ “trầm cảm” khi mô tả cảm xúc buồn bã của mình cũng không phải điều tốt bởi trên thực tế, chiến lược đối phó với hai trạng thái tâm lý này là hoàn toàn khác nhau. Áp dụng sai cách không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.

 

Nỗi buồn là gì?

    Nỗi buồn là một cảm xúc bình thường được kích hoạt bởi một sự kiện bất lợi cụ thể hoặc một trải nghiệm tồi tệ. Hay nói cách khác, chúng ta trở nên buồn bã về một điều gì đó cụ thể. Trạng thái cảm xúc này sẽ tiêu tan sau một khoảng thời gian ngắn hoặc sau một điều gì đó tốt đẹp.

    Như vậy, nỗi buồn chỉ mang tính tạm thời, chúng ta có thể cảm thấy buồn trong chốc lát, một giờ, vài ngày hoặc tối đa là từ một đến hai tuần.

 

Nỗi buồn chỉ kéo dài trong thời gian ngắn

Nỗi buồn chỉ kéo dài trong thời gian ngắn

    Mỗi cá nhân chắc chắn sẽ phải trải qua nỗi buồn nhiều hơn một lần trong đời. Bạn có thể trở nên buồn bã vì đã kết thúc một mối quan hệ lãng mạn, làm bài kiểm tra không tốt hoặc dành ra cả đêm để tranh cãi với một người quan trọng. Chúng ta thường dễ dàng giải tỏa nỗi buồn bằng cách khóc, trút bầu tâm sự hoặc làm một việc gì đó mang lại cho mình cảm giác thú vị.

    Xin mời bạn theo dõi bài viết: Tại sao tôi lại có những nỗi buồn vô cớ?

 

Trầm cảm là gì?

    Trầm cảm là một tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần với những cảm xúc bất thường, ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ và cảm nhận về mọi thứ. Trầm cảm len lỏi vào mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, và khi chán nản, chúng ta cảm thấy cảm xúc bị tê liệt hoặc buồn bã về mọi thứ.

    Mọi thứ trong cuộc sống của người trầm cảm đều trở nên ít thú vị hơn. Kể cả những thứ mà chúng ta từng yêu thích và say mê đều không còn mang lại cho chúng ta ý nghĩa hay niềm vui như trước nữa.

    Trầm cảm, không giống như nỗi buồn, nó không nhất thiết phải có một tác nhân tiềm ẩn cụ thể. Những nỗi buồn quá lớn không thể giải tỏa như sự mất mát của người thân, bị bạo hành về thể xác và tâm lý, hay phải trải qua một tổn thương nào đó trong thời thơ ấu đều có thể dẫn đến trầm cảm. Các cá nhân thường bị trầm cảm vì sự tổng hợp của rất nhiều nguyên nhân khó xác định khác nhau, và chỉ có những chuyên gia tâm lý mới có thể giúp họ xác định chính xác các nguyên nhân đó.

    Nhìn bề ngoài, người trầm cảm đôi khi có một cuộc sống không khác người bình thường là mấy. Họ vẫn có một công việc tuyệt vời, một gia đình đầy đủ, một ngôi nhà đẹp, nhưng thực tế, họ đang che giấu cảm xúc của mình và không ai biết họ đã phải trải qua những gì. Đằng sau lớp mặt nạ đó, họ có thể không thể bước ra khỏi giường vào buổi sáng, họ đang vật lộn với các mối quan hệ của mình, họ cô đơn, không còn tìm thấy sự hài lòng hoặc mục đích trong công việc.

    Và thật không may, rất nhiều người cho rằng mình có thể tự thoát khỏi trầm cảm hoặc họ phủ nhận và nghĩ rằng đó chỉ là nỗi buồn dày vò họ chứ không có gì đáng bận tâm. Tuy nhiên, như đã chia sẻ, buồn bã là một triệu chứng của trầm cảm và vẫn còn rất nhiều triệu chứng khác của căn bệnh này để người bệnh có thể phân biệt với nỗi buồn đơn thuần.

    Xin mời các bạn theo dõi bài viết: 7 nguyên nhân chính gây trầm cảm.

 

Dấu hiệu nhận biết của bệnh trầm cảm

    Đối với một bệnh nhân mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng (MDD), có hai triệu chứng điển hình nhất mà họ phải trải qua đó là: tâm trạng buồn bã và mất hứng thú với hầu hết các hoạt động trong cuộc sống. Ngoài ra, một số triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm:

  • Thay đổi giấc ngủ: Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Cảm giác mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng hàng ngày
  • Thay đổi khẩu vị hoặc cân nặng: Tăng cân, giảm cân, ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít
  • Cảm giác tội lỗi, vô dụng
  • Khó tập trung
  • Có thể xuất hiện ý nghĩ tự sát

 

 

    Một cách chính xác hơn để chẩn đoán mình có mắc trầm cảm hay không, bạn có thể thực hiện một số bài test trầm cảm, ví dụ như bài kiểm tra trầm cảm Burns.

 

Điều trị nỗi buồn có gì khác so với trầm cảm?

    Nỗi buồn được khắc phục trong một khoảng thời gian ngắn. Bạn có thể khóc để bày tỏ cảm xúc của mình, đi chơi với bạn bè hoặc dành thời gian ở ngoài trời. Bạn tìm thấy niềm vui trong những khía cạnh khác của cuộc sống. Hãy cố gắng thu hút bản thân nhiều hơn với những khía cạnh hạnh phúc đó, nỗi buồn sẽ nhanh chóng đi qua.

    Còn với trầm cảm, người bệnh không thể tự mình thoát ra khỏi tình trạng bệnh lý này mà cần có sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. Phương pháp điều trị phổ biến nhất cho căn bệnh này đó là sự kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm, liệu pháp tâm lý và sử dụng sản phẩm giúp tăng cường nồng độ hormone hạnh phúc serotonin và dopamine như BoniBrain của Mỹ.

    Điều trị trầm cảm không phải quá trình một sớm một chiều, nó sẽ rất mất thời gian và đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn từ người bệnh, cũng như sự hỗ trợ từ những người xung quanh.

    Như vậy bây giờ bạn đã biết rằng nỗi buồn và trầm cảm không giống nhau. Hiểu được sự khác biệt giữa hai vấn đề tâm lý này là rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn lên kế hoạch đối phó phù hợp. Cám ơn các bạn đã đón xem!

 

Mời bạn chia sẻ về câu chuyện thật

trong cuộc sống của mình.

Chuyên gia tâm lý sẽ lắng nghe và tư vấn cho bạn những giải pháp hữu ích nhất.

gửi bài viết

gocthauhieu@gmail.com

Bài viết liên quan

Ý kiến bạn đọc

Đặt hàng online

BoniBrain
  • Giá: 360.000đ/Hộp
  • Số lượng:
  • Tổng tiền: 360.000đ/Hộp
  • Tìm nhà thuốc

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

XEM ĐIỂM BÁN TOÀN QUỐC

Hỗ trợ 24/7

  • Chuyên gia tâm lý

    0243.760.6666

    Email: gocthauhieu@gmail.com

Báo chí nói về chúng tôi